Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của người quản lý đất đai - qua thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65 - 67)

1. Đặt vấn đề

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

công chức

2.1.1. Về trách nhiệm kỷ luật của công chức

Pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của công chức đã xác định về nguyên tắc những vấn đề về vi phạm kỷ luật - cơ sở trách nhiệm kỷ luật, biện pháp trách nhiệm kỷ luật và thủ tục xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của công chức còn có những tồn tại sau đây:

- Khách thể vi phạm kỷ luật được quy định còn chung chung.

- Chưa làm rõ thế nào là vi phạm kỷ luật ở mức độ nhẹ, nặng, tái phạm và vi phạm nhiều lần.

- Yếu tố lỗi, động cơ mục đích vi phạm của công chức chưa được quy định rõ.

- Chưa quy định cụ thể trách nhiệm kỷ luật liên đới của công chức lãnh đạo khi công chức thuộc quyền vi phạm.

- Pháp luật về trách nhiệm kỷ luật trong hầu hết các văn bản chưa lượng hóa được các hành vi vi phạm.

2.1.2. Về trách nhiệm hình sự của công chức

Pháp luật quy định về trách nhiệm hình sự đối với người có chức vụ nói chung, công chức nhà nước nói riêng đã từng bước được quan tâm hoàn thiện. Tuy nhiên, những quy định như "đã bị xử phạt hành chính", "đã bị xử lý kỷ luật" hoặc "gây hậu quả nghiêm trọng" trong phần tội phạm có chức vụ chưa được cụ thể hóa.

2.1.3. Về trách nhiệm hành chính

Pháp luật về trách nhiệm hành chính những năm qua đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm hoàn thiện. Tuy nhiên, với trách nhiệm hành chính của công chức còn những tồn tại sau đây:

- Chính sách đấu tranh với VPHC của công chức chưa đầy đủ và chưa đặt ngang tầm với VPHC.

- Hệ thống các biện pháp trách nhiệm hành chính của chúng ta chưa đa dạng, còn bất cập.

- Công tác xây dựng văn bản quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý chưa kịp thời được ban hành để đáp ứng yêu cầu quản lý, nhất là đối với những vi phạm của công chức trong hoạt động công vụ.

2.1.4. Về trách nhiệm vật chất của công chức

Pháp luật về trách nhiệm vật chất của công chức đã bước đầu được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu khách quan của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, những quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm vật chất của công chức còn một số tồn tại sau đây:

- Chưa quy định rõ: việc bồi thường trong trường hợp công chức cố ý lợi dụng chức vụ để trục lợi; trường hợp vi phạm do hoàn cảnh khách quan không khắc phục được; trách nhiệm liên đới của cơ quan quản lý công chức trong trường hợp công chức gây thiệt hại do lỗi vô ý; trường hợp gây thiệt hại cho công dân bởi những hành vi hành chính hợp pháp (tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ); trường hợp bồi thường và hoàn trả toàn bộ, một phần và miễn; cách tính tiền bồi thường trong trường hợp gây ra thiệt hại ở mức trên 5 triệu đồng; trường hợp công chức gây thiệt hại cho chính cơ quan, tổ chức nhà nước, cả khi hành vi đó hợp pháp hoặc không hợp pháp; việc công chức phải "hoàn trả" những khoản hưởng không đúng chế độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm pháp lý của người quản lý đất đai - qua thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)