Quy định về quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 102 - 110)

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế thu

3.2.1. Quy định về quản lý thuế

Từ việc tổng hợp và nghiên cứu những kinh nghiệm áp dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên thế giới đã nêu ở phần trên, có thể rút ra một số kiến nghị để áp dụng vào thực tiễn quản lý thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện nay nhƣ sau:

- Xác định đối tượng nộp Thuế thu nhập cá nhân

Nhằm kế thừa các quy định về quản lý thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao, khắc phục bất hợp lý của chính sách hiện hành là cá nhân mang quốc tịch Việt Nam nhƣng sống ở nƣớc ngoài vừa phải nộp thuế thu nhập ở Việt Nam vừa phải nộp thuế ở nƣớc sở tại và đảm bảo tính khả thi của Luật thì việc xác định đối tƣợng nộp thuế cần xoá bỏ tiêu thức quốc tịch. Do vậy, việc kết hợp 2 tiêu thức cƣ trú và nguồn phát sinh thu nhập để xác định đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân trong Luật Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam là phù hợp với thực tiễn quản lý.

- Quản lý giảm trừ gia cảnh

Cũng giống nhƣ các nƣớc đang phát triển, Việt nam lựa chọn áp dụng hình thức giảm trừ tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc tính toán đơn giản, tiết kiệm chi phí hành thu, tạo thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật và phù hợp với trình độ dân trí còn thấp.

Đồng thời, trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, trong Chiến lƣợc cải cách thuế, Việt Nam xác định mức giảm trừ căn cứ vào cơ cấu thu nhập/chi tiêu của dân cƣ. Luật quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh

với mức khoán bằng tiền cho đối tƣợng nộp thuế và ngƣời phụ thuộc. Bài học từ kinh nghiệm các nƣớc là việc xác định đúng đối tƣợng ngƣời phụ thuộc cần có sự kết hợp quản lý với các cơ quan khác nhƣ quản lý hộ tịch.

- Về cơ chế tự khai tự nộp thuế thu nhập cá nhân

Theo cơ chế tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp và tự thực hiện việc nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế nhƣ hiện nay, thì ngƣời nộp thuế phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định nghĩa vụ của mình mà không cần sự xác nhận của cơ quan thuế. Phƣơng pháp này dựa trên sự tự nguyện của đối tƣợng nộp thuế và cơ quan thuế quản lý dựa trên kĩ thuật quản lý rủi ro. Với các thông tin này, ngƣời nộp thuế phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc kê khai khi cơ quan thuế tiến hành các biện pháp kiểm tra, thanh tra thuế chứ cơ quan thuế không trực tiếp can thiệp vào quá trình kê khai của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Nếu có vi phạm pháp luật thuế thì sẽ bị cơ quan thuế cƣỡng chế thi hành hoặc xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc xây dựng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế này, luôn luôn cần phải đƣợc đảm bảo 2 yếu tố:

- Bảo đảm quyền lợi của ngƣời nộp thuế;

- Bảo đảm sự bình đẳng giữa ngƣời nộp thuế và cán bộ công chức thuế (cơ quan quản lý thuế).

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập xung quanh việc quản lý thuế theo cơ chế tự kê khai tự nộp thuế, đồng thời không đảm bảo đƣợc 2 yếu tố nếu trên. Vì thế, việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo quyền lợi cũng nhƣ sự bình đẳng giữa các chủ thể của pháp luật thuế và tạo thuận lợi trong công tác quản lý thuế là cần thiết. Để giải quyết các bất cập đang tồn tại và định hƣớng quản lý thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn tới thì cần hoàn thiện pháp luật quản lý thuế về cơ chế tự khai tự nộp theo hƣớng sau:

