Quản lý vận tải hành khách bằng đường bộ ở Vương quốc Bỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ ở việt nam (Trang 25 - 83)

7. Kết cấu

1.3. Quy định pháp luật một số nước về vận tải hành khách bằng đường bộ

1.3.2. Quản lý vận tải hành khách bằng đường bộ ở Vương quốc Bỉ

Tổ chức chính quyền ở Bỉ tương đối phức tạp bao gồm vùng Flander phía Bắc (nói tiếng Hà Lan), vùng Wallonia phía Nam (nói tiếng Pháp) và vùng thủ đô Brussels (đa ngôn ngữ). Chính quyền các vùng độc lập, và cả các quận tự trị cũng độc lập về quyết định và trách nhiệm của mình. Dựa trên cơ sở các dữ liệu thực tế, phân tích và đánh giá hiện trạng cũng như các số liệu dự tính, chính quyền đô thị đã hoạch định các mục tiêu lớn trong phát triển, quản lý hệ thống giao thông công cộng bao gồm cả hệ thống đường sắt đô thị. Các mục tiêu cơ bản bao gồm:

- Nâng cao vai trò của chuyên gia trong việc định hướng chính sách phát triển giao thông, hướng đến các vấn đề về chất lượng, khả năng tiếp cận, các tranh luận chuyên môn trở thành cơ sở để xây dựng chính sách.

- Khuyến khích người dân ở trong thành phố. Người dân có xu hướng ở các điểm đông dân cư trong thành phố hoặc vùng ngoại biên nơi các điểm nút giao thông (node) - gần nhà ga hoặc ở vùng ngoại ô với việc hạn chế sử dụng ô tô riêng hàng ngày.

- Có định hướng giảm triệt để ô tô cá nhân đồng thời tăng thêm khả năng đáp ứng các loại hình giao thông thay thế.

- Cung cấp dịch vụ giao thông chất lượng cho tất cả mọi người. Có giá vé, chi phí sử dụng phương tiện phù hợp, thời gian di chuyển nhanh, khả năng tiếp cận tốt với đại bộ phận dân cư thuộc mọi tầng lớp trong đô thị.

- Đảm bảo các khu vực vận chuyển hàng hóa hiệu quả và thân thiện với môi trường. Cần phải giảm áp lực lên vận tải đường bộ và chuyển tải trọng sang vận tải đường thủy, đường sắt. Vận chuyển hàng hóa nên được dùng các phương tiện ít hại cho môi trường.

- Thực thi chính sách giao thông với sự gắn kết, phối hợp trách nhiệm của các bên liên quan, tạo ra sự đồng thuận cao của chính quyền, người dân, chuyên gia tư vấn, đơn vị quản lý vận hành, đơn vị thi công xây dựng...

Chính quyền đô thị, các nhà quy hoạch đã cùng xây dựng một số các nhóm giải pháp cơ bản đề cập trong bản kế hoạch chính sách phát triển giao thông, trong đó tập trung vào các chính sách “mềm” để thúc đẩy sự phát triển và lành mạnh hóa giao thông đô thị trong đó có cả các lĩnh vực đường sắt đô thị. Cụ thể, các nhóm giải pháp chính bao gồm:

- Thành lập cơ quan giám sát giao thông: Một cơ quan giám sát giao thông bao gồm các chuyên gia của các trường đại học và các hội đồng khoa học liên ngành với nhiệm vụ hướng dẫn và đánh giá các nghiên cứu và hỗ trợ thực sự cho quy hoạch chiến lược với các mục tiêu rõ ràng hướng tới giao thông bền vững.

- Khuyến khích các khu vực ít giao thông cá nhân: Đưa ra các tính toán đo lường khuyến khích giảm giao thông cá nhân, cụ thể là đưa ra các đo

lường tài chính về việc hưởng lợi cho các khu vực dân cư đông đúc nếu họ dùng phương tiện giao thông công cộng, nơi gần ga tàu, bến xe bus.

- Triệt tiêu giao thông cơ giới bằng tối đa số lượng các chuyến: Đây là ưu tiên hàng đầu với việc tăng các phương tiện giao thông “mềm”, tăng lượng ghế ngồi trong các chuyến thường xuyên có nhu cầu tăng lên, thúc đẩy đi bộ, xe đạp kết hợp với mô hình chia sẻ xe đạp kết hợp với giao thông công cộng. Một ý tưởng nữa là mô hình “chia sẻ xe hơi” cũng làm giảm số lượng ô tô cá nhân và phương tiện cơ giới cho giao thông.

