thông tin và thể thao
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và thông tin thể thao được Luật Bình đẳng giới quy định tại Điều 14, 15, 16. Nhóm các quyền này này thường liên quan đến học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và tiếp cận các kiến thức cũng như các nguồn thông tin khác nhau của phụ nữ.
* Quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của phụ nữ. Điều 14 Luật Bình đẳng giới quy định:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nói chung các quy phạm pháp luật hiện hành đều thể hiện ngun tắc khơng phân biệt giới tính và bảo đảm cho cả nam và nữ đều được thụ hưởng ngang nhau quyền được học tập, quyền được lựa chọn ngành, nghề đào tạo. Về nguyên tắc chung, cơ hội và điều kiện thụ hưởng các chính sách của nhà nước về giáo dục - đào tạo cũng được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ. Dưới các khía cạnh này, các quy phạm pháp luật hiện hành đã đạt được sự tương thích, phù hợp với các quy định của Luật Bình đẳng giới.
Về độ tuổi đi học, độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, Luật Giáo dục cũng quy định: ở tất cả các cấp học mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học, cao đẳng đều thể hiện nguyên tắc nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học (Điều 10, Điều 11, Điều 25, Điều 26 Luật Giáo dục năm 2005) [29]. Về lựa chọn ngành, nghề học tập nam, nữ có quyền bình đẳng như nhau. Đối với phụ nữ, việc thực hiện quyền này có ý nghĩa quan trọng bởi được tự quyết định lựa chọn ngành nghề sẽ giúp phụ nữ có cơ hội được tiếp cận và theo học các ngành, nghề khác nhau từ đó giảm thiểu sự phân biệt trong trình độ đào tạo và việc làm giữa nam giới và phụ nữ. Hiến pháp 1992 hiện hành tại Điều 59 và Điều 63 đều khẳng định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân; công dân nam, nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Nguyên tắc bình đẳng giới trong lựa chọn ngành, nghề học học còn đựơc quy định ở các văn bản pháp luật khác như: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 4, Điều 16), Bộ luật lao động; Quyết định số 07/2005/QĐ-BGDĐT ngày 4/3/2005 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Điều 5 khoản 1). Về cơ hội, điều kiện tiếp cận và hưởng thụ chính sách về giáo dục, đào tạo: Pháp luật hiện hành cũng thể hiện tinh thần không phân biệt đối xử nam, nữ trong điều kiện tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nhưng không quy định trực tiếp, cụ thể về nội dung bình đẳng giới như quy định tại
Luật Bình đẳng giới. Các quy định thể hiện gián tiếp nguyên tắc này tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Điều 16 quy định như sau: “1. Trẻ em có quyền được học tập. 2. Trẻ em ở bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục cơng lập khơng phải trả học phí” [21]; Luật Giáo dục năm 2005 quy định tại các Điều 86 khoản 1, Điều 89, 90, 91, 92, 114, 115, 116, 117; Về việc ưu tiên trong trường hợp mang theo con dưới 36 tháng tuổi: Đây là quy định mới của Luật Bình đẳng giới so với luật hiện hành, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ chăm sóc cho quyền của phụ nữ của Đảng và nhà nước. Về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Đối với việc quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo được xác định là quy định mới so với luật hiện hành nhưng quy định lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật thì luật hiện hành đã có những quy phạm điều chỉnh nội dung này. Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khoá học nghề ngắn hạn được hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn. Ưu tiên lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số; lao động nữ và lao động chưa có việc làm [38].
Để có cơ sở bảo vệ quyền của phụ nữ pháp luật còn quy định rõ các hành vi là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
- Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau;
- Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;
- Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khố đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
- Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới
* Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ. Điều 15 Luật Bình đẳng giới quy định:
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. 2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khố đào tạo về khoa học và cơng nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
Hoạt động khoa học và công nghệ được quy định ở các văn bản như: Hiến pháp 1992, Luật Khoa học cơng nghệ năm 2000; Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, Nghị định số 127/2004/NĐ- CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học, cơng nghệ và các văn bản khác có liên quan. Cụ thể Điều 60 của Hiến pháp 1992 hiện hành quy định: Cơng dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất….Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Điều 17 của Luật Khoa học công nghệ năm 2000 khẳng định và làm rõ hơn quyền của công dân không phân biệt nam, nữ trong hoạt động khoa học và cơng nghệ. Đó là: “1. Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ; ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; thành lập tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; 2. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bình đẳng, tự do sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật;…” [31].
