Yêu cầu để nâng cao hiệu lƣ̣c, hiệu quả công tác quản lý về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý của chính quyền tỉnh về hoạt động đối ngoại qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 93)

2.2.2 .Tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự cho hoạt động đối ngoại

3.1. Yêu cầu để nâng cao hiệu lƣ̣c, hiệu quả công tác quản lý về

đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh

3.1.1. Thƣ̣c hiện tốt chƣ́c năng đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn cấp tỉnh trong xu hƣớng hội nhập:

Sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thành công và bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực. Đối ngoại nước ta bước vào chiến lược mới với những nhiệm vụ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, thập niên tới, hồ bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế, nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xun q́c gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề tồn cầu cấp bách như đói nghèo bệnh tật.

Tình hình q́c tế có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình trong nước, đất nước ta đang có vị thế mới với những thuận lợi và thời cơ to lớn cùng với những thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thớng nhất và tồn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược vừa xây dựng đất nước vừa bảo vệ tổ quốc. Đại hội đảng tồn q́c lần thứ XI đã thớng nhất chủ trương “Thực hiện nhất quán đường

lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình hợp tác và phát triển, đa phương, đa dạng hố quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” do vậy nhiệm

cơng nghiệp hố, hiện đại hố, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thớng nhất và tồn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, tiềm lực kinh tế được xây dựng qua gần 25 năm đổi mới đã giúp tỉnh Quảng Ninh có vị thế quan trọng trong hợp tác quốc tế, trong các cơ chế hợp tác Hai hành lang - Một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, diễn đàn liên khu vực Đông Á (EATOF)... Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, có nguồn tài nguyên năng lượng giá trị trong bối cảnh nhu cầu năng lượng thế giới và trong nước ngày càng tăng cao, có tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long nguồn tài nguyên du lịch danh thánh... Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã xác định khá rõ vị thế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020 trong Kết luận số số 47/KL - TW về định hướng phát triển tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới. Nhu cầu ổn định về an ninh chính trị và phát triển đối ngoại phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương là một nhu cầu tất yếu bới sự phát triển của Quảng Ninh phải đặt trong sự liên kết không chỉ với các địa phương lân cận của nước ta, mà phải đặt trong sự liên kết quốc tế trong bối cảnh sự tuỳ thuộc và đan xen là xu thế chung trong quan hệ quốc tế. Sự phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh không những chịu sự tác động to lớn từ các yếu tố trong nước mà cịn ảnh hưởng bởi các ́u tớ bên ngồi như: Tình hình kinh tế chính trị thế giới, an ninh khu vực, thể chế liên kết hợp tác với các địa phương và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc.

Hợp tác và phát triển, tăng cường mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế đang là một trong những yêu cầu cấp bách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của chính địa phương. Bởi vậy, tỉnh Quảng Ninh cần phải có các Chiến lược, Đề án hoạt động đối ngoại ngắn

và dài hạn theo từng giai đoạn phù hợp với chiến lược, đề án phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh - q́c phịng của địa phương.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đối ngoại với sự phát triền kinh tế xã hội, tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị và được Bộ Chính trị đã có Nghị qút sớ 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị xác định “Hình thành

các trung tâm kinh tế lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, xây dựng khu kinh tế Vân Đồn ( Quảng Ninh) là hạt nhân của vùng, hỗ trợ các tỉnh phía Nam Sơng Hồng và các vùng khác”; Nghị qút 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về

chiến lược biển Việt Nam về xây dựng khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế mạnh, nịng cớt là cảng biển, công nghiệp và du lịch biển làm đầu tàu lôi kéo cả vùng phát triển Kết luận số 47-KL/TW của Trung ương Đảng về những chủ trương, giải pháp phát triển Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến 2020, đồng thời Nghị Quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII đã khẳng định như sau: “ Phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là lợi thế vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, tài nguyên thiên nhiên, nhất là khoáng sản và tiềm năng du lịch; Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, an ninh, quốc phịng đối ngoại, xây dựng tuyến biên giới hồ bình, hữu nghị, phát triển ổn định, lâu dài..”, trong các nhóm

giải pháp về việc phát huy lợi thế các vùng, miền đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế và kinh tế vùng và đảm bảo q́c phịng an ninh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khu vực biên giới và vùng biển, để triển khai thực hiện tỉnh Quảng Ninh đang thí điểm xây dựng tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển của địa phương có hai đặc khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt là Móng Cái và Vân Đồn; Tiểu dự án về phát triển đối ngoại khu vực biên giới gắn với phát triển an ninh q́c phịng khu vực biên giới hải đảo của địa phương cũng vừa được Ban thường vụ Tỉnh uỷ thơng qua và trình Bộ Chính trị trong thời gian ngắn nhất.