1.3.3. Quản lý vận tải hành khách bằng đường bộ ở New Zealand

Hoạt động giao thông vận tải hành khách bằng đường bộ của New Zealand được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật khác nhau [9]. Các đạo luật cơ bản kể tới như:

- Đạo luật Quản lý Phương tiện đường bộ năm 1989; - Đạo luật Vận tải đường bộ năm 1998;

- Đạo luật Quản lý Vận tải đường bộ năm 2003; - Đạo luật Quản lý Vận tải công cộng năm 2008; - Đạo luật về Phí sử dụng đường bộ năm 2012.

Những đạo luật trên chủ yếu tập trung về quản lý vận tải hành khách bằng đường bộ trong đó tập trung vào: phương tiện vận tải, quản lý nhà nước về vận tải khách và phí sử dụng đường bộ. Khác với Việt Nam, pháp luật về kinh doanh vận tải khách ở Newzealand điều chỉnh sâu và chặt chẽ các quy định về vận tải đường bộ nói chung và vận tải hành khách bằng tuyến cố định nói riêng.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua tìm hiểu chính sách, pháp luật về vận tải hành khách bằng ô tô của Singapore, Vương quốc Bỉ và New Zealand, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm về quản lý vận tải hành khách cho Việt Nam:

Thứ nhất, xây dựng và hoạch định chiến lược phát triển vận tải hành khách bằng phương tiện công cộng nhằm quản lý có hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Phát triển vận tải hành khách công cộng là nhu cầu thiết thực đối với xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vì nhiều lý do đến nay ở Việt Nam loại hình này vẫn chưa có sự phát triển mạnh mẽ, khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng chưa cao. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa nhanh, kèm theo sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân, kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng tăng, gây nhiều phiền toán trong quản lý vận tải. Trong khi đó, ở nước ta cho đến nay chưa có hệ thống đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, vận tải công cộng đường thủy nội địa hầu như không còn, ngoại trừ dịch vụ chở khách du lịch và một số phà ngang sông tại một số địa phương. Loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chủ yếu tập trung ở các thành phố lơn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, và chỉ áp dụng trong đô thị. Vận tải hành khách tuyến liên tỉnh chủ yếu là xe cá nhân và xe chạy tuyến cố định. Có thể thấy phát triển vận tải hành khách tại Việt Nam đang đi ngược lại với xu hướng của các nước trên thế giới.

Thứ hai, xây dựng chính sách đầu tư hợp lý cho giao thông vận tải kết hợp với quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.

Các nước có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đều có tỷ lệ đầu tư cho giao thông vận tải cao, đó là mối quan hệ nhân quả tất yếu. Mặc dù những năm gần đây ngành giao thông vận tải Việt Nam được quan tâm đầu tư song tỷ lệ đầu tư cho giao thông vận tải còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ đầu tư này làm ảnh hưởng không ít đến tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Việc thiếu vốn dẫn đến đường xá, cầu cống xây dựng chưa đạt tiêu chuẩn cũng đưa vào khai thác sử dụng làm cho công trình hư hỏng nhanh. Như vậy, thực chất chúng ta bỏ đi một khoản vốn đầu tư không

nhỏ đã bỏ ra trước đây. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước nên đề ra chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực giao thông vận tải bên cạnh việc tăng cường ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Khi đã có chính sách hợp lý, thì vấn đề quản lý nhằm đạt được mục tiêu chất lượng tốt, tiết kiệm vốn đầu tư, đưa công trình vào khai thác đúng tiến độ thi công lại trở nên quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy việc xác lập mối quan hệ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và chủ thầu khoán trong quá trình đầu tư xây dựng là cần thiết. Nhà thầu khoán, các tổ chức tư vấn phải đóng bảo hiểm trách nhiệm tùy theo quy mô của công trình; phải hình thành hiệp hội các nhà thầu khoán, quyền chính đáng của nhà thầu phải được ghi nhận vào pháp luật. Kinh nghiệm này thể hiện nhiều ưu điểm, vì nó nâng cao được trách nhiệm của mỗi chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch cho các chủ thể đó.

Thứ ba, xây dựng các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định chặt chẽ.

