Tố tụng tranh tụng tại một số nước theo hệ thống Common law

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk Nông) 40 (Trang 35 - 40)

1.3. TRANH TỤNG TRONG XÉT XỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN

1.3.1. Tố tụng tranh tụng tại một số nước theo hệ thống Common law

1.3.1.1. Vương quốc Anh

Cũng giống như tất cả các nước theo hệ tố tụng tranh tụng khác, phiên tòa ở Anh quốc cũng có sự tham gia của công tố viên, bồi thẩm đoàn, thẩm phán chủ toạ và luật sư bào chữa. Toà hoàng gia của Anh có thẩm phán và 12 bồi thẩm, ở các toà khác bồi thẩm được bầu theo đơn vị bầu cử, số lượng bồi thẩm căn cứ vào sự trưng cầu ý kiến nơi bầu họ. Ở Anh, bồi thẩm đoàn chỉ có quyền khẳng định là bị cáo có tội hay không có tội, trong trường hợp bị cáo tự thú tội thì phiên toà xét xử sẽ không cần có sự tham gia của bồi thẩm đoàn. Mỗi phòng xét xử ở Anh có một camera quay trực tiếp và khi xét xử, công tố viên không được đề nghị mức án, khác với ở Mỹ, công tố viên ở Anh chỉ trình bày lại các nội dung tình tiết của vụ án cho toà nghe. Cơ quan công tố ở Anh không phải là cơ quan độc lập như ở một số quốc gia vì họ có thể hôm nay làm công tố, hôm sau làm bào chữa viên.

Các luật sư ở Anh tự tổ chức lại thành công ty, thuê thư ký làm việc. Ở tổ chức này có hai loại luật sư, một loại cứ chuẩn bị hồ sơ bào chữa (luật sư

bào chữa), một loại cứ chuẩn bị báo cáo trước toà (luật sư công tố). Nước Anh chỉ có khoảng 20 công tố Nhà nước tham gia giải quyết những vụ án nghiêm trọng, còn lại công tố hoạt động có tính chất tư nhân[41, tr.107].

1.3.1.2. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ tuy là một quốc gia có lịch sử không lâu đời lại là lại là thuộc địa trước đây của người Anh điêng nhưng hiện nay xét trên bất cứ phương diện nào Hoa Kỳ cũng không hề thua kém các nước Châu Âu lục địa. Nền tư pháp của Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình, tuy tố tụng tranh tụng có khởi nguồn từ nước Anh nhưng lại được tiếp thu và phát huy một cách rực rỡ tại Hoa Kỳ và có thể nói rằng Hoa Kỳ có một hệ tố tụng hình sự rất điển hình và tiến bộ. Ở Hoa Kỳ có hai dạng bắt giữ người là bắt giữ có lệnh và bắt giữ không có lệnh, khi bị bắt giữ, bị can nhất định phải được thông báo về các quyền hiến định một cách chính xác, trong đó bị can nhất định phải được thông báo trước khi thẩm vấn rằng bị can có quyền giữ im lặng, rằng bất kỳ những gì bị can nói có thể được sử dụng để chống lại bị can tại toà án, rằng bị can có quyền đòi hỏi sự có mặt của luật sư và rằng nếu bị can không có khả năng thuê luật sư, thì một luật sư có thể được chỉ định giúp bị can trước khi thẩm vấn [10, tr. 5]. Như vậy, tại Hoa Kỳ luật sư có quyền tham gia vụ án kể từ khi một nghi phạm bị bắt giữ và thực hiện nhiều công việc trong khuôn khổ pháp luật để gỡ tội cho thân chủ của mình. Theo luật tố tụng hình sự liên bang Mỹ, luật sư bào chữa có quyền tiến hành các công việc điều tra như có quyền thẩm vấn nhân chứng hoặc cá nhân có biết một vài thông tin liên quan đến vụ án, điều tra tại hiện trường vụ án và xem xét bất cứ chứng cứ phạm tội nào. Luật sư có quyền tiếp cận với một số chứng cứ buộc tội của bên công tố để tìm hiểu rõ hơn về vụ án và tìm các chứng cứ khác bác lại những chứng cứ này, tức là theo đó bên công tố phải cho luật sư biết những thứ bên công tố dự định dùng làm chứng cứ tại toà, những thứ được thu giữ từ bị can và chính vì lẽ đó mà mặc dù bị

tạm giam nhưng bị can vẫn biết tường tận về diễn biến của vụ án thông qua thư từ hay các cuộc ghé thăm của luật sư.

