Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tổ chức và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 80 - 82)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản

3.2.1. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tổ chức và

Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có giá trị pháp lý cao nhất quy định về tổ chức, quản trị NHTMCP là Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, thay thế cho Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004 (Luật các TCTD cũ). Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trực tiếp, cụ thể về tổ chức và hoạt động của NHTMCP là Nghị định 59/2009/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/9/2009) nhưng căn cứ để ban hành văn bản này là Luật các TCTD cũ. Bên cạnh đó, Thông tư 06/2010/TT-NHNN hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành NHTM (đang có hiệu lực) được ban hành cũng căn cứ vào Luật các TCTD cũ và Nghị định 59/2009/NĐ-CP.

Về lý thuyết, các văn bản cụ thể hoá, chi tiết hoá (Nghị định, Thông tư) là văn bản phái sinh từ một văn bản “gốc” (Luật) nên khi văn bản “gốc” (Luật) bị mất hiệu lực thì văn bản đó cũng sẽ mất hiệu lực theo. Cho dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định: văn bản quy định chi tiết… phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết” (khoản 2 Điều 8) nhưng có rất nhiều trường hợp văn bản mới có hiệu lực rồi nhưng văn bản quy định chi tiết vẫn chưa được ban hành

Thực tế này dẫn đến việc rất nhiều quy định về tổ chức và quản trị NHTMCP, trong đó có các quy định về thành viên HĐQT độc lập tại Nghị định 59/2009/NĐ-CP và Thông tư 06/2010/TT-NHNN đã hết hiệu lực thi hành, không có giá trị áp dụng; bản thân các quy định này tại Nghị định 59/2009/NĐ- CP đã được luật hóa trong Luật các TCTD năm 2010.

Mặc dù thực tế này đã tồn tại trong một thời gian dài (từ thời điểm Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực, ngày 01/01/2011) nhưng vẫn chưa được khắc phục. Trong khi đó, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (trong trường hợp này là Chính phủ và NHNN) phải rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan

nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

Như vậy, để đảm bảo hiệu lực, tính khả thi, thống nhất và đồng bộ của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, quản trị NHTMCP, Chính phủ và NHNN phải sớm thực hiện việc rà soát Nghị định 59/2009/NĐ-CP, Thông tư 06/2010/TT-NHNN và các văn bản pháp luật có liên quan về tổ chức, quản trị NHTMCP nói chung, về thành viên HĐQT độc lập nói riêng để tăng cường hiệu lực, hiệu quả áp dụng đối với các quy định này.

Kết quả của quá trình rà soát này có thể dẫn đến việc ban ban hành Nghị định mới quy định về tổ chức, quản trị NHTM đảm bảo tính cập nhật, phù hợp tình hình thực tiễn hệ thống các NHTMCP và hướng đến tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ tốt về QTCT nói chung, về thành viên HĐQT độc lập nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập trong ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam (Trang 80 - 82)