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về cơ bản đã quy định khá đầy đủ, toàn diện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân không phân biệt nam, nữ trong hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy nhiên để thực thi các quy định tại Điều 15 Luật Bình đẳng giới thì hệ thống pháp luật hiện hành còn một số bất cập, hạn chế sau:
- Chưa quy định rõ quyền bình đẳng nam, nữ trong việc được tiếp cận, trực tiếp hoặc tham gia nghiên cứu khoa học công nghệ, phát minh, sáng chế, được bình đẳng trong việc thụ hưởng thành quả do việc nghiên cứu phát minh, sáng chế đó mang lại.
- Chưa quy định tỷ lệ nữ hàng năm ở các cấp, các cơ quan, đơn vị được chọn, cử đi thi tuyển, tham gia các khố học tập, nâng cao trình độ chun mơn, được phong học hàm, học vị theo quy định
- Chưa quy định sự ưu đãi về vật chất, tinh thần (như tiền lương, nhà ở…) cho những người đạt thành tích cao trong hoạt động nghiên cứu, sáng chế, ứng dụng khoa học… nhằm thu hút chất xám, thực hiện chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” nhất là đối với phụ nữ.
- Chưa quy định chế độ, chính sách cụ thể và khuyến khích đào tạo, sử dụng cán bộ khoa học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ tại chỗ.
* Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực văn hố - thơng tin và thể thao. Điều 16 Luật Bình đẳng giới quy định:
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao.
2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hố, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
Hoạt động trong lĩnh vực văn hố, thơng tin theo quy định của pháp luật bao gồm 10 nhóm hoạt động chủ yếu: Hoạt động thơng tin báo chí (Luật Báo chí, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001, Nghị định số 51/2002/NĐ- CP ngày 26/4/2002, Quyết định số 26/2002/QĐ-BVHTT ngày 26/9/2002…); Hoạt động xuất bản (Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành); Hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh (Luật Điện ảnh và các văn bản hướng dẫn); Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (Luật Sở hữu trí tuệ, Quyết định số 37/2006/QĐ-BVHTT ngày 24/3/2006); Hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hố cơng cộng; Hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, triển lãm văn hóa, nghệ thuật, nhiếp ảnh (Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29/3/2000, Quyết định số 29/2000/QĐ-BVHTT ngày 20/11/2000); Quyền tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật và quyền liên quan; Hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; Hoạt động văn hoá trong lĩnh vực di sản văn hoá, thư viện, cơng trình văn hố, nghệ thuật (Luật Di sản văn hố, Pháp lệnh thư viện); Hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hố, cơng bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.
Điều 30 Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhà nước và xã hội phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân; Và Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển tồn diện, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hố, hạnh phúc (Điều 31); Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí; có quyền được thơng tin; có quyền hội họp, lập hội… theo quy định của pháp luật (Điều 69). Luật Báo chí tại Điều 2 cũng quy định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận trên báo chí; nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ [23]. Cá nhân (công dân Việt Nam và cá nhân nước ngoài) được tham gia hoạt động xuất bản (Điều 1, 2 Luật Xuất bản) [36]…
Trong lĩnh vực thể thao bình đẳng giới cũng được xác định. Đó là khơng phân biệt nam, nữ đều có quyền bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục thể thao (Điều 4 Pháp lệnh thể dục thể thao) [44]; Đồng thời nhà nước có chính sách và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, trọng tài thể thao, cán bộ giáo viên, giảng viên chuyên ngành thể dục thể thao (Điều 5 Pháp lệnh thể dục thể thao). Như vậy nhìn nhận dưới giác độ của nguyên tắc bình đẳng giới và bảo vệ quyền của phụ nữ, có thể nói pháp luật hiện hành với những thuật ngữ chỉ chủ thể tham gia như “cá nhân”, “vận động viên”, “huấn luyện viên”, “trọng tài thể thao”, “cán bộ”, “giáo viên, giảng viên chuyên ngành thể thao” là những quy định chung áp dụng đối với cả hai giới, cho phép cả hai giới nam, nữ được tham gia hoạt động thể dục, thể thao và có thể đảm trách các công việc khác nhau trong hoạt động thể dục thể thao, kể cả thể thao có thành tích cao.