Công tố viên và luật sư bào chữa có quyền điều tra, thu thập chứng cứ để bảo vệ luận điểm của mình trong một phiên toà mang tính tranh tụng rất cao. Phiên toà hình sự sẽ được bắt đầu với phần công tố viên đọc bản cáo trạng, kể đến công tố viên sẽ đưa ra chứng cứ và nhân chứng để làm rõ việc kết tội của mình. Luật sư bào chữa có quyền chất vấn những nhân chứng do phía công tố đưa ra và quan toà có quyền bác bỏ những chứng cứ này nếu tin rằng chứng cứ không chứng minh được bị cáo phạm tội. Sau đó, luật sư bào chữa trình bày những chứng cứ và nhân chứng nhằm gỡ tội cho thân chủ của mình và bên công tố cũng có thể chất vấn những nhân chứng này và đưa ra chứng cứ hoặc lý lẽ để bác bỏ chứng cứ của luật sư bào chữa. Bị cáo có quyền đối chất với điều tra viên, nguyên cáo có quyền yêu cầu một số nhân chứng nào đó tham dự phiên toà và đối chất với họ [20]. Thủ tục “hỏi - đáp” hết sức được tôn trọng. Trong khi thực hiện công việc tranh tụng, thẩm phán đóng vai trò trung gian với công việc đầu tiên là theo dõi phiên toà, sau đó là xem xét các kiến nghị của công tố viên và luật sư liên quan đến các dạng chứng cứ và các câu hỏi được đặt ra cho nhân chứng. Trong một vài tiểu bang, thẩm phán được phép đặt những câu hỏi quan trọng về nhân chứng và cũng được phép bình luận với bồi thẩm đoàn về chứng cứ nhưng ở Hoa Kỳ thường thì quyền năng này của thẩm phán rất hạn chế [10, tr.6]. Thẩm phán phải duy trì trật tự giữa những người dự khán và hai bên nguyên - bị trong quá trình xét xử, phần tranh tụng kết thúc bằng lời phát biểu cuối cùng của cả hai bên kết tội và bào chữa. Sau khi việc tranh luận tại toà kết thúc, bồi thẩm đoàn sẽ nhóm họp và quyết định xem bị cáo có tội hay không có tội. Nếu bị cáo bị tuyên là có tội thì giai đoạn kết án sẽ được bắt đầu và trong giai đoạn này, quan toà phải chuẩn bị một án văn trong đó nêu rõ hành vi phạm tội của bị cáo cùng với các

nhân chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội này. Thẩm phán chủ toạ phiên toà là người quyết định hình phạt đối với bị cáo và cách thức thi hành hình phạt đó.

Có thể xem xét tiến trình xét xử một vụ án hình sự thông qua sơ đồ sau đây:

1.3.1.3. Oxtraylia

Cũng giống như Hoa Kỳ, hệ tố tụng hình sự của Oxtraylia cũng là hệ tố tụng tranh tụng nên theo luật pháp của nước này, luật sư bào chữa được tiến hành công việc của một điều tra viên trước khi phiên toà xét xử diễn ra nhằm chuẩn bị cho phần biện hộ của mình. Luật đòi hỏi bên công tố phải cung cấp cho bị can một số tài liệu liên quan đến vụ án. Tại phiên toà, vai trò của công tố viên rất quan trọng, việc có bảo vệ được cáo trạng hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của công tố viên, nếu công tố viên không bảo vệ được lời buộc tội của mình thì cáo trạng rất dễ bị đổ. Công tố viên sẽ phối hợp cùng điều tra viên để thu thập chứng cứ, hoàn thiện hồ sơ vụ án và tại phiên toà

