Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam và những yêu cầu đặt ra đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 37)

cầu đặt ra đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế hiểu một cách đơn giản nhất là quá trình Việt Nam “tìm tiếng nói chung”, làm bạn với các nƣớc trên thế giới để cùng phát triển, hoà nhập cùng sân chơi với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội, vừa có thách thức. Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lƣợng vật chất trên thị trƣờng mà phải thông qua hoạt đông của chủ thể. Cơ hội và thách thức cũng luôn vận động, biến đổi. Tận dụng đƣợc cơ hội sẽ đẩy lùi đƣợc thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngƣợc lại, không tận dụng đƣợc cơ hội thì thách thức sẽ lấn át, triệt tiêu cơ hội.

Đại hội IX của Đảng đã khẳng định tính tất yếu, đánh giá bản chất của toàn cầu hóa và cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với Việt Nam khi tham gia quá trình này : “ Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế”5

.

Nhƣ vậy, bằng quan điểm này, Đảng ta đã chỉ rõ rằng, “toàn cầu hóa” là xu thế khách quan. Tức là sẽ không thể đi ngƣợc lại mà chúng ta phải tìm những con đƣờng phù hợp, những cách thức phù hơp để hòa cùng quá trình đó.

Trƣớc đó, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định xây dựng một nền kinh tế mới hội nhập với khu vực và thế giới hƣớng mạnh về xuất khẩu.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 157. gia, Hà Nội, 2001, tr. 157.

Vấn đề đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng nhƣ pháp luật liên quan đến kinh tế, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng… xuất phát từ chính yêu cầu phục vụ công tác đổi mới đồng bộ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội đã đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức khởi xƣớng và phát động từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986). Pháp luật điều chỉnh các quan hệ thanh toán bằng L/C cũng nằm trong dòng chảy chung đó.

Trong thời kỳ từ 1975 đến 1986, đất nƣớc chuyển sang hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, do cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài, đã ảnh hƣởng đến nhiều mặt của đời sống, trong đó có hoạt động của các ngân hàng cũng nhƣ các hoạt động xuất nhập khẩu. Vì thế, tuy đã có một số chuyển biến nhƣng công tác xây dựng pháp luật vẫn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

Kể từ năm 1986, khi Đảng đổi mới mạnh mẽ phƣơng thức lãnh đạo, từng bƣớc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì công tác xây dựng pháp luật nói chung và xây dựng pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán bằng Thƣ tín dụng nói riêng đã có những chuyển biến. Kể từ đó, tầm quan trọng, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật đã đƣợc thể hiện một cách có hệ thống trong các Văn kiện Đại hội Đảng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII xác định : “ Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác”.6

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm đổi mới đã khẳng định một số nhận thức về cơ chế quản lý mới, đồng thời nhấn mạnh, phải tiếp tục “ hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế…hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ, cần thiết cho các hoạt động kinh tế”.7

Hơn lúc nào hết, chúng ta đã nhận ra vai trò quan trọng của pháp luật trong quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc và yêu cầu hoàn thiện nó để phục vụ quá trình này.

Nhìn lại lịch sử phát triển của mình, thực chất nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa giao thƣơng, tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khá lâu. Cách đây

6

Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.66.

7 Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 100-101. quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 100-101.

nhiều thế kỷ, những Lê Quý Đôn, Nguyễn Trƣờng Tộ…đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế, giao lƣu buôn bán với nƣớc ngoài. Tuy nhiên, chính sự hạn chế của thời đại cũng nhƣ hạn chế từ đặc điểm kinh tế xã hội của đất nƣớc vào thời gian đó, nên những nhận thức về sự hội nhập còn khá non nớt và mờ nhạt. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự tác động sâu rộng đến nền kinh tế của đất nƣớc kể từ sau khi Đảng ta đề ra đƣờng lối đổi mới. Chúng ta đã mạnh dạn tham gia vào quá trình hội nhập, đƣờng hoàng đón những cái mới, những cái tiến bộ và loại bỏ những cái xấu, cái hạn chế. Chúng ta không còn giống cha ông nhìn “những cái mới” với con mắt của kẻ sỹ phu nhìn thấy “đèn cầy treo ngƣợc”.8

Hệ thống pháp luật, chính sách quản lý, đặc biệt là pháp luật về kinh tế - thƣơng mại, tài chính – ngân hàng…còn thiếu nhiều, chƣa đồng bộ, chƣa đủ rõ ràng và thông thoáng để tạo ra một môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều biện pháp, chính sách tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc đƣợc quốc tế thừa nhận vẫn chƣa đƣợc ban hành. Trong khi đó chúng ta vẫn đang áp dụng nhiều biện pháp, chính sách không có trong thông lệ quốc tế hoặc không phù hợp với các nguyên tắc kinh tế quốc tế. Điều này là do hạn chế của lịch sử và việc khắc phục không thể một sớm một chiều. Nhƣng chúng ta phải nhận thức rằng, trong quá trình toàn cầu hóa, việc hiểu và vận dụng mềm mại các quy luật của nó sẽ chỉ đem lại lợi ích mà thôi.

