1.1. Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm
1.1.3. nghĩa của việc làm và giải quyết việc làm
Việc làm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống con người, làm cho xã hội luôn phát triển, quan hệ việc làm có thể là quan hệ tiền quan hệ lao động, có thể đan xen với quan hệ lao động, không có việc làm thì không thể có quan hệ lao động.
Việc làm đem lại thu nhập cho người lao động, giúp họ nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp một phần vào sự phát triển của xã hội. Việc làm là điều kiện tiên quyết giúp con người tồn tại, hòa nhập vào cộng đồng cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng xã hội. Thông qua việc làm mọi người lao động có điều kiện khẳng định mình trong cuộc sống và luôn hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp.
Đối với mỗi quốc gia thì việc làm lại là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển, tiến bộ của quốc gia, bởi thế giải quyết việc làm phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội. Một xã hội phát triển bền vững phụ thuộc vào sự nỗ lực quan tâm giải quyết việc làm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Nước ta vẫn là nước nghèo, thu nhập quốc dân còn thấp so với thế giới, vì vậy để phát triển xã hội cần xác định giải quyết được việc làm cho nhân dân, tạo thu nhập cho mọi người dân có điều kiện để ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, giải quyết được việc làm sẽ tránh hoặc hạn chế được tình trạng người không có việc làm, ổn định trật tự xã hội, giảm tỷ lệ người vi phạm pháp luật do thiếu công ăn việc làm, hạn chế được sự mất ổn định kinh tế của đất nước. Đồng thời, qua đó cũng ổn định được chính trị, bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Bởi vì tình hình chính trị phụ thuộc và gắn bó hữu cơ với sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Một khi tỷ lệ người thiếu việc làm ngày càng tăng sẽ kéo theo các tệ nạn xã hội nảy sinh, gây mất ổn định trật tự xã hội, có thể gây ra biến động ảnh hưởng đến tình hình chính trị của quốc gia. Đặc biệt khi chúng ta gia nhập WTO, cũng như chúng ta là thành viên của tổ
chức ASEAN thì song song với những thuận lợi cũng là những khó khăn, thách thức cho nền kinh tế buộc chúng ta phải có bước đi cho phù hợp. Tình hình về người lao động có trình độ kỹ thuật tay nghề, có tính kỷ luật lao động, có tác phong công nghiệp, năng động… là những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta còn phải quan tâm hơn nữa.