Bị can bị bắt giữ Bào chữa của luật sư biện hộ Phát biểu kết thúc Bồi thẩm đoàn tuyên đọc bản luận tội Chuẩn bị cho phần biện hộ Kiến nghị phản đối những chứng cứ sai Phiên toà sơ khởi Đưa ra chứng cứ Luận tội của công tố viên Phát biểu mở đầu Xét xử Quan toà hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn Phần tranh luận của bồi

thẩm đoàn

Phán quyết

nghĩa vụ chứng minh bị cáo có phạm tội hay không thuộc về công tố viên. Để bảo vệ được bản luận tội một kẻ bị tình nghi ra trước toà là một việc rất khó khăn nên dù đã làm việc cật lực hết sức thì các công tố viên cũng chỉ bảo vệ được khoảng 50% cáo trạng đã truy tố. Ở Oxtraylia, công tố viên sẽ phải đối đầu với một nhân vật có một vị thế rất cao trong xã hội và có một trình độ pháp lý cũng rất đáng nể, đó là các vị luật sư. Trong tố tụng hình sự, luật sư được quyền tham gia ngay từ khi khởi tố vụ án, được quyền tìm hiểu vụ án như một điều tra viên và thay mặt bị cáo để thực hiện quyền phản bác tại phiên toà. Công tố viên có trách nhiệm phải thông báo tất cả các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được cho luật sư để họ thực hiện việc bào chữa, ngược lại luật sư có quyền giữ bí mật tài liệu chứng cứ mà họ có được để thực hiện việc phản bác cáo trạng. Tại phiên toà, luật sư thay mặt cho bị cáo thực hiện việc tranh luận với công tố viên và các nhân chứng về từng chứng cứ được nêu ra. Phần lớn các vụ xét xử ở Oxtraylia đều có luật sư tham gia, nếu bị cáo là người nghèo không có tiền thuê luật sư thì một luật sư công sẽ được nhà nước chỉ định để bào chữa cho họ [41, tr.113-114]. Phiên toà xét xử tại Oxtraylia cũng giống như tại các nước theo hệ tranh tụng khác, phiên toà sẽ được bắt đầu bằng việc đọc bản luận tội của cơ quan công tố, sau đó một công tố viên sẽ trình bày những chứng cứ chứng minh cho bản luận tội của mình. Luật sư bào chữa sẽ dùng lý lẽ để phản bác lại những chứng cứ đó và đưa ra bằng chứng gỡ tội cho thân chủ mình. Cứ như vậy, công tố viên và luật sư bào chữa sẽ tranh luận với nhau theo một dòng đều chảy, Thẩm phán và bồi thẩm đoàn sẽ ngồi nghe phần tranh luận giữa các bên và đưa ra phán quyết xem bị cáo có phạm tội hay không, nếu có thì thẩm phán sẽ quyết định bị cáo phạm tội gì và tuyên mức hình phạt.

Nói tóm lại, hầu hết các nước theo hệ thống Common law đều tổ chức hoạt động tố tụng hình sự của mình theo nguyên tắc tranh tụng. Các nước

thuộc hệ pháp luật Common law đều tự hào rằng hệ tố tụng của họ rất dân chủ và tiến bộ, trội hơn hẳn so với hệ tố tụng thẩm vấn nhưng xét cho đến cùng thì mỗi hệ tố tụng đều có ưu- nhược điểm riêng mà các nước nên tiếp nhận những hạt nhân hợp lý của chúng để xây dựng cho mình một hệ tố tụng tiến bộ và hoàn chỉnh, gọn nhẹ và vì con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tranh tụng trong xét xử theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Tỉnh Đắk Nông) 40 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)