hiện tƣợng xã hội có tính chất tạm thời, sự tồn tại của hiện tƣợng này là tất yếu, ở mọi xã hội, trong mọi giai đoạn lịch sử. Sự phát triển của đời sống xã hội đã nâng cao các đòi hỏi về quyền tự do, quyền sống của con ngƣời. Trong bối cảnh đó, ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới đã này sinh các mâu thuẫn với xã hội có liên quan đến các yêu cầu đƣợc xã hội công nhận sự tồn tại của mình đƣợc đối sử công bằng, đƣợc kết hôn nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác, với những giá trị truyền thống, chuẩn mực văn hóa, đạo đức lâu đời. Xung đột ngày một mạnh mẽ của các lợi ích ấy đòi hỏi cần có sự điều chỉnh hợp lý của pháp luật. Cần thiết phải có quy phạm điều hòa, giải quyết mâu thuẫn trên để duy trì trật tự xã hội hợp lý, đồng thời bảo vệ toàn diện các quyền cơ bản mà ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới đáng đƣợc hƣởng.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan niệm về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới tính, song tính và chuyển giới
Việc thừa nhận ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau:
Đầu tiên cần đề cập đến yếu tố truyền thống. Đây là yếu tố đầu tiên có
sự liên hệ mật thiết trong việc chi phối các quan điểm về ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Sự phát triển của xã hội cũng ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời dân đối với vấn đề ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Sự ảnh hƣởng của các tôn giáo cũng tác động đến việc ghi nhận quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới (nhiều quốc gia, nhiều ngƣời theo đạo Công giáo, đạo Hồi không chấp nhận đồng tính, chuyển giới, thậm chí bỏ tù hoặc tử hình họ...). Tuy nhiên, truyền thống thực chất là do con ngƣời tạo ra và con ngƣời hoàn toàn có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Những mô hình mới về gia đình, về sự đa dạng của bản dạng giới đang dần
ngƣời dân trong xã hội đồng tình phải bảo vệ quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới nhƣng khi đi sâu vào những quyền cụ thể thì có những thái độ khác nhau (nhƣ không đồng ý cho ngƣời đồng tính có quyền kết hôn, không muốn cho ngƣời chuyển giới phẫu thuật...). Quan điểm truyền thống cũng khiến nhiều ngƣời nghi ngại khi đặt ra vấn đề công nhận quyền bình đẳng của những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới, liệu có dẫn đến suy thoái đạo đức, nòi giống hay không? Nếu cho ngƣời chuyển giới phẫu thuật có gây xáo trộn xã hội hay không? Liệu nên can thiệp quan hệ sống chung của ngƣời đồng tính hay không? Gia đình đồng tính nuôi dạy con có tốt hay không? Đó là những lo ngại dễ hiểu và luôn xuất hiện nhiều trong thời kì hiện đại ngày nay.
Tại Việt Nam, quan niệm về văn hóa gia đình, truyền thống cho rằng, gia đình là tế bào của xã hội, là một đơn vị cộng đồng ra đời cùng với xã hội loài ngƣời, bắt nguồn từ việc quan hệ nam nữ, việc sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Theo quan niệm truyền thống của Việt Nam đồng tính cần tìm hiểu dƣới hai khía cạnh khách quan và chủ quan.
Về khách quan, ngƣời ta nhìn nhận đồng tính nhƣ là một hiện tƣợng đi ngƣợc lại trật tự tự nhiên mà đặc biệt là tình dục đồng tính. Thông thƣờng quan hệ tình dục chỉ phù hợp với bản chất và mục đích của nó khi chúng diễn ra trong quan hệ yêu thƣơng giữa một ngƣời nam với ngƣời nữ. Và mục tiêu hƣớng tới của quan hệ yêu thƣơng này chính là việc xác lập quan hệ hôn nhân, một trong những yếu tố duy trì hạnh phúc gia đình chính là quan hệ tình dục và con cái. Trong khi đó quan hệ tình dục đồng tính không đƣợc xây dựng trên bất cứ nền tảng nào đòi hỏi sự chung thủy và bền vững, nó chỉ là những khoảnh khắc thoáng qua, vì thế xã hội ngày nay không nhìn nhận nó với ánh mắt thiện cảm.
