Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) (Trang 39 - 40)

Chƣơng 1 : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển những quy định về phạm

1.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến

trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

Khác với khái niệm tổ chức tội phạm và khái niệm tội phạm có tổ chức chưa được chính thức ghi nhận về mặt pháp lý, sau nhiều lần pháp điển hóa, khái niệm phạm tội có tổ chức đã được quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 1985: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Tình tiết phạm tội có tổ chức không những được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 1985, mà còn được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại nhiều điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 1985. Từ khái niệm phạm tội có tổ chức nói trên cho thấy, đây là phương thức phạm tội đặc biệt để phân biệt với phương thức phạm tội riêng lẻ hoặc với các phương thức phạm tội dưới các hình thức đồng phạm khác. Việc Bộ luật hình sự chính thức ghi nhận định nghĩa pháp lý “phạm tội có tổ chức” đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển về kĩ thuật lập pháp Hình sự, thể hiện thái độ nghiêm khắc của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh với hình thức đồng phạm đặc biệt nguy hiểm này. Tuy nhiên, định nghiã này vẫn chưa làm rõ được cụm từ “câu kết chặt chẽ” nên mang tính trừu tượng, chung chung dẫn đến những quan điểm, nhận định không thống nhất giữa các cơ quan áp dụng pháp luật. Chính vì lý do đó, sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời lần đầu tiên quy định định nghĩa pháp lý về “phạm tội có tổ chức”, ngày 16/11/1988 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết hướng dẫn bổ sung Nghị quyết 02/HĐTP ngày 05/01/1986 đã giải thích nội dung của tình tiết “phạm tội có tổ chức”. Hiện nay, xung quanh khái niệm này vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của vấn đề này. Mặc dù vậy, đến nay vẫn chưa có thêm một văn bản pháp lý nào giải thích về khái niệm này sau Nghị quyết 02/HĐTP (1988).

Bộ luật hình sự năm 1985 khi mới ban hành, chỉ có 29 điều luật quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tàng nặng định khung hình phạt [17, tr.166-167]. Lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1989, đã bổ sung Điều 96a, trong đó tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định tại điểm a khoản 2 của Điều này. Lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1991, số lượng tình tiết phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt không thay đổi, nhưng đến lần bổ sung, sửa đổi năm 1992, được bổ sung vào 3 điều luật: Điều 174, Điều 221 và Điều 224. Lần sửa đổi, bổ sung năm 1997, phạm tội có tổ chức đã trở thành tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của nhiều tội hơn. Ngoài 10 điều luật (Điều 185a, b, c, d, đ, e, g, h, m, n) là các điều thay thế Điều 96a của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 1989, còn có 7 điều khác quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt (Điều 112a, 133, 134a, 137a, 156, 221a, 228a). Như vậy, trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 1997, có tổng cộng 49 điều luật quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Trong một số điều luật cũng có sự sửa đổi về vị trí của tình tiết phạm tội có tổ chức như tình tiết có tổ chức được tách thành một tình tiết riêng quy định ở điểm a khoản 2 Điều 112; tình tiết có tổ chức từ chỗ được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 224 trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 1992, được quy định thành tình tiết đầu tiên (điểm a) của khoản 2 Điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phạm tội có tổ chức theo luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) (Trang 39 - 40)