Tính hệ thống:

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán quốc tế ĐHQG Hà Nội (Nguyễn Xuân Thơm vs Nguyễn Văn Hồng)- 3 ppsx (Trang 28 - 30)

Tính hệ thống trong giao tiếp đàm phán đòi hỏi người giao tiếp phải tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả giao tiếp là khả năng giao tiếp của nhà đàm phán. Bản thân khái niệm khả năng giao tiếp (comunicative competence) cũng là một hệ thống các khả năng, bao gồm khả năng ngữ pháp, khả năng ngôn ngữ - xã hội, khả năng ngôn bản và khả năng chiến lược.

A a Khả năng giao tiếp

Hệ thống các khả năng tạo thành khả năng giao tiếp của nhà đàm phán có tính phụ thuộc tương đối với nhau. Không thể tách hẳn khả năng ngữ pháp ra khỏi khả năng ngôn ngữ xã hội và tương tự giữa khả năng ngôn ngữ xã hội với khả năng ngôn bản... Khả năng giao tiếp là cơ sở văn bản để hình thành kỹ năng giao tiếp đàm phán (negotiation/ communication skills) của nhà đàm phán.

1. Khả năng ngữ pháp (grammatical completence): Đó là khả năng làm chủ các qui tắc ngôn ngữ (lời nói và cử chỉ), các đơn vị từ vựng, các qui tắc ngữ âm, các đơn vị ngữ nghĩa (nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ngôn...), các biện pháp tu từ. Không nên nghĩ rằng khả năng ngữ pháp chỉ là vấn đề đối với những người nói ngoại ngữ.

2. Khả năng ngôn ngữ - xã hội (socio-linguistic competence): Đó là khả năng làm chủ các phép sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với ngữ cảnh, khi nào thì dùng ngôn ngữ suồng sã, khi nào thì dùng ngôn ngữ trang trọng. Nói một cách hình ảnh, đó là khả năng biết tự điều chỉnh để đừng mặc com-lê, cà vạt thay cho quần áo tắm trên bãi tắm và ngược lại đừng mặc quần áo tắm trong phòng hội nghị. Khả năng ngôn ngữ xã hội còn bao hàm cả khả năng kết hợp giữa nội dung thông báo với cử chỉ, thái độ, ngữ điệu nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu cho nội dung ngôn ngữ được chuyển tải.

3. Khả năng ngôn bản (Discourse Competence): Đó là khả năng vận dụng, kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ thành một chỉnh thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ, lôgíc giữa nội dung và hình thức qua sử dụng câu từ nối, câu chuyển ý, các biện pháp điệp ngữ, cấu trúc đoạn, cấu trúc bài, sự bám sát chủ đề, dắt dẫn vấn đề, sự chặt chẽ trong lập luận...

4. Khả năng chiến lược (Stragetic competence): Đó là khả năng làm rõ nội dung thông tin cần truyền đạt trong giao tiếp qua sử dụng các biện pháp “chiến lược” như giải nghĩa khái niệm, định nghĩa thuật ngữ, ngôn ngữ cử chỉ hỗ trợ hoặc tăng cường hiệu quả giao tiếp qua cố ý giảm tốc độ lời nói, sử dụng ngôn từ bóng bẩy nhằm tăng tính hùng biện.

A a Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa khả năng trên trong giao tiếp vào đàm phán là đảm bảo tối ưu hoá đầu vào trong quá trình giao tiếp đàm phán. Trong quá trình giao tiếp đàm phán, sự cập kênh giữa các khả năng trên là nguyên nhân của ICD (International Communication Disorder), có nghĩa là sự rối loạn giao tiếp quốc tế.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đàm phán quốc tế ĐHQG Hà Nội (Nguyễn Xuân Thơm vs Nguyễn Văn Hồng)- 3 ppsx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)