Cũng như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng xác định kinh doanh vận tải bằng ô tô là loại hình kinh doanh có điều kiện, vấn đề là học quy định các điều kiện rất chặt chẽ như: quy mô doanh nghiệp vận tải như thế nào, trình độ quản lý ra sao, bộ máy quản lý, vốn pháp định cần bao nhiêu… Từ đó làm cơ sở để tổ chức các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và dễ quản lý. Để làm được như vậy, các nước xây dựng chính sách phát triển phương tiện vận tải hợp lý trên cơ sở cân đối cũng cầu quy hoạch mạng lưới vận tải. Có chính sách hỗ trợ cho loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định vì hình thức này phục vụ số đông người dân. Nhiều quốc gia hỗ trợ trực tiếp bằng cách miễn giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc hỗ trợ gián tiếp bằng những chính sách bảo hộ, thông qua việc điều tiết hoạt động vận tải trên các luồng tuyến giúp cho doanh nghiệp được hoạt động ổn định

trong một thời gian nhằm đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, hỗ trợ thông qua bến xe, bãi đỗ xe bằng việc miễn giảm tiền thuê, tiền thuế đất cho hoạt động của các bến bãi. Mặt khác, các quy định về cấp phép kinh doanh vận tải hành khách không ồ ạt và manh mún như Việt Nam. Xu hướng phát triển phương tiện dựa trên việc cân đối cung cầu trong từng thời kỳ cụ thể.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 2.1. Quy định pháp luật hiện hành về vận tải hành khách theo tuyến cố định

Hiện nay, hoạt động vận tải hành khách bằng đường bộ theo tuyến cố định được quy định trong các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giao thông từ LGTĐB 2008 tới các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn như Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, Nghị định số 93/2012/NĐ-CP... các Thông tư của Bộ Giao thông Vận tải bao gồm: Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/08/2013 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách; Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/08/2010 hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ cùng nhiều văn bản chỉ đạo điều hành khác.

2.1.1. Các quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

2.1.1.1. Về hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh

Căn cứ Khoản 1 Điều 67 của LGTĐB 2008, hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể do “doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh” nếu đáp ứng đầy đủ Khoản 1 Điều 67.

Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, tại Khoản 2 Điều 67 của LGTĐB 2008 có quy định “Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định”. Như vậy, so với hoạt động vận tải bằng xe ô tô, vận tải hành khách theo tuyến cố định không quy định loại hình “hộ kinh doanh” được kinh doanh ngành nghề

này do loại hình này đòi hỏi một số điều kiện đặc thù về cơ sở vật chất, điều kiện năng lực và điều kiện cơ sở vật chất.

Do đều là các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 nên chủ thể của hoạt động vận tải hành khách chuyến cố định đều chịu quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về hoạt động doanh nghiệp và các Sở chuyên ngành liên quan tới hoạt động tài chính, giao thông vận tải, xây dựng, an ninh trật tự…Đồng thời, về mặt pháp lý, đơn vị kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và đăng ký kinh doanh được coi là việc bắt buộc để xác nhận địa vị pháp lý của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải tuân thủ đó là phải được cơ quan quản lý cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Căn cứ Khoản 1 Điều 4 và Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, doanh nghiệp, hợp tác xã được đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Giấy phép kinh doanh này có giá trị 07 năm do cơ quan có thẩm quyền cấp là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2.1.1.2. Về điều kiện đặc thù của chủ thể

Đơn vị kinh doanh vận tải tuyến cố định phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ-CP và Nghị định 93/2012/NĐ-CP đối với kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Về phương án tổ chức kinh doanh, đơn vị kinh doanh phải có phương án kinh doanh bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe và phải có đủ số lượng phương tiện để thực hiện phương án kinh doanh đề xuất. Phương tiện vận chuyển có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính.

Về phương tiện, phương tiện phải đảm bảo còn niên hạn sử dụng, được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh còn phải đăng ký chất lượng về dịch vụ vận tải theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (Thông tư 18).

Về đội ngũ nhân viên, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh. Số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh. Điều 22 Thông tư 18/2013/TT-BGTVT quy định khá cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Khi phục vụ trên xe, nhân viên phải đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã trang bị; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác. Đồng thời, nhân viên có nghĩa vụ thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến và các điểm dừng đón, trả khách theo quy định. Một trong những nghĩa vụ khác mà nhân viên phải tuân thủ là không được chở quá số người được phép chở; xuất vé đúng loại, đầy đủ cho mọi hành khách đi xe; hướng dẫn hành khách ngồi đúng chỗ theo số vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và có con nhỏ).Trước khi xe xuất bến phải yêu cầu bến xe khách xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường bộ ở việt nam (Trang 25 - 83)