Công tác xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về nhà đất trong các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 79 - 84)

1.2 .Tranh chấp trong vụ án ly hôn

1.2.2 .Tranh chấp về tài sản trong vụ án ly hôn

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như công tác xét xử về vấn đề

3.2.2 Công tác xét xử

Trong công tác xét xử tranh chấp tài sản sau ly hôn, hoạt động của các Tòa án cũng cần lưu ý thực hiện một số giải pháp:

Thứ nhất, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hôn nhân và gia đình, Hội đồng xét xử cần xem xét thận trọng nội dung, nguồn và giá trị các chứng cứ chứng minh thực trạng hôn nhân của đương sự, chứng minh các yêu cầu về chia tài sản chung, trả nợ chung.

Khi các chứng cứ trên không có hoặc có nhưng chưa đầy đủ thì các thành viên Hội đồng xét xử có thể trao đổi với nhau để thu thập, xác minh, làm rõ trước khi mở phiên tòa xét xử. Trong đó, Hội thẩm nhân dân phải phát huy trách nhiệm của mình khi thực hiện vai trò đại diện cho nhân dân khi tham gia xét xử; làm tốt công tác hòa giải hôn nhân khi xét xử, bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em.

Thứ hai, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử phải xem xét kỹ yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại đơn khởi kiện, bản tự khai và tại phiên hòa giải đối với phần tài sản chung.

Trường hợp các bên đã được Tòa án cho ly hôn nhưng làm đơn khởi kiện chia tài sản chung (vì bản án, quyết định ly hôn của Tòa án chưa giải quyết phần tài sản chung) thì Tòa án phải thụ lý bằng một vụ án dân sự, không thụ lý vào án hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, khi nghiên cứu hồ sơ các loại vụ án dân sự này, Hội đồng xét xử phải lưu ý kỹ chứng cứ bắt buộc phải có là bản án hoặc quyết định về vụ án hôn nhân mà Tòa án đã giải quyết trước đó. Chứng cứ này quyết định hai vấn đề: Thứ nhất là cơ sở để Hội đồng xét xử xác định phần tài sản chung đã được giải quyết hoặc đã giải quyết dứt diểm ở vụ án hôn nhân chưa để xem xét Điều kiện khởi kiện của đương sự; thứ hai là xác định mỗi quan hệ hôn nhân của các đương sự có hợp pháp hay không để xem xét tài sản chung mà các bên yêu cầu chia thuộc lại tài sản chung hợp nhất (của vợ chồng) hay tài sản chung theo phần (của những người không phải vợ, chồng hợp pháp) nhằm làm cơ sở phân định quyền lợi, phẩn tài sản của mỗi bên khi phán quyết.

Kết quả phán quyết về phân chia tài sản chung phải trên cơ sở tính hợp pháp hay không hợp pháp của mối quan hệ hôn nhân giữa các đương sự. Khi phán quyết về việc phân chia tài sản chung, Hội thẩm nhân dân phải xem xét kỹ các chứng cứ chứng minh về nguồn gốc tài sản, đặt tính của tài sản, loại tài sản, thực tiễn sử dụng tài sản của các bên trước khi ly hôn và nhu cầu sử dụng tài sản của mỗi bên sau khi ly hôn. Phân định rõ tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, trước thời kỳ hôn nhân và sau khi các bên không còn sống chung với nhau nhiều năm nhưng chưa ly hôn, để xác định quyền lợi, phân chia giá trị tài sản và giao tài sản cho mỗi bên đúng với pháp luật, phù hợp với công sức đóng góp của các bên, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại và sau này của mỗi bên. Đặc biệt quan tâm đến nhu cầu cuộc sống thiết yếu về nhà ở, vật kiến trúc, quyền sử

dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, phương tiện kinh doanh, buôn bán phục vụ cuộc sống của các bên khi phán quyết việc giao tài sản cho các bên nhận sử dụng và sở hữu. Đối với quyền sử dụng đất, Hội đồng xét xử phải xem xét chứng cứ về quan điểm của cơ quan quản lý hành chính nhà nước khi giao đất cho đương sự (nguồn gốc, diện tích, vị trí, thủ tục…), nhất là trường hợp giao đất cho hộ gia đình để xem xét quyền lợi của vợ, chồng, con..và các thành viên khác trong hộ gia đình khi giải quyết vụ án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện hành cho thấy còn những bất cập trong cả quy định pháp luật và thực tiễn tố tụng. Theo đó, về pháp luật nội dung, căn cứ ly hôn chưa được quy định rõ ràng ảnh hưởng tới quá trình chia tài sản sau ly hôn. Pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành cho thấy bất cập trong căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng; trong việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào tài sản chung; trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với tài sản chung; áp dụng tập quán để phân chia tài sản chung vợ, chồng và quy định trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng khi một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch dân sự. Về tố tụng, hoạt động xét xử cho thấy còn tồn tại những sai sót trong xác định, phân định không đúng khối tài sản chung; xác định, phân chia giá trị tài sản chung cho các bên.

Trên cơ sở đó, pháp luật thời gian tới cần lượng hóa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn; hoàn thiện các quy định về xác định tài sản chung – tài sản riêng của vợ chồng; hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng khi một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch dân sự và quy định về áp dụng tập quán để phân chia tài sản chung của vợ chồng.

Về tố tụng, cơ quan xét xử khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hôn nhân và gia đình cần xem xét thận trọng nội dung, nguồn và giá trị các chứng cứ chứng minh thực trạng hôn nhân của đương sự, phải xem xét kỹ yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tại đơn khởi kiện.

KẾT LUẬN

Tranh chấp về nhà, đất phát sinh trong các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Hà Nội là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, phong phú và phức tạp không chỉ bởi liên quan đến nhiều chế định khác nhau của pháp luật như: Luật HN&GĐ, LĐĐ, Luật nhà ở, BLDS mà còn phân tích đến khía cạnh thực thi pháp luật trên thực tiễn.

Các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, nhất là tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp về tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà trong vụ án ly hôn cũng gặp nhiều khó khăn, rắc rối; đòi hỏi pháp luật phải rõ ràng, đồng thời những người thực thi pháp luật phải nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để giải quyết, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của những người tham gia tố tụng

Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành đã có sự phát triển cao hơn, nhiềuđiểm mới phù hợp, đáp ứng được yêu cầu khách quan trong sự phát triển của giađình và xã hội, các quy định về việc giải quyết tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án, ranh giới xác định tài sản chung, riêng đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các đương sự, đã tạo nên những cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động xét xử tại phiêntòa.Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém về thực thi pháp luật, để việc giải quyết tranh chấp nhà ở, quyền sử dụng đất được thực hiện đúng đắn và đầy đủ, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự nói riêng và đảm bảo trật tự xã hội nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO

1. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và

Gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;

2. Nguyễn Văn Cường (2008), Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bất động sản

và những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về đăng ký bất động sản,

luathoc.cafeluat.com, ngày 13/05;

3. Nguyễn Hồng Hải (2007), Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành,

Luật học;

4. Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia đình,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

5. Nguyễn Phương Lan (2002), Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Luật học;

6. Định Thị Mai Phương (2004), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

7. Hoàng Khuê (2010), Năng lực của thẩm phán là vấn đề quan ngại, vnexpress.net;

8. Tưởng Duy Lượng (2007), Giải quyết quyền lợi của vợ chồng đối với nhà, đất thuê của Nhà nước, Khoa học pháp lý;

9. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tranh chấp về nhà đất trong các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)