1.4 .VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2. THÀNH TỰU TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ BẢ NỞ VIỆT
2.2 MỘT SỐ LĨNH VỰC TIÊU BIỂU XÂY DỰNG CƠ BẢN THÀNH
2.2.1 GIAO THÔNG VẬN TẢI
Những bước tiến của giao thông vận tải Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới đã được nhà nước và nhân dân ghi nhận. Hàng loạt những công trình giao thông quy mô lớn, tầm cỡ khu vực và trên thế giới đã được xây dựng như cầu Mỹ Thuận, cầu Thanh Trì, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, đường cao
Minh, cảng nước sâu Cái Lân….Đây là những minh chứng sinh động về sự chuyển biến rõ rệt trong bộ mặt kết cấu hạ tầng giao thông đất nước. Mạng lưới đường giao thông nông thôn, đường tới vùng sâu, vùng xa trong thời gian qua cũng cơ bản được hình thành và đã cả thiện đáng kể cuộc sống của nhân dân, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Từ hơn 1000 xã không có đường ô tô đến trung tâm, đến nay toàn nước chỉ còn trên 300 xã. Những cây cầu mới vượt sông đã dần xoá đi các bến đò ngang đầy nguy hiểm. Và hơn thế nữa, những con đường, cây cầu còn góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương. Phong trào nhà nước và nhân dân cùng lam từ một số địa phương đồng bằng Bắc Bộ đã lan rộng cả nước. Đối với đương sắt, những kỳ tích đặc biệt về tần suất và thời gian chạy tàu cũng được lặp nên nhờ việc đầu tư nâng cấp, đóng mới phương tiện. Ngành hàng hải cũng đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để mở rộng, sửa chữa, nâng cấp các cảng, đóng mới và sửa chữa các tàu vận tải lớn phục vụ tuyến vận tảI Viễn Dương. Ngành hàng không dân dụng đã có những bước tiến lớn trong việc xây dựng, mở thêm sân bay, mở các đường tuyến, đường bay, mua sắm các máy bay hiện đại như AIRBUS, BOING, làm thay đổi hẳn bộ mặt của hàng không Việt Nam. Trong lĩnh vực công nghiệp giao thông vận tải, ngành đóng tàu và sản xuất ô tô phát triển rất nhanh chóng những năm gần đây. Nhiều sản phẩm như xe bus của Vinamôtô, tàu thuỷ của Vinashine đã từng bước được thị trường chấp nhận và dành được tín nhiệm của khách hàng trong nước và quốc tế(17)(24).
2.2.2 Xây dựng hệ thống công trình điện
Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên ngành điện, những công trình điện thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản đã có những thay đổi và bước tiến quan trọng. Hàng loạt những công trình thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Yarly, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đường điện 500Kv Bắc- Nam và công trình thuỷ điện Sơn La đang được gấp rút thực hịên. Cho đến nay, về cơ bản, chúng ta đã tự đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, trong hiện tại và
tường lai, chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều, đặc biệt, yêu cầu về xây dựng cơ bản vơí công tác xây dựng cơ bản mới, duy tu, bảo dưỡng những công trình xuống cấp, thay thế những hạng mục cũ không còn đáp ứng được yêu cầu(19).
2.2.3 Hệ thống công trình thuỷ lợi
Là một quốc gia có tiềm năng nông nghiệp, nhà nước ta luôn có sự quan tâm, đầu tư đúng mức để nông nghiệp luôn đáp ứng những nhu cầu trong nước và một phần dành cho xuất khẩu. Với khoảng 83 triệu dân, thì đây là một trong những ưu tiên để có thể đảm bảo sự ổn định nội bộ. Từ đó, một nhiệm vụ đã đặt ra cho xây dựng cơ bản là phải tạo ra hệ thống các công trình thuỷ lợi đủ sức đáp ứng các yêu cầu của nông nghiệp và xây dựng cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ này với một mạng lưới đồng bộ từ các đập nước, đê bao, các công trình trạm bơm, mương dẫn, hồ điều hoà.