Thứ nhất, đơn giản hóa hệ thống pháp luật đảm bảo sự minh bạch, giúp

ngƣời dân dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu chính sách thuế. Bản chất của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là ngƣời nộp thuế phải tự mình thực hiện các thủ tục để thực hiện

nghĩa vụ nộp thuế, vì vậy, đòi hỏi ngƣời nộp thuế phải có sự hiểu biết nhất định về các quy định liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Muốn vậy, các luật thuế cần phải đơn giản, gọn nhẹ hơn nữa, giúp NNT dễ hiểu, dễ tiếp cận, từng quy định phải thật rõ ràng, không mơ hồ, không làm cho họ muốn hiểu thế nào cũng đƣợc.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế tới ngƣời

dân nhằm nâng cao trình độ dân trí, sự hiểu biết và nhất là ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Việt Nam là nƣớc nông nghiệp, ngƣời dân làm nông cũng nhƣ các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ vẫn còn chiếm một phận không nhỏ trên tổng dân số cả nƣớc. Vì vậy, những kiến thức pháp luật của họ về thuế còn chƣa cao, hoặc có biết nhƣng nhiều khi còn hiểu chƣa đúng và chƣa nhìn nhận đƣợc lợi ích mà thuế mang lại. Chính vì vậy, việc tuyên truyền pháp luật thuế đến với họ là rất cần thiết để NNT thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, đối với các hộ kinh doanh cá thể chiếm khoảng 3% tổng thuế thu nhập đóng góp cho NSNN thì đa phần là nộp thuế theo phƣơng pháp khoán thuế theo năm và cơ quan thuế ấn định mức thuế khoán đối với họ, thì ngƣời dân cũng phải hiểu biết pháp luật thuế để xác định cơ quan thuế có thu đúng mức hay không và quyền lợi mà các đối tƣợng thuế đƣợc hƣởng có bị xâm phạm hay không. Để việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngƣời dân một cách hiệu quả, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức tại địa phƣơng, cụ thể nhƣ là: tổ trƣởng tổ dân phố, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,… Có nhƣ vậy, mục đích cuối cùng của pháp luật thuế mới đạt đƣợc đó là tăng nguồn thu cho NSNN.

Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc kiểm tra

tính trung thực, chính xác của các thông tin trong quá trình kê khai của đối tƣợng nộp thuế tƣơng ứng với việc tự chịu trách nhiệm về tính trung thực chính xác của thông tin của ngƣời nộp thuế. Rõ ràng, với cơ chế kê khai, nghĩa vụ thuộc về ngƣời nộp thuế, nhƣng theo tôi trách nhiệm của cơ quan thuế cũng cần phải đƣợc chú trọng hơn nữa. Bởi vì, thứ nhất, với sự tiếp cận của ngƣời nộp thuế hiện nay với các văn bản thuế, quy định thuế còn hạn chế, cơ quan thuế - vị trí là những ngƣời hiểu biết chuyên sâu, cần phải có trách nhiệm giúp đỡ ngƣời nộp thuế cũng nhƣ là bảo vệ

quyền lợi của các đối tƣợng này nhằm giúp họ tránh đƣợc những sai lầm không đáng có. Thứ hai, đối với ngƣời nộp thuế mà có hành vi gian lận, trốn thuế bằng cách không kê khai đầy đủ tất cả các thu nhập từ kinh doanh, việc cơ quan thuế chỉ có trách nhiệm xác minh tính hợp lệ thông qua hồ sơ cho họ, thì sau này khi kiểm tra thanh tra để phát hiện có vi phạm pháp luật thuế hay không vừa mất thời gian, vừa mất công sức cũng nhƣ nếu không phát hiện vi phạm thì sẽ làm thất thu NSNN. Từ xƣa đã có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, tại sao trách nhiệm kiểm tra, thanh tra không đƣợc thực hiện ngay từ những thủ tục thuế đầu tiên. Chính vì vậy, theo tôi để nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế, cần phải quy định việc áp dụng cơ chế tiền

kiểmhậu kiểm một cách linh hoạt hơn nữa.

