Toán tử toán học

Một phần của tài liệu Tài Liệu Học Ngôn Ngữ Lập Trình C#_p2 docx (Trang 28 - 30)

Toán tửđược kí hiệu bằng một biểu tượng dùng để thực hiện một hành động. Các kiểu dữ liệu cơ bản của C# như kiểu nguyên hỗ trợ rất nhiều các toán tử như toán tử gán, toán tử toán học, logic....

Toán t gán

Đến lúc này toán tử gán khá quen thuộc với chúng ta, hầu hết các chương trình minh họa từđầu sách đều đã sử dụng phép gán. Toán tử gán hay phép gán làm cho toán hạng bên trái thay đổi giá trị bằng với giá trị của toán hạng bên phải. Toán tử gán là toán tử hai ngôi. Đây là toán tửđơn giản nhất thông dụng nhất và cũng dễ sử dụng nhất.

Toán t toán hc

Ngôn ngữ C# cung cấp năm toán tử toán học, bao gồm bốn toán tửđầu các phép toán cơ bản. Toán tử cuối cùng là toán tử chia nguyên lấy phần dư. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các phép toán này trong phần tiếp sau.

Các phép toán số học cơ bản (+,-,*,/)

Các phép toán này không thể thiếu trong bất cứ ngôn ngữ lập trình nào, C# cũng không ngoại lệ, các phép toán số học đơn giản nhưng rất cần thiết bao gồm: phép cộng (+), phép trừ (-), phép nhân (*), phép chia (/) nguyên và không nguyên.

Khi chia hai số nguyên, thì C# sẽ bỏ phần phân số, hay bỏ phần dư, tức là nếu ta chia 8/3 thì sẽđược kết quả là 2 và sẽ bỏ phần dư là 2, do vậy để lấy được phần dư này thì C# cung cấp thêm toán tử lấy dư sẽđược trình bày trong phần kế tiếp.

Tuy nhiên, khi chia cho số thực có kiểu như float, double, hay decimal thì kết quả chia được trả về là một số thực.

Phép toán chia lấy dư

Để tìm phần dư của phép chia nguyên, chúng ta sử dụng toán tử chia lấy dư (%). Ví dụ, câu lệnh sau 8%3 thì kết quả trả về là 2 (đây là phần dư còn lại của phép chia nguyên). Thật sự phép toán chia lấy dư rất hữu dụng cho người lập trình . Khi chúng ta thực hiện một phép chia dư n cho một số khác, nếu số này là bội số của n thì kết quả của phép chia dư là 0. Ví dụ 20 % 5 = 0 vì 20 là một bội số của 5. Điều này cho phép chúng ta ứng dụng trong

Ngôn Ngữ Lập Trình C#

vòng lặp, khi muốn thực hiện một công việc nào đó cách khoảng n lần, ta chỉ cần kiểm tra phép chia dư n, nếu kết quả bằng 0 thì thực hiện công việc. Cách sử dụng này đã áp dụng trong ví dụ minh họa sử dụng vòng lặp for bên trên. Ví dụ 3.17 sau minh họa sử dụng các phép toán chia trên các số nguyên, thực...

Ví dụ 3.17: Phép chia và phép chia lấy dư.

--- using System;

class Tester {

public static void Main() {

int i1, i2; float f1, f2; double d1, d2; decimal dec1, dec2;

i1 = 17; i2 = 4; f1 = 17f; f2 = 4f; d1 = 17; d2 = 4; dec1 = 17; dec2 = 4; Console.WriteLine(“Integer: \t{0}”, i1/i2); Console.WriteLine(“Float: \t{0}”, f1/f2); Console.WriteLine(“Double: \t{0}”, d1/d2); Console.WriteLine(“Decimal: \t{0}”, dec1/dec2); Console.WriteLine(“\nModulus: : \t{0}”, i1%i2); } } ---  Kết quả: Integer: 4 float: double: 4.25 4.25 decimal: 4.25 69

Toán tử Ý nghĩa

+= Cộng thêm giá trị toán hạng bên phải vào giá trị toán hạng bên trái

-= Toán hạng bên trái được trừ bớt đi một lượng bằng giá trị của toán hạng bên phải

*= Toán hạng bên trái được nhân với một lượng bằng giá trị của toán hạng bên phải.

/= Toán hạng bên trái được chia với một lượng bằng giá trị của toán hạng bên phải.

%= Toán hạng bên trái được chia lấy dư với một lượng bằng giá trị của toán hạng bên phải.

Modulus: 1

---

Một phần của tài liệu Tài Liệu Học Ngôn Ngữ Lập Trình C#_p2 docx (Trang 28 - 30)