Cơ sở lý thuyết về hành động chống bán phá giá dựa trên sự tồn tại các hàng nhập khẩu bị bán phá giá, tức các hàng hóa được bán hoặc ở mức giá thấp hơn mức giá được bán ở thị trường trong nước của nhà xuất khẩu, điều này có
nghĩa là hàng hóa khơng được bán ở mức giá cơng bằng. Để đối phó với các tập quán thương mại không công bằng, một nước nhập khẩu có thể tiến hành điều tra chống bán phá giá. Các hành động này phù hợp với luật GATT/WTO trong đó cho phép áp thuế chống bán phá giá trong trường hợp hàng nhập khẩu phá giá gây thiệt hại đáng kể cho các công ty trong nước.
Nhiều bài nghiên cứu đã tìm cách xác định các yếu tố gây ra các hành động chống bán phá giá, bao gồm Finger (1981), Herander và Schwartz (1984), Feinberg và Hirsch (1989), Hansen (1990), Krupp (1994), Lichtenberg và Tan (1994), Furusawa và Prusa (1996), Blonigen (2000), và Sabry (2000). Những yếu tố này có thể cụ thể theo ngành hay là các yếu tố mang tính kinh tế vĩ mơ hay có thể phân theo yếu tố kỹ thuật hay mang tính chiến lược hay chính trị. Sự suy giảm của ngành, thất nghiệp, sức ép cán cân thanh tốn, và tự do hóa thương mại là các nhân tố kinh tế vĩ mơ chính trong khi mức độ tập trung ngành, năng lực vốn, tỷ lệ lợi nhuận, và mức sử dụng công suất là các yếu tố cụ thể theo ngành. Một số bài nghiên cứu khác tìm thấy một số biến số khác có thể tác động đến các vụ điều tra chống bán phá giá: tỷ lệ nhập khẩu, việc làm, vốn trong ngành. Ngồi ra các yếu tố vĩ mơ khác như tỷ giá hối đối và GDP có thể ảnh hưởng đến các biến số trong nước và nhập khẩu được sử dụng có ảnh hưởng đến quyết định của các tổ chức chính phủ trong các vụ điều tra trong tất cả các ngành trong một nền kinh tế [31, tr. 20].
Các biện pháp chống bán phá giá là công cụ được WTO và các nước cơng nhận, đuợc hợp pháp hóa trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO... Vì vậy, hầu hết các nước đều ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về chống bán phá giá và coi đó là một cơng cụ hợp pháp để bảo hộ cho ngành sản xuất còn yếu kém trong nước.
Phần này sẽ phân tích các nguyên nhân thúc đẩy các hành động chống bán phá giá trong thời kỳ vừa qua thông qua việc sử dụng các nghiên cứu tình huống, và tham chiếu các bài nghiên cứu học thuật.
1.4.1.1. Sức ép kinh tế vĩ mô
Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu môi trường kinh tế vĩ mơ suy giảm, cạnh tranh nhập khẩu có thể tạo ra sức ép cho các ngành sản xuất trong nước trong các yếu tố như công suất sử dụng, lợi nhuận, việc làm. Ngồi ra, trong mơi trường này, xác suất phát hiện thiệt hại đáng kể dường như tăng. Vì vậy các nhà sản xuất trong nước có động lực để vận động và ép chính phủ cung cấp bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước. Vì vậy các quan chức trên cơ sở lập luận rằng các công ty nước ngồi đối xử khơng cơng bằng chuyển trọng tâm chú ý từ các thiếu sót của ngành trong nước sang các tập quán thương mại không công bằng của các nhà xuất khẩu nước ngoài. Ngoài ra, mức tăng nhập khẩu và cán cân thương mại thâm hụt cũng có thể ảnh hưởng tới quyết định sử dụng các biện pháp chống bán phá giá.
1.4.1.2. Sức ép tự do hóa thương mại
Xem xét các trường hợp chống bán phá giá do EU tiến hành từ 1980-1997, Bourgeois và Messerlin chỉ ra rằng các ngành thường bị liên quan là những ngành có biểu thuế thấp. Như vậy dường như là các nước trong cố gắng tự do hóa nền kinh tế bằng cách dỡ bỏ hàng rào phi thuế đã áp dụng chống bán phá giá như công cụ bảo hộ thay thế. Việc sử dụng cơng cụ này hỗ trợ chính phủ trong các nỗ lực tiếp tục các biện pháp tự do hóa thương mại trong trường hợp các ngành trong nước bị thiệt hại do tăng nhập khẩu. Như vậy các vụ điều tra chống bán phá giá dường như có liên hệ ngược chiều với mức thuế nhập khẩu. Các nước giảm thuế dường như là những nước sử dụng biện pháp chống bán phá giá tích cực như một cơng cụ bảo hộ mới [31, tr. 21].