2.2.4 Hệ thống các nhà máy, trường học, bệnh viện và các công trình khác cũng được ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đất nước, an ninh, quốc phòng. Là quốc gia được xếp vào nhóm phát triển, với khả năng cao nhất của mình, nhà nước ta vẫn có những giải pháp hợp lý để cố gắng có những gì tốt nhất trong thực lực của mình. Những nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất,…liên tục được nâng cao và xây dựng mới, hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở chữa bệnh từ trung ương đến địa phương ngày càng được đầu tư tốt hơn. Điều này đã chứng minh qua công tác phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo với hơn 100 trường cao đẳng, hàng ngàn trường trung cấp, dạy nghề, hàng chục ngành các trường phổ thông chất lượng cao đã góp phần đưa giáo dục Việt Nam xếp hạng cao trong khu vực và trên thế giới.
Xây dựng cơ bản với tính chất nhiệm vụ là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, chứa đựng một số lượng công việc và phạm vi hoạt
bản mà nằm rải rác, xen kẽ trong những ngành, lĩnh vực khác nhau. Do đó, để hiểu được nội dung của vấn đề, chúng ta phải có một cái nhìn tổng thể, một cách đánh giá cặn kẽ, hiểu sâu và rộng về những đặc điểm, tính chất của chúng…
2.3. Một số công trình tiêu biểu của xây dựng cơ bản
Đường hầm đèo Hải Vân được trao giải thưởng giải pháp kỹ thuật xuất sắc(20). Đây là dự án được tuyển chọn từ 160 dự án cơ sở hạ tầng tham gia dự tuyển trong năm 2006. Dự án hầm đường bộ nằm trên quốc lộ 1 đoạn đường Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng dài 6,6km xuyên qua núi đá. Đây là một công trình lớn đòi hỏi đầu tư và kỹ thuật cao trong quá trình thiết kế và thi công. Ban quản lý dự án 85 và liên doanh tư vấn đã sử dụng công nghệ đào hầm mới NATM của Aó. Công nghệ này lần đầu tiên áp dụng và đã thành công ở Việt Nam. Các giải pháp kỹ thuật đưa ra khắc phục được tình trạng sạt đất, sụt lún, nước ngầm. Khả năng định vị hầm rất to. Khi đào thông chỉ chênh nhau 2,5 cm. Đường hầm đèo Hải Vân đưa vào hoạt động đã đem lại lợi ích rất lớn, vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa giảm 3/4 thời gian lưu thông so với đi qua đường đèo cũ.
Hệ thống cảng biển của Việt Nam có hơn 24 cảng lớn nhỏ với tổng chiều dài tuyến mép bến hơn 26 km và hơn 100 phao (nếu tính theo chủ thể cảng, chúng ta có 126 cảng). Trong 10 năm trở lại đây, đầu tư xây dựng mới tăng khoảng 40%. Vai trò của cảng biển là cực kỳ quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt đầu từ năm 2000, bên cạnh các hệ thống cảng cũ, chúng ta đã nghiên cứu, đầu tư, xây dựng, mở rộng các cảng và gắn với khu vực công nghiệp như cảng Cái Lân, Đình Vũ, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất, Cái Mép, Thị Vải. Trong đó cảng Cái Lân, Dung Quất, Cái Mép, Thị Vải đóng vai trò quan trọng và được nhà nước hết sức quan tâm(17, chương 1)(22).
Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền là cây cầu treo dây văng lớn và hiện đại bậc nhất Đông Nam Á hiện nay. Việc thực hiện công trình này phần lớn
do các kỹ sư và công nhân Việt Nam và một phần nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài. Sự thành công của công trình này là một bước tiến quan trọng trong công tác xây dựng cơ bản, mở ra cơ hội giao lưu, phát triển kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long(23).
Đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ là con đường hiện đại bậc nhất nước ta hiện nay với cơ sở vật chất và các công trình hỗ trợ, là công trình có tính chất chiến lược trong mạng lưới giao thông của Việt Nam.
Thuỷ điện Hoà Bình công suất 1920 MW là công trình thuỷ điện lớn bậc nhất Đông Nam Á được xây dựng trên dòng sông Đà. Công trình này thể hiện khả năng chinh phục tự nhiên của con người Việt Nam. Chúng ta cũng đã, đang gấp rut hoàn thành thuỷ điện Sơn La với công suất còn lớn hơn. Bên cạnh đó, hàng trăm công trình khác như các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy, các hạng mục, đường xá, cầu cống, đê điều, trong đó phải kể đến khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, công trình nhà Quốc hội – những dấu ấn đậm nét của công tác xây dựng cơ bản.