Các quy định pháp luật ghi nhận quyền của phụ nữ nói riêng và quyền bình đẳng giới nói chung đã là cơ sở quan trọng cho việc thực thi các quyền này trên thực tế. Những thành tựu về giáo dục trong thời gian qua đã minh chứng cho khẳng định đó. Cụ thể là tỷ lệ biết chữ cấp quốc gia đạt gần 90%. Tỷ lệ học
sinh nhập học ở bậc tiểu học gần như phổ cập. Sự khác biệt giới ở bậc tiểu học là rất nhỏ và chất lượng giáo dục cơ bản được nâng cao do áp dụng chương trình cải cách. Tỷ lệ biết chữ ở người lớn của nam và nữ đạt tương ứng là 96% và 91% Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế về giáo dục. Từ năm 1974 – 2005 Việt Nam có 484 học sinh tham dự các kỳ thi quốc tế, số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế là 415 (huy chương vàng: 95, huy chương bạc: 141, hương chương đồng: 154 và bằng khen: 24). Đặc biệt trình độ của chị em phụ nữ càng ngày càng tăng. Theo báo cáo của Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tại Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006 thì trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, bình đẳng giới cũng có những tiến bộ đáng kể, đội ngũ tri thức được tăng lên cả về số lượng, chất lượng, chiếm 37% trong tổng số có trình độ đại học, cao đẳng; nữ tiến sỹ chiếm 19,9%, nữ giáo sư, phó giáo sư chiếm 6,7%. Trong thời gian vừa qua chúng ta đã có rất nhiều dự án đầu tư cho phụ nữ, gần đây Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã hỗ trợ cho 25 nữ lãnh đạo Việt Nam trong khu vực công được đào tạo thạc sỹ trong thời gian một năm và 6 người hồn thành chương trình tiến sỹ trong 3 năm tại trường Đại học Cambridge [82].
Các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi các quyền của phụ nữ và các trẻ em gái. Song hàng loạt vấn đề tài chính cũng hạn chế sự tham gia của trẻ em gái vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số. Bởi hai phần kinh phí chi tiêu cơng cho giáo dục là dành cho các bậc học cao hơn. Điều này có lợi cho học sinh học các cấp cao và xuất thân từ các gia đình có thu nhập trung bình và thu nhập cao vì chỉ có một phần rất nhỏ người học lên sau tiểu học. Hơn nữa, do định kiến giới trong mỗi gia đình ở nơng thơn, vùng sâu, vùng xa là khi con họ đi học đặc biệt là trẻ em gái, họ đã mất một người lao động trong gia đình cũng như hoạt động tăng thu nhập khác. Ở một số vùng trong cả nước cơ sở vật chất là trường học và các trang thiết bị trường học cũng ảnh hưởng tới việc đi học của các em. Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 1998 thì có tới 9% các xã miền núi phía Bắc khơng có trường tiểu học. Cứ 3 người dân mù chữ thì 2 trong số đó là phụ nữ, số năm đi học bình
quân của nữ là 5,3 của nam là 6,5. ở các vùng cao tỷ lệ trẻ em gái đến trường chỉ đạt khoảng 15%. Xét trên quy mơ cả nước thì 12 tỉnh đứng cuối có tỷ lệ biết chữ trung bình ở phụ nữ vào khoảng 82%, trong đó tỷ lệ này ở 12 tỉnh đứng đầu là