1.4.1.3. Hành vi trả đũa
Một số nghiên cứu giải thích động cơ của các hành động chống bán phá như là hành vi trả đũa của các nước chống lại các nước đã tấn công họ trong quá khứ bằng chính biện pháp này. Finger lập luận rằng các nước sử dụng cơng cụ này hình thành một loại “câu lạc bộ”, trong đó họ có khuynh hướng áp dụng cơng cụ này chống lại nhau hơn là chống lại các nước không phải thành viên câu lạc bộ. Bằng chứng là, Finger đề cập rằng trong thời kỳ những năm 1980, khoảng 2/3 các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các nước trước cũng đã sử dụng công cụ này. Tương tự, Prusa lập luận rằng nhiều nước thường kiện các nước trước đây đã điều tra họ, thể hiện một loại hành vi trả đũa. Trong nghiên cứu của mình, Prusa chỉ ra rằng mặc dù khoảng một nửa các hành động chống bán phá giá do các nước truyền thống sử dụng, một tỷ lệ lớn hơn các trường hợp trong đó họ bị điều tra là do các nước có động cơ trả đũa thực hiện. Dữ liệu cho tất cả các nước sử dụng mới cũng phản ánh rằng các vụ điều tra của họ đúng là có động cơ trả đũa [31, tr. 22].
1.4.1.4. Nền kinh tế phi thị trường
GATT 1994 có một điều khoản liên quan đặc biệt đến các nền kinh tế phi thị trường, trong đó cho phép các nước thành viên không sử dụng giá của nền kinh tế trong nước khi tính giá trị thơng thường. Nước điều tra sẽ thay thế sử dụng giá hay chi phí của một nước thứ ba làm cơ sở để tính giá trị thơng thường. Việc sử dụng nước thay thế có khả năng dẫn tới phát hiện biên độ phá giá cao, làm cho một nước có vị thế nền kinh tế phi thị trường khó mà tự bảo vệ. Vì vậy các nước phân loại là nền kinh tế phi thị trường thường là mục tiêu của các cuộc điều tra chống bán phá giá. Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu về một nước có nền kinh tế phi thị trường bị tấn công nhiều nhất, Việt Nam cũng chịu bất lợi trong các vụ kiện
chống bán phá giá gần đây, và một số nước đang chuyển đổi cũng thường là mục tiêu tấn cơng do vị thế phi thị trường, ví dụ Ukraina.
Thông lệ này tạo ra sức mạnh tùy ý cho bên điều tra và bên này có thể chọn một nước thay thế có chi phí cao khi tính giá hay chi phí của nước mục tiêu. Do đó lợi thế so sánh của nước mục tiêu về chi phí thấp, ví dụ nhờ lao động rẻ, sẽ khơng được tính đến trong q trình điều tra, điều này sẽ dẫn tới xác suất cao trong việc phát hiện có phá giá. Ví dụ trong trường hợp “cá tra và basa “ do Hoa Kỳ kiện Việt Nam, với lập luận là Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường, vì vậy giá trong nước của Việt Nam khơng phản ánh chi phí sản xuất thực sự, vì vậy trong quá trình điều tra, bên điều tra đã sử dụng chi phí của Bangladesh và Ấn Độ để xác định chi phí sản xuất, từ đó dẫn tới kết luận là Việt Nam có phá giá. Sau vụ kiện, một quan chức Việt Nam phản đối rằng đã không công bằng khi phớt lờ hiệu quả Việt Nam có được từ q trình sản xuất mà cho phép họ bán cá ở mức thấp.
Hoa Kỳ và EU đều có các tiêu chí riêng xác định một nước có nền kinh tế thị trường. Danh sách các nền kinh tế “phi thị trường” do EU đưa ra bao gồm Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên, Kyrgyz Republic, Moldova, Mông cổ, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine, Uzbekistan và Việt Nam (1999). Ở Hoa Kỳ, khơng có danh sách chính thức và các quyết định thực hiện trên cơ sở từng trường hợp [31, tr. 22].