3. Thất thoát vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản- Sự xuống cấp của các công trình, bài toán đang cần lời giải đáp
3.1 Thất thoát vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Khối lượng công việc lớn, phạm vi hoạt động cùng với thời gian thực hiện kéo dài, trải qua nhiều công đoạn, nhiều khâu phức tạp và nhiều đối tượng có liên quan, số lượng đầu vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó chủ yếu từ ngân sách nhà nước còn chưa hợp lý, có thể nói là vừa thiếu, vừa yếu. Điều này đã dẫn đến một thực trạng là trong những năm qua, số tiền thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, mang tính công khai, trắng trợn, dễ thấy và dễ gặp. Những người trực tiếp làm công việc này cũng có thể nói một cách vô tư “chỉ cần làm vài ba công trình kiểu này là đủ tiêu đến hết đời”. Những cá nhân, tổ chức, dù ít kiến thức chuyên môn khi xem xét cũng có thể thấy là có thất thoát và thất
tư xây dựng cơ bản ngày 10/11/2005 của Bộ Công an, Tiến sĩ Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ công an nhấn mạnh “tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra ở hầu hết các khâu, từ lập dự án, khảo sát thiết kế, đầu tư đến thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình và có diễn biến phức tạp và ngày càng quan trọng.”
Từ thực tế đánh gía và nhận thức rõ vai trò quan trọng của xây dựng cơ bản, theo thống kê tổng hợp các ngành, lĩnh vực, các địa phương, bình quân từ năm 2001-2005, chiếm khoảng hơn 30% GDP . Đây là một con số khổng lồ thể hiện đầy đủ, rõ nét sự đánh giá cao của nhà nước. Bên cạnh đó, theo báo cáo điều tra của ngành công an, mức độ thất thoát trong xây dựng cơ bản ở nước ta luôn duy trì ở mức độ cao từ 20 đến 40% tổng mức vốn đầu tư. Như vậy, nếu chỉ tính mức thấp nhất là 20% thì mỗi năm nhà nước mất hàng tỷ USD.
Trong vụ án PMU 18(25,26), Ban quản lý dự án không phải là sản phẩm riêng của ngành giao thông vận tải. Nó hoạt động trên qui chế quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng chuyên nghiệp hoá. Theo qui chế đó, các tổ chức tham gia dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bao gồm cấp quyết định đầu tư, với dự án quan trọng của Quốc gia là Chính phủ. Đối với dự án nhóm AB, Bộ giao thông vận tải- chủ đầu tư thành lập và uỷ quyền cho các PMU là các đơn vị sự nghiệp kinh tế thực hiện một số dự án theo kế hoạch được giao. Về khách thể là doanh nghiệp tư vấn thiết kế, giám sát thi công, cung ứng thiết bị.Về nguyên tắc, các doanh nghiệp này phải đấu thầu cạnh tranh để nhận được hợp đồng. Quan hệ giữa Bộ giao thông vận tải và PMU18 là giao việc, nhưng trong thực tế vẫn mang tính xin cho. Quan hệ chủ thể, khách thể cũng không phải là đấu thầu lành mạnh do mối quan hệ trên dưới, quan hệ người nhà trong ngành hình thành từ nhiều năm nay. Bộ giao thông vận tải vừa là cấp trên của PMU vừa là cấp trên của 9 nhà thầu tư vấn thiết kế và thi công chủ lực hiện nay. Bộ thông qua các PMU tổ chức đấu thầu theo qui định của nhà nước. Nhưng lại có đồng thời sự ngầm chia việc cho
các doanh nghiệp trực thuộc không bị đói việc, dù có thể nó còn khá non yếu, kém cỏi, nghĩa là ai trúng thầu đôi khi đã dự tính trước. Cơ chế cạnh tranh không bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Điều này đã bị một số cán bộ chủ đầu tư PMU lợi dụng, làm giảm tính trung thực của đấu thầu.