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, điều không tránh khỏi là sẽ phát sinh nhiều điểm xung đột giữa hệ thống luật hiện tại với hệ thống luật quốc tế mà chúng ta sẽ tham gia. Dù không phải mọi quy định pháp luật quốc tế cũng là phù hợp và trong nhiều trƣờng hợp chúng ta vẫn có quyền có những quy định nghiêng về những lợi ích có tính đặc thù của xã hội và đất nƣớc. Nhƣng phải nghiêm túc mà nhìn nhận rằng, khi chúng ta gia nhập sân chơi chung, tức là mặc nhiên chúng ta phải chấp nhận những luật chơi chung nếu không muốn mình trở nên lạc lõng. Cho nên, về cơ bản, chúng ta phải có trách nhiệm làm cho hệ thống pháp luật của chúng ta phù hợp một cách “tương đối” với các quy định pháp luật quốc tế đang đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Điều này đặt ra một trách nhiệm nặng nề với các cơ quan có trách nhiệm lập pháp và lập quy Việt Nam.

Một ví dụ nhỏ là : Kết quả công tác rà soát, đối chiếu nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của Tổ chức Thƣơng mại thế giới cuối năm 2003 cho thấy, trong số 263 văn bản pháp luật đƣợc xem xét, có tới 52 văn bản pháp luật đƣợc kiến nghị sửa đổi và 42 văn bản quy phạm pháp luật đƣợc kiến nghị ban hành mới. Điều này cho thấy rằng, Việt Nam sẽ còn rất nhiều việc phải

8

Ở đây muốn đề cập đến lời trình của Nguyễn Trƣờng Tộ với vua nhà Nguyễn sau chuyến công du nƣớc Pháp.

làm để hệ thống pháp luật của chúng ta (đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan tới kinh tế, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng…) phù hợp một cách tƣơng đối với pháp luật quốc tế.

Ví dụ này một lần nữa gióng lên hồi chuông về chất lƣợng các văn bản pháp luật ở nƣớc ta. Lâu nay, chúng ta vẫn thừa nhận với nhau rằng hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta rối rắm và chồng chéo. Có khi có rất nhiều văn bản nhƣng lại không điều chỉnh hết các vấn đề. Rồi thì khi làm văn bản, các cơ quan có liên quan có xu hƣớng bảo vệ quyền lợi của mình chứ ít quan tâm đến lợi ích chung.

Chính quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình toàn cầu hóa cho chúng ta thêm một cơ hội rà soát lại các văn bản pháp luật của mình. Bỏ bớt đi những cái thừa, bổ sung thêm những cái thiếu và nâng cao chất lƣợng những văn bản hiện có cũng nhƣ những văn bản sẽ ban hành.

Ngƣời ta vẫn nói, khi chúng ta hội nhập tức là chúng ta phải chịu nhiều sức ép từ quá trình hội nhập đó. Nhƣng nếu đặt câu hỏi, chúng ta phải chịu sức ép đó là vì lý do gì? Xin thƣa, đó là vì chính chúng ta. Biết rằng hội nhập kinh tế quốc tế là chịu nhiều sức ép, là phải vƣợt qua khó khăn nhƣng hầu nhƣ ít có nƣớc nào từ chối hoặc đứng ngoài quá trình hội nhập đó. Mà ngƣợc lại, lại cố gắng để tham gia quá trình hội nhập đó. Vì sao vậy? Xin thƣa đó là vì chính những lợi ích mà quá trình hội nhập đó mang lại. Vì đó là cách để chúng ta thực sự trở thành một phần của nền kinh tế thế giới và hƣởng những điều mà nó đem lại.

Pháp luật suy cho cũng cũng là để phục vụ và bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, của nhân dân. Vì vậy, nếu thực tế đã chỉ ra quá trình hội nhập là tất yếu là cần thiết thì đƣơng nhiên pháp luật cũng phải hoàn thiện mình để phục vụ quá trình này.

Vậy quá trình hội nhập đặt ra những yêu cầu gì đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện ở pháp luật ở nƣớc ta nói chung và pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thƣ tín dụng nói riêng?Xin thƣa, nếu nói một cách ngắn gọn thì các yêu cầu đó là đủ và phù hợp!

Thế nào là đủ, đó là chúng ta phải có đủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh đầy đủ các quan hệ xã hội xuất hiện và có nhu cầu đƣợc điều chỉnh. Những quan hệ đó có thể là những quan hệ nội tại đang có hoặc những quan hệ xuất hiện từ quá trình hội nhập (chẳng hạn sự phát triển của mạng Internet, của thƣơng mại điện tử kéo theo nhu cầu phải có các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ này). Nhƣ vậy, chúng ta phải nắm bắt đƣợc sự xuất hiện và phát triển của các mối quan hệ trong xã hội. Và khi mối quan hệ nào xuất hiện những yêu cầu bức bách

phải có các quy phạm điều chỉnh, chúng ta phải lập tức ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó, lĩnh vực đó.