Thứ tư, cần có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi vi phạm

pháp luật thuế. Bên cạnh việc tôn trọng và hoàn thiện pháp luật để nhằm bảo đảm quyền lợi cho ngƣời nộp thuế thì với cơ chế tự khai tự nộp cũng cần phải đảm bảo quyền lợi và sự bình đẳng giữa NNT và cơ quan thuế. Pháp luật trao cho NNT quyền, không có nghĩa là họ đƣợc quyền làm bất cứ những gì họ thích và thích làm nhƣ thế nào cũng đƣợc. Pháp luật cần phải có các quy định, các chế tài đối với ngƣời nộp thuế để nhằm đảm bảo quyền thu thuế của Nhà nƣớc, cụ thể là sự thuận tiện, dễ dàng trong công tác quản lý và thu thuế của cán bộ công chức thuế. Cần xây dựng các chế tài một cách chặt chẽ, nghiêm minh và đảm bảo tính răn đe với ngƣời nộp thuế khi họ có những vi phạm trong việc tự kê khai tự nộp thuế nhƣ hiện nay nhằm tránh những trƣờng hợp việc kê khai của ngƣời nộp thuế gây khó khăn, làm mất thời gian, tốn kém chi phí trong quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế.

- Về quản lý thông tin người nộp thuế

Trong quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, thông tin về ngƣời nộp thuế phải đƣợc xây dựng có tính hệ thống gọi là hệ thống thông tin về ngƣời nộp thuế. Do thông tin ngƣời nộp thuế chiếm vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, nhất là trong thực tế, nhiều nhóm đối tƣợng có thu nhập chƣa có sự quản lý sát sao của cơ quan thuế. Nếu đã nắm đƣợc các thông tin về đối tƣợng quản lý thì việc giám sát các đối tƣợng thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của họ

sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra nhƣ đã nói ở phần thực trạng về quản lý thông tin của ngƣời nộp thuế đó là, các thông tin mà NNT kê khai thƣờng là những thông tin bí mật kinh doanh, hoặc có ý nghĩa quan trọng với họ, những với những tồn tại, bất cập trong công tác bảo mật thông tin của ngƣời nộp thuế nhƣ hiện nay khá là lỏng lẻo, chƣa đƣợc cơ quan thuế chú trọng thì việc NNT e dè, ngại cung cấp thông tin là rất nhiều. Chính vì vậy, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của ngƣời nộp thuế cũng nhƣ bảo đảm cơ quan thuế nắm đƣợc các thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế thì việc quản lý thông tin của NNT cần những yêu cầu nhƣ sau:

Bảo mật thông tin của ngƣời nộp thuế là trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, do đó, cơ quan thuế phải có trách nhiệm trong việc xây dựng một hệ thống và quản lý thông tin nhận đƣợc từ ngƣời nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân liên quan đến thông tin của ngƣời nộp thuế (nhƣ Ngân hàng, cơ quan cấp Giấy chứng nhận kinh doanh,…) trong hệ thống một cách chặt chẽ, sát sao và bảo đảm các thông tin này phải đƣợc bảo mật.

Cụ thể hơn, đối với các thông tin của ngƣời nộp thuế, cơ quan thuế cần phải có sự phân loại: thông tin thông thƣờng và thông tin bí mật (nhạy cảm). Trong những thông tin về ngƣời nộp thuế, những thông tin thông thƣờng có thể công khai, những thông tin nhạy cảm chỉ công khai khi cần thiết và những thông tin bí mật nghề nghiệp, bí mật đời tƣ không công bố, không công khai (Pháp luật có quy định trƣờng hợp ngoại lệ khi NNT có hành vi vi phạm pháp luật thuế sẽ bị công khai thông tin). Những thông tin bí mật này cần phải đƣợc bảo mật một cách chặt chẽ. Việc bảo đảm bí mật thông tin nghề nghiệp đƣợc coi là vấn đề sống còn đối với ngƣời nộp thuế, vì vậy bảo mật thông tin là trách nhiệm của cơ quan thuế và cán bộ thừa hành nhiệm vụ.

