Thực tiễn hoạt động xét xử vụ án tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử vụ án tham nhũng của tòa án nhân dân ở việt nam hiện nay (Trang 40)

2.2.1. Những kết quả đạt được

Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn. Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015 các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố 1.008 vụ án tham nhũng với 2.338 bị can; truy tố 1.282 vụ, 2.906 bị can; xét xử 1.041 vụ, 2385 bị cáo. Số vụ tội phạm về tham nhũng trong 5 năm không có biến động nhiều nhưng quy mô, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm tham nhũng ngày càng cao hơn. Điều này đặt ra những thách thức trong công tác phòng chống tham nhũng nói chung và công tác xét xử các vụ án tham nhũng nói chung. Có thể tham khảo bảng số liệu về tình hình khởi tố, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng (Bảng số 1) sau đây:

Bảng số 2.1: số liệu các vụ án tham nhũng đƣợc điều tra, truy tố, xét xử

STT Năm

Kết quả

Khởi tố Truy tố Xét xử

Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị cáo

1 2011 232 501 235 503 208 479 2 2012 222 469 244 601 167 388 3 2013 223 568 355 803 278 583 4 2014 256 593 329 751 287 675 5 6 tháng đầu năm 2015 85 205 99 248 103 272 Tổng 1.018 2.336 1.262 2.906 1.043 2.397

Thống kê năm năm qua cho thấy, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp nhưng công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các hành vi tham nhũng có tiến bộ. Khi thụ lý hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa và các Hội thẩm khi được phân công đã đề cao trách nhiệm trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, đặc biệt là những tài liệu làm rõ diễn biến của vụ án, phân tích hậu quả của tội phạm, phân tích các dấu hiệu lỗi và động cơ, mục đích, đặc biệt đối với tội phạm tham nhũng.

Với bảng số liệu các vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2011 đến 6 tháng đấu năm 2015 cho thấy, số lượng các vụ án loại này trung bình mỗi năm xử lý 235 vụ với 530 bị cáo. Số lượng vụ án mỗi năm không có sự thay đổi nhiều, nhưng số bị cáo tăng lên hàng năm. Ví dụ, từ năm 2011 đến 2014, mỗi năm chỉ có khoảng hơn 200 vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử, nhưng số lượng bị cáo tăng lên. Năm 2011 có 479 bị cáo bị đưa ra xét xử với tội danh tham nhũng thì năm 2013 có 583 bị cáo, năm 2014 có 675 bị cáo. Điều này cho thấy, tình trạng tham nhũng ở nước ta không những không giảm, mà còn có xu hướng tăng lên hàng năm. Tham nhũng xảy ra ở mọi lĩnh vực: kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế...khu vực công, khu vực tư... Tham nhũng tồn tại, phát triển hàng ngày, hàng giờ, len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội, đụng chạm đến lợi ích của hầu hết cư dân, cản trở sự phát triển của xã hội. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên, Đảng ta đã cho rằng: “Tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp…làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất

nước”[13]. Đảng ta nhấn mạnh “phải tiến hành một cách kiên quyết cuộc

ngành từ Trung ương đến cơ sở; gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu; đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm

giàu bất chính”[12] và phải: “xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Điều lệ

Đảng những cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào lợi

dụng chức quyền để tham nhũng”[12].

Để thấy được số lượng vụ án hình sự, số lượng bị cáo bị đưa ra xét xử về tội tham nhũng trong thời gian từ năm 2011 đến nay cần thống kê theo từng tội danh cụ thể trong nhóm các tội phạm về tham nhũng được quy định trong Bộ luật hình sự. Có thể tham khảo số liệu này theo bảng thống kê dưới đây:

Bảng số 2.2: Thống kê theo tội danh tham nhũng bị đƣa ra xét xử

Tội danh Điều luật

2011 2012 2013 2014 đầu 2015 6 tháng Tổng cộng Vụ Bị Cáo Vụ Bị Cáo Vụ Bị Cáo Vụ Bị Cáo Vụ Bị Cáo Vụ Bị Cáo

Tội tham ô tài sản 278 110 249 78 121 109 212 127 225 19 57 443 864

Tội nhận hối lộ 279 18 35 17 41 26 61 45 106 17 46 123 289 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 280 29 52 29 68 55 93 61 117 25 32 199 362 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

