CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRƢNG CẦU DÂN Ý
3.3. Xây dựng luật trưngcầu dân ý
3.3.2. Các yêu cầu của luật trưngcầu dân ý
Thứ nhất, Luật Trưng cầu dân ý cần được xây dựng phù hợp với điều
kiện, bối cảnh chính trị Việt Nam
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do chính nhân dân lao động tự tổ chức và lập nên vì vậy nhà nước là một công cụ thiết yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước là một tổ chức mà thông qua đó nhân dân có thể phát huy được tài năng, sức lực của mình trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm phục vụ cho chính lợi ích của nhân dân dao động. Điều 2 Hiến pháp 2013 đã nghi nhận “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra nhiện vụ cho Đảng và Nhà nước ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để thực hiện mục tiêu này của Đảng, trong thời gian tới chúng ta phải không ngừng phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tám mươi tư năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Luật Trưng cầu dân ý là đạo luật quy định các nguyên tắc, nội dung trình tự thủ tục đối với một hoạt động được ghi nhận trong Hiến pháp vì vậy nội dung của nó phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp.
Thứ hai, Luật Trưng cầu dân ý được xây dựng trên cơ sở tiếp thu chọn
lọc các kinh nghiệm nước ngoài.
Trưng cầu dân ý là một chế định pháp lý xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi một quốc gia khác nhau, tuỳ theo điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá lại có các quy định khác nhau về trưng cầu dân ý. Vì vậy nghiên cứu, tham khảo pháp luật trưng cầu dân ý của nước ngoài sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể, toàn diện từ đó đúc rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý báu. Tuy nhiên chúng ta cần phải tiếp thu có chọn lọc các giá trị pháp lý về trưng cầu dân ý của nước ngoài một cách chủ động và thông minh để phù hợp với điều kiện chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam. Việc tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài cần căn cứ vào ba nguyên tắc:
Một là, tư tưởng của pháp luật tham khảo phải tương đồng với ý thức
pháp lý của Việt Nam.
Hai là, pháp luật của quốc gia tham khảo phải tương đồng với cấu trúc,
hình thái và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước của Việt Nam.
Ba là, pháp luật của quốc gia tham khảo phải phù hợp với phương thức
Thứ ba, Luật Trưng cầu dân ý được xây dựng đảm bảo tính khả thi và có
hiệu lực trực tiếp.
Điều đó đòi hỏi phải tính đến việc xây dựng một đạo luật bao gồm những quy định cụ thể, chi tiết để công dân có thể thực hiện được quyền chính trị cơ bản này…Đặc biệt lưu ý là phần các quy định về thủ tục bởi Luật Trưng cầu dân ý là đạo luật duy nhất quy định thủ tục tiến hành một hoạt động dân chủ trực tiếp, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền hiến định của mình trong việc tham gia vào thực thi quyền lập pháp, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nếu làm được như vậy thì có thể coi đây là hoạt động thiết thực góp phần khắc phục tình trạng luật ban hành ra không có hiệu lực trực tiếp, không đi vào thực tiễn nếu không có văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật Trưng cầu dân ý cũng giống như bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền nhân dân tự quyết trong vấn đề thể hiện ý chí của mình là rất quan trọng vì bản chất của trưng cầu dân ý là muốn lấy được ý chí đích thực của người dân. Chính vì vậy khi xây dựng Luật Trưng cầu dân ý phải đảm bảo là cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền tham gia vào công việc nhà nước và được quyền quyết định đối với một số vấn đề quan trọng của đất nước. Một cuộc trưng cầu dân ý sơ sài, thiếu sự chuẩn bị và không chặt chẽ về mặt thủ tục sẽ khiến người dân thờ ơ bỏ phiếu cho xong việc. Ngược lại, cuộc trưng cầu dân ý quá rườm rà và phức tạp về thủ tục không những làm giảm đi tính kịp thời của quyết định mà nó còn mất đi ý nghĩa của trưng cầu ý dân, đồng thời là rào cản cho nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Do đó, các trình tự, thủ tục trưng cầu dân ý cần phải được quyết định cụ thể, dễ thực hiện để huy động tối đa người dân tham gia các cuộc trưng cầu dân ý, tạo nên bầu không khí dân chủ và thói quen sinh hoạt chính trị thiết thực.
Tất cả những quy định trên sẽ là cơ sở để cho việc tổ chức thực hiện trưng cầu dân ý phù hợp với xu thế dân chủ trực tiếp đang lan toả mạnh mẽ ở Việt Nam.