PMU 18 là biểu hiện sự khép kín với hai đặc trưng biến tướng:
Thứ nhất(25), thiết lập PMU gia đình, tổng giám đốc PMU 18 giai đoạn 94-94 Nguyễn Việt Tiến lên làm Thứ trưởng, phục trách các dự án ODA tiếp sức cho PMU 18. Hơn 10 năm qua, PMU 18 đã thực hiện hơn 15 dự án loại này, với số vốn khoảng hơn 20 000 tỷ đồng, chiếm 90% tổng số vốn các dự án được giao. PMU 18 còn được coi là sân sau của Nguyễn Việt Tiến với một số người kế nhiệm được ông ta nâng đỡ và con cháu của ông ta. Bản thân PMU 18 cũng có những sân sau.
Thứ hai(25), về mô hình tổ chức, các PMU khác kết hợp quan hệ ngang với quan hệ dọc, vừa có phòng nghiệp vụ như kỹ thuật kế hoạch, vừa có phòng dự án PID, kiểm tra lẫn nhau dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Còn PMU 18 gần như khép kín theo quan hệ dọc sau khi biến hai phòng nghiệp vụ và kỹ thuật thành PID. Các PID phụ trach một hoặc hai dự án từ khâu đầu đến khâu cuối và trưởng PID phải báo cáo với Bùi Tiến Dũng. Mô hình này triệt tiêu sự kiểm tra ngang, chéo và Bùi Tiến Dũng có điều kiện lộng hành.
Ví dụ: Chỉ đạo nhà thầu mua sai chủng loại và số lượng ô tô là hết sức vô lý, nhưng vẫn êm thấm vì có PID trưởng là Phạm Tiến Dũng chấn ở cửa này.
Tại sao PMU 18 được Bộ giao thông vận tải giao liên tục gần 20 dự án với tổng mức đầu tư hơn hẳn các PMU khác? Sự thật nằm tron mối quan hệ hai bên cùng có lợi. PMU 18 luôn đứng hàng đầu về số lượng, chất lượng xe sang, mới, trang bị cho vài lãnh đạo Bộ, văn phòng, các Cục thuộc Bộ giao thông vận tải mượn. Chi phí cho một số hoạt động cơ quan Bộ giao thông vận
bao, nhận con cháu, họ hàng của lãnh đạo Bộ về làm việc ở PMU, tổ chức đi nước ngoài như dư luận đã nói là có căn cứ. Bùi Tiến Dũng bằng phương thức thông qua nhà thầu, nhất là các sân sau để rút ruột dự án, mua dự án. PMU 18 đã thực hiện được từ sân sau của vài lãnh đạo Bộ trở thành sân sau của Bộ giao thông vận tải. Điều đáng chú ý ở đây là cách làm của PMU 18 đã tạo ra cuộc đua để mua dự án. Như một luật bất thành văn, PMU nào muốn được giao dự án phải đấu thầu. Người thắng thầu mạnh cả thế và lực, đa dạng hoá các hình thức hối lộ, kín đáo và biến tướng thành tình cảm. Do chi phối được chủ đầu tư và một số cơ quan liên quan khác, các nhân vật PMU 18 có điều kiện hợp thức về qui trình, thủ tục, nhiều vi phạm nghiêm trọng như bán các thông tin về đấu thầu, chỉ định thâù, thông đồng với nhà thầu rút ruột công trình. Riêng thủ đoạn thay đổi thiết kế, vật liệu trong quá trình thi công, tạo tình huống, sự cố hay phát sinh khối lượng bổ sung công trình có lợi cho nhà thâù…Phần lớn chúng được hợp thức bằng sự thẩm định của các cơ quan nghiệp vụ cấp trên và quyết định của chủ đầu tư. Không ít cây cầu, con đường chất lượng kém, dự toán đội lên không hợp lý. Nhưng đều có đủ chữ ký nghiệm thu hoặc phê duyệt của cơ quan chuyên môn.
Với mệnh danh “con bạc triệu đô”, với lượng tiền đánh bạc và tài sản khổng lồ, nhưng đó mới chỉ là một Bùi Tiến Dũng, bên cạnh đó còn Nguyễn Việt Tiến, Phạm Tiến Dũng và rất nhiều đối tượng khác. Chúng ta có thể hiểu khối lượng tài sản mà các đối tượng này bòn rút từ công trình mà phần lớn là