phƣơng Đông khác, rất coi trọng việc sinh đẻ con cái, nối dõi dòng giống, tổ tiên, đề cao gia đình tôn tộc, anh em... Ngƣời đàn ông trong gia đình là trụ cột, có nghĩa vụ phải nối dõi tông đƣờng, ngƣời phụ nữ phải công dung, ngôn hạnh, phải sinh đẻ tốt để giúp cho gia đình chồng có con nối dõi. Vì vậy, mục đích chủ yếu của việc kết hôn là sinh con, nối dõi tông đƣờng. Và thật sự thì truyền thống văn hóa ảnh hƣởng rất nhiều đến quan niệm của ngƣời Việt Nam về ngƣời đồng tính. Ngƣời Á Đông thƣờng cho rằng những hành vi trái với tự nhiên là những hành vi sai trái với lệ làng, phép nƣớc, vì thế họ luôn nhìn những ngƣời đồng tính với ánh mắt chứa đầy sự khinh thị. Mặt khác có ngƣời còn cho rằng đồng tính là một loại bệnh có thể lây truyền vì thế càng tránh xa ngƣời đồng tính ra càng tốt.
Từ những cái nhìn khách quan và chủ quan nhƣ trên nên ngƣời đồng tính dƣờng nhƣ không đƣợc xã hội Việt nam nhìn nhận nhƣ một ngƣời bình thƣờng. Dƣới sự ảnh hƣởng của quan niệm truyền thống mà pháp luật Việt Nam chƣa có những quy định rõ ràng về việc cấm kỳ thị, phân biệt, đối xử với ngƣời đồng tính, bảo vệ ngƣời đồng tính (nhƣ trẻ em, bạo lực gia đình) và không công nhận quyền kết hôn của ngƣời đồng tính. Tuy nhiên, đối với ngƣời đồng tính nƣớc ta cũng không quá hà khắc nhƣ pháp luật của các nƣớc Hồi giáo.
Các yếu tố chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng cũng ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm về người đồng tính, song tính và chuyển giới và sự thừa nhận quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Hiện nay tại nhiều quốc gia tiến bộ phƣơng Tây cũng chƣa thừa nhận quyền đầy đủ của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Điều này xuất phát từ những đặc điểm hệ thống chính trị của những quốc gia đó đƣợc tổ chức theo nguyên tắc đa nguyên và nền dân chủ kiểu phƣơng Tây. Do vậy, sự sung đột lợi ích dẫn đến sự sung đột chính trị, khiến cho việc hợp pháp
hóa các quyền của nhóm này gặp nhiều khó khăn. Bối cảnh có nhiều ý kiến xung đột nhau, mâu thuẫn nhau làm cho quá trình xây dựng pháp luật về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới bị kéo dài. Điều đó cho thấy mặc dù nền dân chủ của các quốc gia này phát triển nhƣng cũng kéo theo những hệ lụy nhất định.
Yếu tố tôn giáo, tín ngƣỡng cũng có tác động lớn đến quan niệm về ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới ở phƣơng Đông cũng nhƣ phƣơng Tây. Tại Việt Nam thời xa xƣa, ngƣời Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đƣờng nơi giao lƣu của nhiều tộc ngƣời, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngƣỡng. Về tín ngƣỡng, cũng nhƣ những bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đều mang những đặc trƣng của văn hóa nông nghiệp. Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, đặt niềm tin vào các lực lƣợng siêu nhiên - lực lƣợng thống trị nhân gian. Thể hiện qua việc thờ cũng, các nghi lễ, tập tục. Các loại tín ngƣỡng chủ yếu của Việt Nam có: tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng thờ mẫu, sùng bái tự nhiên, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ thành hoàng... Trong đó, tín ngƣỡng phồn thực coi trọng việc giao phối giữa nam và nữ nhằm sinh sôi, nảy nở, phát triển giống nòi, nên tín ngƣỡng phồn thực tuy không cấm quan hệ đồng tính nhƣng nó lại xem mối quan hệ đồng tính là trái tự nhiên và đi ngƣợc lại với niềm tin của tín ngƣỡng này.