Thế nào là phù hợp? Tức là các quy định pháp luật của ta phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đa phần các thông lệ quốc tế là đã đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở các quốc gia khác, nhƣ vậy, tính hợp lý của nó chắc chắn rất cao. Bởi vậy, khả năng phù hợp với chúng ta là không thấp. Tất nhiên, phù hợp không có nghĩa là chúng ta phải hoàn toàn sao chép lại một cách máy móc các quy định pháp luật quốc tế. Chúng ta phải có sự sửa đổi, chỉnh lý cho phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội ở nƣớc ta. Có vậy, hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm này mới cao hơn.

Ở đây, có một vấn đề có tính thực tế, đó là sức ép về việc hoàn thiện văn bản pháp luật khi hội nhập kinh tế quốc tế là rất mạnh mẽ với hầu hết các quốc gia. Vì vậy, đã có nhiều cách lựa chọn khác nhau, giải pháp khác nhau để xử lý vấn đề này. Có quốc gia thì lựa chọn giải pháp cho ra đời ào ạt các văn bản bằng cách thuê các chuyên gia nƣớc ngoài “sản xuất” văn bản sao cho đủ và kịp tiến trình. Có quốc gia lại chọn giải pháp cho ra đời vội vã những văn bản mà tính khả thi thấp….Việt Nam không lựa chọn hành xử nhƣ vậy. Chúng ta thừa nhận các yêu cầu và sức ép của quá trình hoàn thiện pháp luật khi hội nhập. Chúng ta ý thức rõ đó là việc phải làm nhƣng cũng ý thức rõ là không phải làm bằng mọi cách và trả bằng mọi giá. Chúng ta có cách lựa chọn riêng để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, trình độ lập pháp cũng nhƣ những điều kiện hiện có khác của mình.

Từ hai yêu cầu đủ và phù hợp trên đặt ra cho chúng ta nhiều nhiệm vụ nặng nề. Trƣớc tiên là phải rà soát và hệ thống lại hệ thống văn bản pháp luật. Loại bỏ những văn bản thừa, mâu thuẫn. Sau đó phải so sánh đối chiếu với các quy định pháp luật quốc tế và về cơ bản làm cho pháp luật nƣớc ta phù hợp với chúng. Tất nhiên, nhƣ đã nói ở trên, chúng ta sẽ bảo lƣu, sẽ giữ lại những quy phạm phù hợp. Các quy định pháp luật quốc tế muốn đƣợc thừa nhận ở Việt Nam thì phải phù hợp với những nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thƣ tín dụng. Rất nhiều vấn đề trong số đó đặt ra từ những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam cũng nhƣ những nghĩa vụ phải thực hiện khác khi trở thành thành viên của tổ chức này.

Một ví dụ nhỏ chính là việc theo nhƣ cam kết, Việt Nam sẽ phải có một lộ trình để mở cửa cho các ngân hàng nƣớc ngoài vào hoạt động một cách bình đẳng ở Việt Nam.

Nhƣ vậy có nghĩa là những hạn chế đối với sự hiện diện hiện nay của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ các điều kiện khó khăn để phát triển các chi

nhánh của họ sẽ bị dỡ bỏ. Và nhƣ vậy chúng ta hoàn toàn có thể hình dung thấy trƣớc viễn cảnh sự tham gia mạnh mẽ của các ngân hàng nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam, một thị trƣờng vốn đƣợc đánh giá cao về sự phát triển trong thời gian gần đây. Sự hiện diện của các ngân hàng nƣớc ngoài sẽ kéo theo sự xuất hiện của một loạt cách dịch vụ mới mẻ và chuyên nghiệp. Điều này buộc các ngân hàng Việt Nam phải hoàn thiện mình, nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm nếu không muốn thua ngay trên sân nhà của mình.

Ngoài ra, theo quy định tại tiểu mục d mục B phần 7 của Biểu cam kết dịch vụ khi gia nhập WTO của Việt Nam, thì các dịch vụ thanh thanh toán (trong đó có thanh toán quốc tế) của ngân hàng nằm trong phần mở cửa mà không có hạn chế hoặc giới hạn gì đặc biệt, nghĩa là sự hiện diện của các ngân hàng nƣớc ngoài đến đâu (dù dƣới hình thức nào) thì về cơ bản họ sẽ đƣợc triển khai các dịch này đến đấy. Nghĩa là ngay từ lúc này, sức ép đối với việc hoàn thiện các sản phẩm liên quan đến thanh toán quốc tế của các ngân hàng đã là rất lớn.

Để tạo ra một môi trƣờng chuyên nghiệp và bình đẳng, pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này cũng phải có sự hoàn thiện để thực sự tạo ra một hành lang pháp lý đủ “rộng”, đáp ứng đƣợc yêu cầu sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng đã, đang và sẽ xuất hiện, phát triển.

Vấn đề nói ra thì đơn giản, nhƣng thực hiện lại là một công việc hết sức nặng nề. Trách nhiệm này đặt lên vai những cơ quan quản lý nhà nƣớc, những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)