Một số nghiên cứu cho thấy có bằng chứng là cả các vụ điều tra chống bán phá giá và việc áp thuế xảy ra thường xuyên hơn chống lại các nước không phải là thành viên WTO, đặc biệt nếu các nước này được coi là nền kinh tế phi thị trường. Các nước này đặc biệt là mục tiêu tấn công trong các vụ điều tra so với bất kỳ nhóm các nước nào khác, phát triển hay không phát triển. Và các nước này cũng thường bị áp thuế chống phá giá. Một trong các lý do là các nước không phải là
thành viên của WTO khơng có khả năng sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
1.4.1.5. Hành vi Bắt chước (Hiệu ứng Domino)
Các nghiên cứu cũng cho thấy chống bán phá giá là hành vi chiến lược có thể học được và có sự lan truyền hành động này giữa các nước và các ngành. Để xem xét liệu chống bán phá giá có phải là hành vi có thể bắt chước lẫn nhau, ở đây ta xem xét các hành động chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU chống lại một nước cụ thể (Trung Quốc) trong thời kỳ 10 năm qua. Một cách để thực hiện điều này là kiểm tra có bao nhiêu trường hợp chống bán phá giá đối với cùng một sản phẩm xảy ra trong 1 năm trong các nước khác nhau, ví dụ các vụ tương tự chống lại một sản phẩm cụ thể của Trung Quốc trong vòng 1 năm do Hoa Kỳ và EU tiến hành. Nếu thấy rằng một vụ thứ 2 được thực hiện trong vòng 1 năm kể từ vụ đầu tiên do một nước khác tiến hành thì chứng tỏ có xảy ra hành vi bắt chước.
Dường như bắt chước kiện chống bán phá giá là một chiến lược cho các ngành đang suy giảm. Thép là ví dụ tiêu biểu khi cả Hoa Kỳ và EU đều kiện chống lại sản phẩm thép Trung Quốc trong 10 năm qua. Các trường hợp liên quan đến dệt và giày dép cũng thường xuyên được bắt chước.
Một nghiên cứu của Messerlin (2001) cũng cho thấy rằng số các trường hợp bắt chước là khá lớn: chiếm 75% và 68% trong tổng số các trường hợp chống bán phá giá chống lại hàng xuất khẩu Trung Quốc do Hoa Kỳ và EU tiến hành trong thời kỳ 1980-2000. Tất cả các trường hợp này đều xảy ra trong vòng 1 năm mặc dù sau đó diễn biến vụ kiện khác nhau ở Hoa Kỳ và EU. Tất cả các vụ này trừ một số trường hợp nhỏ kết thúc bằng việc áp dụng biện pháp chống bán phá loại này hay loại khác. Vì vậy từ ví dụ của Trung Quốc, có thể nhận xét rằng “bắt chước” là hành động các công ty ngày càng sử dụng giữa các nước khác nhau như một
công cụ để hạn chế nhập khẩu và tăng lợi nhuận. Nó đã trở thành phản ứng dây chuyền giữa các nước.
1.4.1.6. Tính gộp thiệt hại
Kỹ thuật tính gộp là một trong các cơng cụ hành chính gây nhiều tranh cải nhất trong lĩnh vực chống bán phá giá, theo đó bên điều tra tính gộp tất cả các lượng nhập khẩu từ mỗi nước đang được điều tra và đánh giá ảnh hưởng tổng thể đối với ngành công nghiệp trong nước. Phạm trù này đã được hợp pháp bởi Vịng Uruguay, thơng lệ này tuy nhiên vẫn còn gây tranh cãi. Các nghiên cứu ở cả Hoa Kỳ và EU đã chỉ ra rằng thông lệ này dẫn tới việc phát hiện có thiệt hại xảy ra là rất cao.
