Quy định cụ thể về người phiên dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94 - 97)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Quy định cụ thể về người phiên dịch

Theo Điều 24 BLTTHS quy định "Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có người phiên dịch".

Như trên đã phân tích: người DTTS thường là những người hạn chế về nhận thức, hiểu biết pháp luật, trình độ dân trí thấp, dễ mặc cảm, tự ti, dễ tổn thương, rất ít người biết tiếng Việt...Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp họ tham gia tố tụng mà không biết tiếng Việt thì cần phải có người phiên dịch. Để đảm bảo quyền lợi của họ BLTTHS khoản 1 Điều 64 quy định "Người phiên dịch do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án yêu cầu trong trường hợp có người tham tố tụng không sử dụng được tiếng Việt".

Với quy định trên cho thấy: CQĐT, VKS hoặc Tòa án khi có người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt thì CQTHTT có thể mời bất cứ trường hợp nào để phiên dịch miễn họ biết tiếng phổ thông bởi vì Luật không quy định những trường hợp nào mới được phiên dịch, điều này gây bất lợi cho bị can, bị cáo.

Điểm a, b khoản 3 Điều 61 BLTTHS quy định về nghĩa vụ của người phiên dịch: người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:

a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 42 của Bộ luật này;

b) Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó viện trưởng viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký tòa hoặc đã tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định trong vụ án đó.

Với quy định trên cho thấy, các CQTHTT không có nghĩa vụ phải loại trừ những đối tượng không được phiên dịch quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này mà quy định nghĩa vụ từ chối hoặc thay đổi thuộc về người phiên dịch. Vì vậy, dẫn tới nhiều trường hợp người phiên dịch họ khai báo gian dối nói là không có quan hệ thân thích của những bị can, bị cáo, bị hại...dẫn đến nhiều trường hợp họ không vô tư, trong thực tế nhiều trường hợp CQTHTT lại rất khó chứng minh được mối quan hệ thân thích của họ. Trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung chỉ hỏi họ là có mối quan hệ như thế nào với bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự...Quy định như vậy nên không ngoại lệ có trường hợp khai báo gian dối. Thêm vào đó, BLTTHS không có điều luật nào quy định CQTHT phải chứng minh họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, hoặc chứng minh mối quan hệ họ hàng thân thích với bị can, bị cáo... mà BLTTHS chỉ quy định tại khoản 2 Điều 61 "Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và phải dịch

trung thực; không được tiết lộ bí mật điều tra; nếu dịch gian dối thì người

phiên dịch phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 Bộ luật hình sự".

Với quy định như trên, người phiên dịch chỉ có nghĩa vụ dịch trung thực và nếu không trung thực thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn

trong trường hợp họ khai báo gian dối, ví dụ: người phiên dịch là những người hàng thân thích của bị can, bị cáo, người bị hại nhưng họ khai không có mối quan hệ họ hàng thân thích... trường hợp này theo quy định của BLTTHS họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà BLTTHS chỉ quy định khi trong trường hợp CQTHTT hoặc người tham gia tố tụng chứng minh họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì chỉ họ cũng thuộc trường hợp "từ chối phiên

dịch". Với những quy định còn bất cập của BLTTHS như trên đã phân tích vô

hình chung đã hạn chế rất lớn quyền và lợi ích của bị can là người DTTS. Vì vậy, đề nghị thay đổi quy định tại Điều 61 BLTHS cụ thể như sau:

1."Người phiên dịch là người có kiến thức pháp luật được Cơ quan

tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật để phiên dịch trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.

2.Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và phải dịch trung thực, khai báo trung thực; không được tiết lộ bí mật điều tra; nếu dịch gian dối, khai báo gian dối thì người phiên dịch phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật hình sự".

Quy định như vậy mới đảm bảo quyền và lợi ích của bị can, bị cáo là người DTTS vì đã là người phiên dịch (người tham gia tố tụng) phải có trình độ nhất định, hiểu biết pháp luật mới phiên dịch đầy đủ, khách quan tình tiết vụ án. Còn quy định biết tiếng Việt theo như BLTTHS hiện nay là không đảm bảo tính khách quan. Hiện nay, người phiên dịch Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu thường là những già làng, trưởng bản, đoàn thanh niên...họ không am hiểu về luật hoặc có chăng rất hạn chế.

Trong khi đó tại Điều 60 BLTTHS quy định "Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật". Quy định này nhằm đảm bảo cho

kết quả đảm bảo được khách quan, giải quyết vụ án đúng người, đúng tội...Vì vậy, đối với người phiên dịch cũng cần có những điều kiện nhất định như: am hiểu pháp luật, có trình độ.. bên cạnh đó họ được hưởng các chế độ đãi ngộ, được trả thù lao do Nhà nước quy định. Yêu cầu cấp thiết của việc thành lập trung tâm ngôn ngữ khi cần trưng cầu người phiên dịch, CQTHT tiến hành trưng cầu để đảm vụ án được giải quyết nhanh chóng, khoa học, khách quan, tránh tình trạng oan, sai chỉ vì người phiên dịch có như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo của người DTTS mới được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có bị can là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 94 - 97)