Luật Quản lý thuế cho phép cơ quan quản lý thuế đƣợc công khai thông tin của ngƣời nộp thuế khi có các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Do các quy định này chỉ mang tính chất định tính nên nhiều khi công khai thông tin về ngƣời nộp thuế do quyết định chủ quan của cơ quan thuế. Chẳng hạn chây ì nộp thuế một lần với khoản nộp hàng trăm tỉ đồng và chây ì nộp thuế nhiều lần với số tiền chây ì hàng

chục triệu đồng, chắc chắn mức độ nguy hại của hành vi khác nhau nên mức quy định về công bố thông tin nợ thuế chắc chắn không giống nhau. “Ngoài ra, pháp luật cần phải quy định cụ thể về số lần thông báo để tránh việc cơ quan thuế tùy nghi quyết định cũng như áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay khi nợ thuế lần

đầu nhưng với số tiền lớn” [21].

Pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm đối với cơ quan thuế trong việc giữ bí mật thông tin của ngƣời nộp thuế, chỉ rõ trƣờng hợp nào cơ quan quản lý thuế đƣợc cung cấp cho các cơ quan khác khi có yêu cầu (chẳng hạn các cơ quan tố tụng). Đồng thời, pháp luật quy định rõ trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp để lộ thông tin bí mật nghề nghiệp của ngƣời nộp thuế một cách có chủ ý. Chỉ có nhƣ vậy ngƣời nộp thuế và các chủ thể có liên quan mới cung cấp thông tin cho cơ quan thuế một cách cởi mở và cơ quan thuế mới có nguồn thông tin đa chiều nhằm phục vụ tốt công tác quản lí thuế của mình.

Tóm lại, thông tin về ngƣời nộp thuế là yêu cầu quan trọng của công tác quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cho cơ quan quản lý thuế theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý thuế tập trung vào quản lý các đối tƣợng có nhiều khả năng vi phạm pháp luật thuế, tránh thất thu ngân sách đồng thời giảm phiền hà cho đối tƣợng chấp hành tốt pháp pháp luật thuế. Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm cung cấp thông tin về ngƣời nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế của các chủ thể là ngƣời nộp thuế, các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời Luật quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế nhằm phục vụ cho công tác quản lý thuế. Ngoài ra, Luật Quản lý thuế còn quy định về việc bảo mật thông tin về ngƣời nộp thuế và các trƣờng hợp cơ quan quản lí thuế đƣợc công khai thông tin vi phạm pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế. Tuy nhiên, còn một số vấn đề pháp lý liên quan đến thông tin về ngƣời nộp thuế chƣa đƣợc làm rõ, chƣa đƣợc quy định cụ thể, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện để làm sao ngành thuế Việt Nam có đƣợc cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, chính xác về ngƣời nộp thuế nhằm kiểm

soát đƣợc tất cả đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sách Nhà nƣớc; phát hiện và xử lí kịp thời các vƣớng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.

- Ý thức tuân thủ pháp luật quản lý thuế

Xu hƣớng quản lý thuế hiện nay ở nhiều nƣớc trên thế giới là tiếp cận quan điểm coi người nộp thuế là khách hàng của cơ quan thuế. Theo sát định hƣớng này, nhiều quốc gia đã theo đuổi mục tiêu chiến lƣợc trong quản lý thuế là tăng cường

tối đa sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Do đó, để việc quản lý thuế nói chung

và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng đi vào chiều sâu, pháp luật quản lý thuế Việt Nam nên hƣớng vào ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế.

Thứ nhất, sự thay đổi quan điểm về vị trí của ngƣời nộp thuế trong hệ thống

thuế từ vị trí là đối tượng bị quản lý sang vị trí là khách hàng nhằm đảm bảo sự tự nguyện cao nhất của ngƣời nộp thuế. Một cơ chế khuyến khích tối đa sự tuân thủ tự nguyện sẽ đảm bảo số thu NSNN và giảm gánh nặng cho cơ quan quản lý thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)