281 34 83 35 131 59 145 42 199 22 75 192 633

Tội lạm quyền trong

khi thi hành công vụ 282 5 13 3 11 11 27 3 12 6 20 28 83

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

283 2 2 1 1 1 2 4 7 5 9 13 21

Tội giả mạo trong

công tác 284 10 45 4 15 17 43 5 9 9 33 45 145

Tổng 208 479 167 388 278 583 287 675 103 272 1043 2397

Từ Bảng số 2 thống kê về tội danh tham nhũng được đưa ra xét xử có thể thấy, những tội phạm có tên gọi liên quan liên quan đến lợi dụng chức vụ quyền hạn, lạm dụng chức vụ quyền hạn, lạm quyền trong khi thi hành công vụ bao gồm các tội: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281); Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283) chiếm đa số. Tổng số vụ án loại này có 432 vụ với 1099 bị cáo. Đối với các tội danh khác như tội tham ô tài sản (Điều 278), tội nhận hối lộ (Điều 279), và tội giả mạo trong công tác (Điều 284) cũng có tình tiết lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhưng tình tiết này phản ánh thủ đoạn phạm tội, người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản bằng cách lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình.

Xét về từng tội danh cho thấy, trong số các vụ án hình sự về tội tham nhũng được đưa ra xét xử thì tội tạm ô (Điều 278) chiếm tỷ lệ cao nhất với 443 vụ, 864 bị cáo; sau đó đến Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281) với 192 vụ, 633 bị cáo. Thứ ba là Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với 199 vụ, 362 bị cáo. Tội nhận hối lộ đứng thứ tư với 123 vụ, 189 bị cáo. Tuy nhiên, nhìn vào bảng thống kê số 2 cho thấy trong hơn 4 năm từ năm 2011 đến 6 tháng đấu năm 2015, con số thống kê trên về tội phạm tham nhũng đã bị đưa ra xét xử với 1043 vụ, 2397 bị cáo mới chỉ xử lý được phần nổi của thực trạng tham nhũng. Thực tế, các tội phạm tham nhũng xảy ra nhiều nhưng việc phát hiện rất khó khăn và đương nhiên, không thể đưa các vụ án tham nhũng ra xét xử. Lý do, những người phạm tội tham nhũng đa số là người có chức, có quyền, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, do đó họ có khả năng nhận biết và khai thác những kẻ hở của luật pháp về quản lý kinh tế để thực hiện hành vi phạm tội. Cương vị lãnh đạo và mối quan hệ công tác giúp họ thiết lập mối quan hệ cá nhân rộng lớn

với các cấp có thẩm quyền, để có được sự che chắn và cơ hội, điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp có nguy cơ bị phát hiện, họ sẽ lợi dụng thế mạnh sẵn có về quyền lực cộng với sức mạnh của đồng tiền để tạo nên những lá chắn chống lại những cơ quan chức năng. Với cương vị của mình, họ dễ dàng dùng mọi thủ đoạn để tiêu hủy chứng cứ, thay đổi, sửa chữa chứng từ, hóa đơn và tẩu tán tang vật. Hơn thế nữa họ còn sử dụng vật chất để mua chuộc, dụ dỗ, dùng quyền lực để khống chế, đe dọa những người biết về lỗi của họ, thậm chí cả cán bộ thực thi công vụ. Hầu hết những người phạm tội tham nhũng đã phối hợp, móc nối chặt chẽ với nhau, che giấu, bọc lót cho nhau trong một vòng tròn khép kín v.v... là yếu tố làm cho số lượng tội phạm tham nhũng ẩn tăng lên. Tham nhũng được thực hiện bởi chủ thể đặc biệt, đó là những người có chức vụ quyền hạn. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội nhưng do thiếu rèn luyện phẩm chất cách mạng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất đã thoái hóa, biến chất, chạy theo lối sống cá nhân chủ nghĩa với tư tưởng tiêu cực, vị kỷ, tham vọng làm giàu bằng mọi cách, ham muốn vật chất không chính đáng vì thế lợi ích vật chất cám dỗ. Chỉ vì đồng tiền, coi tiền là mục đích sống, chạy theo lối sống đồi trụy, sa hoa, lãng phí, lối sống gấp, đòi hưởng thụ, khoái lạc. Đó chính là nguồn phát động tinh thần cho các hành vi phạm tội về tham nhũng. Chính điều này làm cho các vụ tham nhũng khó bị phát hiện để được đưa ra xét xử về các tội phạm tham nhũng.

Kết quả của việc xét xử vụ án tham nhũng được thể hiện bằng việc ra bản án liên quan đến việc áp dụng các loại hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự. Trong những năm từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015, kết quả xét xử vụ án tham nhũng được thống kê theo bảng thống kế dưới đây phản ánh việc áp dụng pháp luật hình sự và phát luật tố tụng hình sự.

