Các quy định về thi hành hình phạt tù chung thân từ năm 1945 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành hình phạt tù chung thân (Trang 27 - 42)

8. Bố cục

1.2 Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt tù

1.2.2 Các quy định về thi hành hình phạt tù chung thân từ năm 1945 đến

1945 đến nay.

Sau khi tuyên bố độc lập năm 1945, đất nước ta bắt đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, Nhà nước mới ra đời đứng trước vô vàn những khó khăn. Song song với phát triển kinh tế, Nhà nước mới ra đời cũng chú trọng đến ban hành những văn bản pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội.

Thời kỳ này, hình phạt tù chung thân đã được quy định trong Thông tư số 498-P4 ngày 30/10/1946 của Bộ Tư pháp, theo đó:”Chung thân cũng là một hình phạt có tính chất đặc biệt. Cũng như hình phạt tử hình, nó có thể được áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Trước yêu cầu cấp thiết của việc tổ chức giam giữ và tiến hành giáo dục, cải tạo những người bị kết án, ngày 07/11/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 150/SL về tổ chức trại giam, bỏ hình thức “tù khổ sai”, “tù cầm cố” vốn được áp dụng phổ biến trong thời ký phong kiến thực dân. Ngày 18/8/1953 ra đời Sắc lệnh số 175/SL quy định về chế độ quản chế; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 49/NQ-UBTVQH ngày 20/6/1961 quyết định phải tập trung cải tạo những phần tử nguy hiểm cho

xã hội và còn một số văn bản khác liên quan đến hoạt động giam giữ, cải tạo, giáo dục phạm nhân, trong đó có việc giam giữ những phạm nhân chấp hành hình phạt tù chung thân [41, tr40].

Nhìn chung, trong giai đoạn này các quy định về thi hành hình phạt chủ yếu điều chỉnh hoạt động thi hành án phạt tù (gồm tù có thời hạn và tù chung thân). Tuy nhiên, chưa có sự phân biệt giam giữ người bị kết án tù với người bị giam cứu, người bị cơ quan thi hành chính bắt đề phòng và phân biệt giữa người bị kết án tù chung thân với tù có thời hạn.

Năm 1988, Bộ luật Tố tụng hình sự ra đời, lần đầu tiên khẳng định nguyên tắc “Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù”. Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức, khắc phục được những thiếu sót đánh đồng người bị tạm giữ, tạm giam với người bị kết án phạt tù của những văn bản quy định về thi hành hình phạt tù trước đây. Tuy nhiên, sau khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, chúng ta còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thi hành hình phạt tù của các cơ quan có thẩm quyền. Để khắc phục tình trạng này, khắc phục những lệch lạc, sai sót trong quá trình giam giữ, cải tạo, giáo dục phạm nhân, ngày 27/4/1989, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Chỉ thị 123 về tăng cường quản lý, cải tạo phạm nhân trong tình hình mới; ngày 15/8/1989 Liên ngành Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên ngành số 04/TT-LN làm cơ sở cho việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Trước khi Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993, các quy định về thi hành án phạt tù nói chung và thi hành hình phạt tù chung thân nói riêng còn giản đơn, thậm chí còn chưa đầy đủ và nhất

quán về nguyên tắc, thiếu cụ thể về quyền và nghĩa vụ dẫn đến tồn tại nhiều mâu thuẫn, do vậy gây khó khăn cho việc vận dụng và làm giảm hiệu lực của pháp luật. Mặt khác, sự non yếu về kỹ thuật lập pháp cũng đã tạo ra nhiều sơ hở ngay trong các quy định của pháp luật. Trong quá trình thực thi pháp luật nhiều cán bộ thi hành án lạm dụng biện pháp cứng rắn, đôi khi là hà khắc khiến cho người chịu hình phạt tù chung thân không nhận thức được mục đích giáo dục, cải tạo của việc thi hành án tù chung thân đối với họ nên không có tâm lý ổn định, thiếu yên tâm cải tạo, làm giảm hiệu quả thi hành án tù chung thân. Ngoài ra cũng phải kể đến những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý, cải tạo phạm nhân, nhất là sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức với gia đình phạm nhân cũng như sự phối hợp giữa các trại giam chưa đạt hiệu quả cao.

Sau khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993, hoạt động thi hành án phạt tù nói chung và thi hành hình phạt tù chung thân có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, quá trình áp dụng đã cho thấy những bất cập giữa pháp luật thi hành án phạt tù với yêu cầu nâng cao chất lượng thi hành án phạt tù cũng như giữa pháp luật thi hành án phạt tù với các văn bản pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn như: những quy định về phân loại trại giam trong Pháp lệnh thi hành án phạt tù không còn phù hợp với BLHS năm 1999; không có lực lượng chuyên trách thực thi việc bắt người thi hành án phạt tù; vẫn còn nhiều người bị kết án phạt tù chưa được đưa vào trại giam để chấp hành hình phạt…[48, tr524].

Năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993, đã quy định khá đầy đủ các trình tự, thủ tục của quá trình hoạt động thi hành hình phạt tù.

Tuy nhiên, do tình hình thực tế yêu cầu phải có một đạo luật quy định cụ thể và đầy đủ về hoạt động thi hành án hình sự, Luật Thi hành án hình sự 2010 ra đời là một văn bản quan trọng chứa đựng đầy đủ và có hệ thống các quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự, trong đó có thi hành án phạt tù. Đạo luật này cùng với một số các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước về thi hành án hình sự đã tạo thành hệ thống các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự thống nhất, đồng bộ và có ý nghĩa áp dụng trong thực tiễn.

Ngay sau khi có Luật Thi hành án hình sự năm 2010, hàng loạt các văn bản dưới luật khác cũng được ban hành, trong đó phần lớn là những văn bản liên quan đến hướng dẫn thực hiện các quy định của đạo luật nói trên về thi hành án phạt tù. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước trong những năm gần đây đối với công tác thi hành án nói trên. Mặc dù vậy, ở phương diện lập pháp, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hệ thống pháp luật Việt Nam về thi hành án hình sự vẫn không thể tránh khỏi một số bất cập do hoàn cảnh đất nước đang đổi mới mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực và do nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.

Trên cơ sở xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật thi hành án hình sự, quy định về thi hành án hình sự nói chung và công tác thi hành hình phạt tù chung thân nói riêng ngày càng được hoàn thiện. Đặc biệt là từ khi Nhà nước ban hành các văn bản về công tác thi hành án hình sự như: Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993, Quy chế trại giam năm 1993, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 2007 và Luật Thi hành án hình sự năm 2010

đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công tác thi hành án hình sự ở nước ta, khắc phục những bất cập trước đây, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thi hành án nói chung cũng như thi hành hình phạt tù chung thân nói riêng.

1.3 Khái quát pháp luật thi hành hình phạt tù chung thân ở một số nƣớc trên thế giới

1.3.1 Pháp luật về thi hành hình phạt tù chung thân của Liên bang Nga

Ở Liên Bang Nga pháp luật về thi hành hình phạt tù chung thân nói riêng hay thi hành hình phạt tù nói chung được thể hiện trong Quyết định ngày 24/01/1918 về “các đội lao động trong nhà tù” của Hội đồng Dân ủy. Trong đó có quy định: các nhà tù tổ chức thực hiện lao động có ích cho xã hội và lao động được coi là một trong những phương tiện quan trọng để cải tạo phạm nhân. Ngoài ra, việc thi hành hình phạt tù chung thân còn được thể hiện ở Hướng dẫn tạm thời về “Tước tự do là một hình phạt và trình tự thực hiện nó” được ban hành ngày 23/7/1918 theo đó trại giam gồm 5 loại: i) Các trại giam chung (nhà tù); ii) Các trại trừng phạt – giáo dục (chủ yếu dành cho thanh niên); iii) Các trại thử thách để dành cho những người có căn cứ để tha tù trước thời hạn; iiii) Các cơ sở chữa bệnh bắt buộc dành cho những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần; iiiii) Các bệnh viện nhà tù [41, tr46].

Bộ luật Lao động – cải tạo của Liên bang Nga được ban hành ngày 16/10/1924 chia trại giam thành 3 nhóm:

Nhóm A: Các trại giam để áp dụng các biện pháp bảo vệ xã hội có tính chất cải tạo bao gồm: Các nhà giam; các trại lao động – cải tạo; các đội lao động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp; các phòng giam cách ly đặc biệt; các trại lao động – cải tạo quá độ.

Nhóm B: Các trại giam để áp dụng các biện pháp bảo vệ xã hội có tính chất giáo dục – y tế gồm: Các trại lao động dành cho những người chưa thành niên phạm tội; Các trại lao động dành cho những người phạm tội là thanh niên thành phần công nhân, nông dân.

Nhóm C: Các trại giam để áp dụng các biện pháp bảo vệ xã hội có tính chất y tế bao gồm các trại dành cho người mắc bệnh tâm thần, các phạm nhân mắc bệnh lao hoặc các bệnh khác…

Ngày 01/8/1933, Bộ luật Lao động – cải tạo của Liên bang Nga thay thế Bộ luật Lao động - cải tạo năm 1924 được ban hành, trong đó mục đích chính sách lao động – cải tạo được khẳng định là đặt người bị kết án trong những điều kiện ngăn ngừa họ gây thiệt hại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; cải tạo và làm cho họ thích nghi với đời sống lao động. Phương tiện để cải tạo người bị kết án là lao động và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Ngày 10/12/1970, Bộ luật lao động – cải tạo được sửa đổi tiếp tục điều chỉnh việc thi hành các hình phạt tước tự do và các hình phạt khác.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, ngày 18/12/1996, Bộ luật Thi hành án hình sự của Liên bang Nga được ban hành và được sửa đổi ngày 12/01/1998. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2001 của Liên bang Nga được Đuma Quốc gia thông qua ngày 22/11/2001; sau đó được sửa đổi, bổ sung nhiều lần và lần sửa gần đây nhất là ngày 18/10/2011. Tại Chương XIV phần thứ ba quy định về thi hành án, gồm 3 mục quy định việc đưa bản án ra thi hành; thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến thi hành án và thủ tục xét xử phúc thẩm. Như vậy, việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng cũng được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga và Bộ luật Thi hành án hình sự.