Quan niệm về người đồng tính, song tính và chuyển giới còn bị ảnh hưởng tới chủ nghĩa độc tôn dị tính (Heterosexism).
Đây là khái niệm lần đầu tiên đƣợc sử dụng vào năm 1971 bởi Craig Rodwell một nhà hoạt động đồng tính. Vì không phải là thuật ngữ khoa học mà là thuật ngữ ra đời từ phong trào vận đồng quyền của ngƣời đồng tính,
song tính và chuyển giới nên mỗi nhà hoạt động lại có những cách vận dụng khác nhau. Chủ nghĩa độc tôn dị tính có liên hệ mật thiết với nhiều khái niệm khác, đặc biệt là chứng ghê sợ đồng tính. Nói ngắn gọn thì:
Chủ nghĩa độc tôn dị tính là hệ thống những quan điểm để bảo vệ cho tính dục khác giới, bao gồm ba thành tố cơ bản: quan điểm mặc định mọi ngƣời là dị tính, quan điểm cho rằng dị tính là ƣu việt, và tiến tới chối bỏ, tạo sự thiên vị, phân biệt đối xử với những thiểu số tính dục khá [47].
Truyền thông và báo chí cũng là những yếu tố tác động tới việc định hình nhận thức cho xã hội về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới khi không có nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề này.
Nếu truyền thông khách quan, đầy đủ thì nhận thức của xã hội cũng có chiều hƣớng tích cực. Nếu truyền thông thiếu tính khách quan tập trung phản ánh những góc khuất xấu trong đời sống của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới thì xã hội có cái nhìn thiếu thiện cảm. Truyền thông, báo chí cũng đóng góp tích cực trong tiến trình vận động bảo vệ quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác ảnh hƣởng đến quan niệm về quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam nhƣ những ngƣời nhiễm HIV/AIDS, ngƣời lao động di cƣ là nhóm quyền của các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng. Trong đó, quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới mới phát sinh trong xã hội và có nhiều quan điểm khác nhau. Quyền của nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong xã hội vẫn đang ở trong tiến trình đấu tranh, vận động hợp pháp hóa ở nhiều nƣớc. Vì vậy, thời gian này bị kéo dài và có nhiều cản trở là điều dễ hiểu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế chung trên toàn thế giới là xây dựng
nhà nƣớc pháp quyền, các vấn đề về quyền con ngƣời ngày càng đƣợc quan tâm và tìm hiểu. Các quyền cơ bản của con ngƣời tồn tại một cách đƣơng nhiên nhƣ: quyền sống, quyền tự do, quyền mƣu cầu hạnh phúc... đƣợc tôn trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, quyền của những nhóm yếu thế trong xã hội nhƣ quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của những ngƣời bị bắt, bị tam giữ, bị tạm giam... chƣa đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm một cách đúng mực và không có sự đồng đều giữa các quốc gia. Đặc biệt quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới là một khái niệm mới mẻ xuất hiện trên thế giới do đó các quốc gia đang có các cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này. Tuy nhiên, trong xu hƣớng chung của thời đại, cùng với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên các quốc gia trên thế giới hiện nay quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới đang ngày một đƣợc quan tâm hơn, các nghiên cứu, các phản biện xã hội về quyền của nhóm quyền này đang ngày một xuất hiện nhiều hơn trên thế giới. Đặc biệt, dƣới sức ép và sự đấu tranh của các tổ chức xã hội dân sự, của các tổ chức hoạt động về quyền con ngƣời nói chung, tổ chức bảo vệ quyền của nhóm LGBT nói riêng, cũng nhƣ của chính cộng đồng LGBT thì quyền của ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới bắt đầu đƣợc các quốc gia quan tâm và tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có những sự thừa nhận nhất định về quyền của họ trong pháp luật nhƣ quyền kết hôn, quyền chung sống bằng kết hợp dân sự...
Chương 2
QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI TRONG CÁC CÔNG ƢỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI