Phương thức khởi kiện tại Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

Giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp được thực hiện bởi cơ quan tài phán nhà nước. Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước xem xét vụ việc và đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành. Bên cạnh lợi thế cơ bản là trình tự thủ tục tố tụng chặt chẽ và độ tin cậy vào hiệu lực của phán quyết, hình thức giải quyết thông qua Tòa án cũng có những hạn chế nhất định. Kinh nghiệm chung ở nhiều nước cho thấy, thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hơn nữa, nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án không phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh và tâm lý của giới doanh nghiệp. Điều này giải thích cho một thực tế là "ngay cả ở những quốc gia vẫn nổi tiếng hay kiện tụng như Mỹ, 95% các vụ khiếu kiện đều chấm dứt bởi hòa giải, đó là chưa kể tới vô vàn các vụ tranh chấp được thương nhân tự dàn xếp mà không khiếu kiện đến tòa" [16, tr. 640].

Trong phạm vi của chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thư tín dụng và phương thức thanh toán bằng tín dụng như khái niệm, đặc điểm, quy trình vận hành cũng như làm rõ quan hệ của các chủ thể tham gia phương thức này. Đồng thời tác giả cũng tìm hiểu hệ thống các quy phạm pháp luật đang điều chỉnh phương thức thanh toán này để

thấy được vai trò của thông lệ quốc tế và pháp luật quốc gia trong việc vận hành các giao dịch thanh toán bằng L/C. Các quy định của pháp luật Việt Nam làm cơ sở cho phương thức thanh toán bằng L/C thực hiện cũng được tác giả đề cập một cách tổng quan. Nhìn chung đây là một phương thức thanh toán hiện đại và an toàn cho các chủ thể tham gia nhưng do nhiều lý do mà việc tranh chấp phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Người ta chỉ có thể nhận diện trước các tranh chấp cũng như xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu các phương thức giải quyết tranh chấp đang được sử dụng cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ, đánh giá mức độ phù hợp và tính hiệu quả của từng phương thức đối với từng tình huống cụ thể.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 36 - 38)