Bảng số 2.3: kết quả phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng Tội danh Tội danh Điều luật áp dung Số bị cáo đã xét xử Không có tội Miễn TNHS hoặc miễn HP Cải tạo không giam giữ Cho hƣởng án treo Tù từ 3 năm trở xuống từ trên 3 năm đến 7 năm từ trên 7 năm đến 15 năm từ trên 15 năm đến 20 năm chung thân và tử hình

Tội tham ô tài sản 278 864 0 0 3 219 238 95 262 42 5

Tội nhận hối lộ 279 289 0 0 2 69 74 62 45 34 3 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 280 362 2 1 3 89 100 40 113 12 2 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

281 633 2 1 5 217 222 129 53 4 0

Tội lạm quyền trong

khi thi hành công vụ 282 83 5 3 4 25 29 9 8 0 0

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

283 21 0 0 1 9 9 1 1 0 0

Tội giả mạo trong

công tác 284 145 3 0 9 48 52 9 23 1 0

Tổng 2397 12 5 27 676 724 345 505 93 10

(Nguồn: Cục Thống kê hình sự và Công nghệ thông tin - Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Kết quả xét xử các vụ án tham nhũng, có 12 trường hợp toà án tuyên không có tội; 05 trường hợp được Tòa miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt; 724 trường hợp phạt tù dưới 03 năm, trong đó 676 trường hợp cho hưởng án treo; 345 trường hợp phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm; 505 trường hợp phạt tù từ 7 năm đến dưới 15 năm; 93 trường hợp phạt tù từ 15 đến 20

Ý thức được tính chất nghiêm trọng của tội phạm tham nhũng, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi được phân công xét xử đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, đưa vụ án ra xét xử kịp thời, đa số vụ án được đưa ra xét xử đúng thời hạn pháp luật quy định, đảm bảo áp dụng đúng tiến trình tố tụng. Thực hiện Nghị quyết 49, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và kỹ năng xét xử, nâng cao chất lượng tranh tụng để làm rõ các tình tiết định tội, định khung, tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án, chứng minh hành vi phạm tội và áp dụng đúng pháp luật. Hình phạt áp dụng cho các bị cáo đối với tội phạm tham nhũng đúng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc Tòa án đưa các vụ án tham nhũng ra xét xử kịp thời, đúng pháp luật và công khai xét xử các vụ án tham nhũng đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân nói chung, cũng như trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng nói riêng.

Có thể nói, những năm qua công tác xét xử các vụ án tham nhũng được chuẩn bị chu đáo về hình thức (đặc biệt là công tác bảo vệ, dẫn giải bị cáo). Nhìn chung hoạt động xét xử đã thể hiện được sự uy nghiêm của Nhà nước. Các vụ án tham nhũng thường có nhiều bị cáo nên trước khi tiến hành phiên tòa, Hội đồng xét xử đã quan tâm đến việc tống đạt các quyết định tố tụng, triệu tập người tham gia phiên tòa, chuẩn bị nội dung xét hỏi và những vấn đề cần làm rõ tại phiên tòa.

Vụ án tham nhũng thường bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bức xúc của dư luận, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử luôn quan tâm đến tính tự chủ, công bằng, vô tư và kỹ năng của những người tiến hành tố tụng, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, độc lập với nhau và độc lập với các yếu tố bên ngoài, chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử. Đồng thời, Hội đồng xét xử luôn

duy trì kỷ luật phiên tòa, đảm bảo sự dân chủ và bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân.

Những kết quả nêu trên chính là bằng chứng cụ thể cho thấy sự chuyển biến tích cực của tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời cũng cho thấy hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và trong hoạt động của Tòa án trong xét xử các vụ án tham nhũng nói riêng. Chất lượng xét xử các vụ án tham nhũng ngày càng cao và từng bước đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp.

2.1.2. Những tồn tại trong xét xử các vụ án tham nhũng

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực nêu trên, nhưng Chính phủ nhận thấy công tác phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng còn nhiều hạn chế, việc phát hiện chưa kịp thời, số vụ án được phát hiện còn ít, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử xác vụ án tham nhũng còn nhiều tồn tại, thiếu sót. Trong phạm vi nghiên cứu, những tồn tại, thiếu sót được thể hiện:

Thứ nhất, còn vướng mắc trong việc định tội danh, định khung hình

phạt, xác định tư cách tham gia tố tụng do một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng còn nhiều bất cập, không thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng và thực thi có hiệu quả trên thực tế.

Những vướng mắc về tội danh chủ yếu tập trung vào tội “Tham ô tài sản” (Điều 278), tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” (Điều 280). Dưới đây là các ví dụ điển hình:

Ví dụ thứ nhất: Nguyễn Thị Quyên là nhân viên điện lực thành phố U, được giám đốc phân công làm nhân viên kinh doanh, trực tiếp thu ngân khối cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử vụ án tham nhũng của tòa án nhân dân ở việt nam hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)