Trong trường hợp ở Hoa Kỳ, năm 1994, Hoa Kỳ đã sửa đổi luật chống bán phá giá qui định USITC tính gộp lượng nhập khẩu của các nước khi xác định thiệt hại. Nếu khơng có thơng lệ này, hàng nhập khẩu được đánh giá trên cơ sở từng nước. Khi áp dụng thơng lệ này, USITC tính gộp tất cả các sản phẩm tương tự từ tất cả các nước được điều tra và đánh giá ảnh hưởng tổng thể đối với ngành công nghiệp trong nước. Trong cơng trình liên quan đến các nghiên cứu được trao đổi của Hansen and Prusa (1996) định lượng ảnh hưởng của sự thay đổi này trong luật. Sử dụng số liệu các vụ điều tra giữa 1980 và 1988, họ xác định ảnh hưởng của kỹ thuật này bằng cách so sánh các kết quả trước khi có thơng lệ này (1980- 84) và sau khi có thơng lệ này (1985-88). Họ thấy rằng thơng lệ này có ảnh hưởng to lớn: các trường hợp có tính gộp có khả năng dẫn tới việc đánh thuế cao hơn 30% so với các trường hợp khơng có tính gộp [31, tr. 24].
Ảnh hưởng của thông lệ này đối với các thị trường xuất khẩu nhỏ có thể thấy rõ trong một số vụ kiện chống bán phá giá gần đây ở Việt Nam. Hầu hết các trường hợp, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khơng cao, vì vậy khơng gây thiệt
hại đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra các nước xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu cao, Việt Nam thường bị dính líu vì xuất khẩu cùng hay sản phẩm tương tự. Ví dụ, Canada áp thuế đối với tỏi từ Trung Quốc, và nhân tiện cả tỏi Việt Nam dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam rất thấp, không bằng 1/10 của Trung Quốc. Tương tự Ba Lan đánh thuế bật lửa của Việt Nam sau khi đã đánh thuế Trung Quốc và Đài Loan. Hay trường hợp tôm Việt Nam bị Hoa Kỳ đánh thuế cùng với 5 nước khác. Trước thực tế này, các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp có thị phần nhỏ, cần cảnh giác trước khả năng bị kiện bán phá giá do thông lệ này, bằng việc theo dõi sát sao cả thị trường nhập khẩu và và các nước cạnh tranh xuất sản phẩm tương tự vào cùng thị trường.
1.4.1.7. Chống bán phá giá như một chiến lược của các tập đoàn và kết quả đấu tranh giữa các nhóm lợi ích
Nhân tố mức độ tập trung ngành được phân tích để xác định tiềm năng vận động trong ngành khởi kiện. Biến này được đo bằng thị phần của 5 công ty lớn trong một ngành. Một biến mang tính chính trị khác là qui mô của vụ điều tra được đo bằng % nhập khẩu của sản phẩm đang được điều tra trong tổng số nhập khẩu. Lượng nhập khẩu trên một sản phẩm càng cao thì khả năng đưa ra phán quyết có bán phá giá càng nhiều.
Biện pháp chống bán phá giá trong thực tế được đặt ra là kết quả của cuộc đấu tranh quyền lực giữa các nhóm lợi ích, trong đó các cơng ty cạnh tranh nhập khẩu , đặc biệt các cơng ty lớn có sức mạnh chính trị và khả năng vận động chiếm ưu thế so với các hiệp hội người tiêu dùng và các công ty sử dụng sản phẩm nhập khẩu là nguyên liệu của quá trình sản xuất. Thơng qua việc xem xét các nguyên đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá trong cơ sở dữ liệu của WTO, một quan sát có thể rút ra trong đó bộc lộ mức độ các công ty lớn sử dụng công cụ này như
một phần trong chiến lược của họ. Hầu hết các vụ điều tra có liên quan đến một nhóm nhỏ các cơng ty. Ở EU, ví dụ cơng ty Hoechst AG đã là nguyên đơn trong khoảng 80% vụ điều tra liên quan đến ngành hóa chất tổng hợp. Montedison phát đơn kiện trong khoảng 20% các trường hợp liên quan đến ngành hóa chất cơng nghiệp. Bayer AG, ENI S.p.A., ICI Ltd. Và Rhone-Poulenc là các công ty khiếu kiện thường xuyên. Philips International and Thomson Consumer Electronics đã phát đơn kiện trong hơn 2/3 trường hợp liên quan đến ti vi và radio. Arbed dính líu đến khoảng 1/3 các vụ kiện thép [31, tr. 25].
Trong nghiên cứu năm 2002, Messerlin tranh luận rằng “ các công ty sử dụng công cụ chống bán phá giá như một công cụ bổ sung - rẻ và mạnh mẽ - để