Trách nhiệm quản lý hệ thống nhà tù thuộc về cơ quan thi hành án Liên bang (FSES) được thực hiện căn cứ vào Nghị định số 314 ngày 09/03/2004 của Tổng thống. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan tới các vấn đề về nhà tù, song FSES là cơ quan phụ trách riêng về việc thực hiện. Cơ quan này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Văn phòng Tổng thống. Cơ quan thanh tra thi hành án hình sự, trực thuộc FSES, chịu trách nhiệm về những đối tượng bị kết án với những chế tài thay thế và được phóng thích [41, tr47].

FSES chịu trách nhiệm tiến hành giáo dục và điều trị tâm lý chuẩn đoán trong nhà tù. Về việc giúp cho phạm nhân xây dựng lại cuộc sống, cơ quan thanh tra phối hợp chặt chẽ với các trung tâm môi giới việc làm và các địa phương để tìm ra giải pháp cho các vấn đề xã hội mà những đối tượng bị kết án với những chế tài thay thế hay phóng thích phải đối mặt.

1.3.2 Pháp luật về thi hành hình phạt tù chung thân ở Vương quốc Anh

Vào thế kỷ XIX, Anh đã bắt đầu thực thi việc thi hành hình phạt tước quyền tự do: người bị tước quyền tự do đầu tiên bị biệt giam một thời gian, sau đó được chuyển sang giam chung với những người khác và kết thúc ở giai đoạn này có thể được tha tù trước thời hạn. Thời gian của từng giai đoạn phụ thuộc vào thái độ của người bị kết án. Như vậy, ngay ở thế kỷ này, nước Anh đã áp dụng hình phạt tù nói chung và hình phạt tù chung thân nói riêng một các tương đối tiến bộ, người bị kết án tù chung thân có thể được tha trước thời hạn (hình thức tù chung thân có thể được ân xá).

Tại Anh, pháp luật thi hành hình án hình sự được điều chỉnh bởi án lệ và các đạo luật. Các đạo luật điều chỉnh việc thi hành án hình sự như sau: Đạo luật về nhà tù năm 1952, Đạo luật hình sự năm 1967, Đạo luật

hình sự năm 1977, Đạo luật về hành vi phạm tội chưa đạt năm 1981, Đạo luật về thẩm quyền của các Tòa án hình sự năm 1973, Đạo luật về tư pháp hình sự năm 1982, Đạo luật về cảnh sát và chứng cứ trong các vụ án hình sự năm 1984, Đạo luật về các cơ sở cải tạo đối với các nhóm người phạm tội khác nhau...

Ngày 09/5/2007, Bộ Tư pháp được thành lập tiếp nhận trách nhiệm quản lý hệ thống nhà tù tại Anh. Việc quản lý các hoạt động liên quan tới tù giam là trách nhiệm của Cơ quan Quản lý phạm nhân Quốc gia (NOMS) - một cơ quan thừa hành của Bộ Tư pháp. Nhiệm vụ của NOMS là thực thi các bản án và quyết định từ các tòa án của Anh thông qua việc ủy thác các dịch vụ liên quan tới phạm nhân là người trưởng thành đang bị giam giữ trong nhà tù hay quản thúc ở ngoài cộng đồng cho các tổ chức nhà nước, tư nhân và bên thứ ba [41, tr48].

1.3.3 Pháp luật về thi hành hình phạt tù chung thân ở Cộng hòa Pháp

Pháp được coi là nơi sinh ra hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Khác với Anh, pháp luật thi hành án hình sự của Pháp không có án lệ mà được điểu chỉnh chỉ bởi các đạo luật có các quy phạm pháp luật thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật thi hành án hình sự khác . Trong Bộ luật tố tụng hình sự của Pháp ban hành ngày 31/12/1957 đã được sửa đổi nhiều lần, lần sửa đổi, bổ sung mới nhất vào năm 2012. Quyển V Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp quy định về thủ tục thi hành án, trong đó quy định về việc thi hành các bản án hình sự. Theo đó, cơ quan thi hành án hình sự được quy định là Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm và Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa phúc thẩm có quyền trực tiếp yêu cầu lực lượng công quyền hỗ trợ để bảo đảm việc thi hành án

[41, tr49]. Trong mỗi Tòa sơ thẩm có một hoặc nhiều thẩm phán đảm nhiệm chức năng thẩm phán thi hành hình phạt. Các Ủy ban giám sát và giúp đỡ những người tha tù được lập ra tại các Tòa án theo danh sách của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi hành hình phạt tù chung thân (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)