3.1.2. Nâng cao vị thế của Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đại hội đại biểu Đảng tồn q́c lần thứ 11 trên cơ sở nhận thức sâu sắc về các xu thế của thời đại và từ thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng đã nhận thức cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với q trình tồn cầu hóa và hội nhập q́c tế là một thời cơ để phát triển và chỉ rõ định hướng đối ngoại của nước ta là “chủ

động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” công

tác đối ngoại đã xác định chủ trương phát triển công tác đối ngoại của nước ta trong thời gian tới với phương châm:

“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình

hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế...”

Trên cơ sở những phương châm và định hướng lớn cho công tác đối ngoại nhiệm vụ, nội dung bao trùm và có tính tổng thể là nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại của cả nước, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu: Về quan hệ song phương, đa phương, là thành viên ASEAN, về biên giới lãnh thổ... Trong bối cảnh thời cơ và thách thức mới giai đoạn Việt Nam chuẩn bị hội nhập sâu rộng, đường lối đối ngoại của Đại hội XI đã có một sớ phát triển mới, quan trọng để phù hợp với nhiệm vụ mới và tình hình mới, cụ thể là: Lợi ích q́c gia - dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đới ngoại. Lợi ích q́c gia - dân tộc là lợi ích tới cao của gần 90 triệu nhân dân Việt Nam và hơn 4 triệu người Việt Nam ở

nước ngoài. Hội nhập quốc tế trở thành định hướng đối ngoại lớn, lấy hội nhập kinh tế là trọng tâm và mở rộng sang các lĩnh vực khác: chính trị, q́c phòng, an ninh, văn hóa-xã hội và ở mọi cấp độ song phương, khu vực, đa phương và toàn cầu. Từ chủ trương “là bạn và đối tác tin cậy” của Đại hội IX, Đại hội XI bổ sung thêm Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Như vậy, quan điểm, mục tiêu, phương châm, nhiệm vụ đối ngoại của nước ta trong giai đoạn tới đã xác định rõ ràng nhằm nâng cao vị thế của Nhà nước CHXH CN Việt Nam trong quan hệ quốc tế như ngày càng tham gia vào giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế và khu vực, tham gia các thể chế hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, xây dựng và phát triển đất nước. Để thực hiện thành công mục tiêu của quốc gia, cùng với các hoạt động đối ngoại Trung ương, hoạt động đối ngoại địa phương với tư cách là những binh chủng đóng góp chung cho mặt trận ngoại giao, đới ngoại chung của Nhà nước góp phần nâng cao vị thế của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên trường quốc tế với mục tiêu thập kỷ tới Việt Nam sẽ tham gia vào giải quyết các vấn đề cấp bách của khu vực và toàn cầu với tư cách là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng q́c tế. Định hướng về đối ngoại của Việt Nam đã được cụ thể hoá trong các các chương trình hành động và quy định cụ thể nhằm phát huy sức mạnh của cả dân tộc trên mặt trận đối ngoại với mục tiêu trở thành một nước mạnh, dân giàu, vẹn toàn lãnh thổ và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tham gia vào giải quyết các vấn khu vực và quốc tế.

Trên tinh thần đó, vai trị của cơng tác đới ngoại địa phương cũng đã được Trung ương, Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã khẳng định “Tăng cường

công tác đối ngoại địa phương phục vụ triển khai hiệu quả nền ngoại giao tồn diện” trích Báo cáo tại Hội nghị ngoại vụ địa phương lần thứ 15 được tổ

chức tại Đà Nẵng năm 2009. Phát huy vai trò quan trọng của địa phương trong quá trình triển khai hội nhập quốc tế, trong các hoạt động ngoại giao

kinh tế và văn hoá... đưa đối ngoại thực sự trở thành một ưu tiên quan trọng, là mắt xích phục vụ q trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đóng góp vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và đới ngoại của đất nước nhằm hoàn thành phương châm mục tiêu nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3.1.3. Tăng cƣờng tính chủ động , sáng tạo của chính quyền địa phƣơng trong hoạt động đối ngoại:

Việc nâng cao hiệu lực hiệu quả của cơng tác đới ngoại chính quyền địa phương trên cơ sở tăng cường tính chủ động, sáng tạo của chính quyền tỉnh là hết sức cần thiết do vậy phải tạo những hành lang pháp lý phù hợp như: Phân cấp, uỷ quyền cải cách tổ chức bộ máy để tạo sự chủ động, sáng tạo cho chính quyền địa phương trong việc quyết định và thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại. Tuy nhiên, sự chủ động sáng tạo ấy phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật đồng thời được áp dụng và thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương quyết định và triển khai thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại một cách hiệu quả và tạo nên những cách làm, những sản phẩm nổi trội và khác biệt của từng địa phương mà vẫn đảm bảo nguyên tắc báo cáo và xin ý kiến và trình dụt của Trung ương đới với những hoạt động đối ngoại lớn, quan trọng. Thực tiễn cũng đã cho thấy, các vấn đề của địa phương thường địa phương hiểu tốt và cặn kẽ hơn cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý của chính quyền tỉnh về hoạt động đối ngoại qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 93)