NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Có 2 loại nguyên nhân chính:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh 2 ppsx (Trang 38 - 40)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 3.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HAØNG HOÁ

3.2. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ Có 2 loại nguyên nhân chính:

Có 2 loại nguyên nhân chính:

Nguyên nhân chủ quan (thuộc về doanh nghiệp) • Tình hình cung cấp (đầu vào);

• Chất lượng, chủng loại, cơ cấu hàng hoá; • Phương thức bán hàng, chiến lược tiếp thị; • Tổ chức và kỹ thuật thương mại.

Nguyên nhân khách quan (thuộc về bên ngoài hay còn gọi là môi trường kinh doanh)

79

• Chính sách vĩ mô của chính phủ nhằm ổn định hoá như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách về tỷ giá hối đoái;

• Tình hình xã hội: cơ cấu nền kinh tế, thu nhập, mức sống, tập quán, lễ hội, mùa vụ;

• Tình hình thế giới, khu vực: các khuynh hướng thương mại, xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá,…

• Những nguyên nhân bất thường và định tính về bản chất khác.

Trong khi phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, hẳn nhiên có một số vấn đề rất khó hoặc không thể “cân đo” được. Tuy vậy, để kết quả phân tích có giá trị, các nhân tố cần được cố gắng định lượng trong khả năng có thể. Chính thông tin được lượng hoá đó mới đúng nghĩa là “hệ thống thông tin hữu ích” của kế toán – cơ sở của các quyết định quản trị. Và chỉ có điều này mới làm cho phân tích hoạt động kinh doanh nên thuyết phục và sẽ là một hoạt động thường xuyên được quan tâm tại các doanh nghiệp.

Trong quá trình phân tích, ngoài các phương pháp kỹ thuật đã trình bày, đặc biệt là phương pháp hồi quy – rất hữu dụng, người ta còn vận dụng nhiều kiến thức về lý thuyết kinh tế và những thuật toán phức tạp khác, trợ giúp cho công tác phân tích.

3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

a. Tình hình cung cấp (thu mua)

Tình hình tiêu thụ, trước hết lệ thuộc vào tình hình cung cấp (đầu vào). Công thức chung dùng để so sánh:

Khối lượng hàng hoá mua thực tế

Khối lượng hàng hoá mua kế hoạch x 100% Phân tích nguyên nhân:

80

• Thị trường cung ứng;

• Năng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi; • Tổ chức, kỹ thuật tác nghiệp.

b. Tình hình dự trữ hàng hoá

Phân tích tình hình tồn kho:

Hàng tồn kho phải bảo đảm không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn (tăng chi phí sử dụng vốn) và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ (chứ không phải đầy đủ). Vì vậy, doanh nghiệp cần có bên cạnh các nhà cung cấp uy tín và bằng các hợp đồng lâu dài, ổn định. Tất nhiên, điều này không đơn giản – đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, luôn chịu nhiều biến động bất định.

Để đảm bảo nguồn cung cấp và giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, một số các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thường có những kế hoạch gìn giữ nguồn hàng thông qua việc đầu tư, ứng trước cho các nhà cung cấp hoặc trực tiếp tổ chức sản xuất và xuất khẩu.

Hệ hống tồn kho kịp thời – JIT: Just in time – mà người Nhật sử dụng rất hành công, có thể được tóm tắt rằng: cung ứng phải đúng lúc và đúng khối lượng cần thiết để chi phí hàng tồn kho thấp nhất và tiến đến bằng không. Nhưng sử dụng chúng để đạt hiệu quả là cả một nghệ thuật và không phải là điều dễ dàng.

Phân tích luân chuyển hàng hoá:

• Số vòng luân chuyển hàng hoá (số vòng quay kho); • Kỳ luân chuyển (số ngày cho 1 vòng).

(Phân tích cụ thể trong chương Phân tích tài chính) c. Giá bán

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh 2 ppsx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)