Tội rửa tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống (Trang 48)

1.3. CHUẨN MỰC PHÁP LÝ QUỐC TẾ ỨNG PHÓ VỚI MỘT

1.3.3. Tội rửa tiền

Rửa tiền” (Money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội” [103, tr.1]. Hiện nay, rửa tiền đã trở thành vấn đề nghiêm trọng mang tính quốc tế, xuyên quốc gia vì nó gây ra hậu quả kinh tế, xã hội nghiêm trọng, làm suy yếu nền kinh tế, ảnh hưởng tới nền kinh tế, chính sách kinh tế và an ninh quốc gia. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ

sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác [81, tr.4]. Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012 để ứng phó vấn đề này.

Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988 của Liên Hợp quốc là Công ước đầu tiên có các quy định về đấu tranh chống rửa tiền ở cấp độ quốc tế. Điểm b, khoản 1 Điều 3 của Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên quy định là tội phạm trong nội luật của mình các hành vi cố ý [10, tr.450]:

i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản này hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có dính líu vào hành vi phạm tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi đó;

ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm, chuyển nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ hoạt động phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này; Theo đó, các hành vi rửa tiền mà Công ước này đòi hỏi phải tội phạm hóa là hành vi phái sinh từ tội phạm nguồn là tội phạm về ma túy, gồm các hành vi cụ thể là: chuyển đổi, chuyển giao tài sản, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, ngụy trang, che dấu bản chất thực sự của tài sản đối với các tài sản có được do phạm tội về ma túy. Theo đó, mặc dù Công ước không xác định rõ về chủ thể của tội rửa tiền nhưng từ mục đích của tội phạm cho thấy có hai loại chủ thể: người phạm tội về ma túy rửa tiền nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản; người khác rửa tiền nhằm giúp đỡ người phạm tội về ma túy trốn tránh trách nhiệm pháp lý của mình.

chất hướng thần năm 1988 đề cập đến các hành vi rửa tiền với tư cách phái sinh từ các tội phạm ma túy thì Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 đã đề cập đến vấn đề tội phạm hóa các hành vi này một cách độc lập. Theo khoản điểm (a) và (b) khoản (1) Điều 6 của Công ước, hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có bao gồm các hành vi [6, tr.13-14]:

- Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản, dù biết rằng những tài sản này do phạm tội mà có, nhằm che đậy hoặc che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc nhằm giúp đỡ bất cứ người nào liên quan đến việc thực hiện một hành vi phạm tội nguồn nhằm lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra;

- Che đậy hoặc che giấu bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, việc chuyển nhượng hoặc vận chuyển quyền sở hữu hoặc các quyền tài sản khác, dù biết rằng tài sản này do phạm tội mà có;

- Có được, sở hữu hoặc sử dụng tài sản (tùy theo quy định của pháp luật từng quốc gia), dù tại thời điểm nhận được tài sản, biết rằng đó là tài sản do phạm tội mà có;

- Tham gia, liên kết hay thông đồng thực hiện, nỗ lực thực hiện và hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kì một hành vi nào trong số các hành vi đã nêu ở trên.

Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia khác với Công ước chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy ở các điểm chính sau đây:

Thứ nhất, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia quy định chung về tội rửa tiền đối với hành vi hợp pháp tài sản phát sinh từ tất cả các loại tội phạm chứ không phải từ riêng tội phạm về ma túy.

Thứ hai, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cho rằng rửa tiền là một tội phạm độc lập, không phải tội phạm về ma túy hay tội phạm nào khác mà nó có liên quan [81, tr.8].

Thứ ba, Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cho rằng chủ thể của tội rửa tiền là người khác với chủ thể của tội phạm nguồn đã tạo ra tiền cần “rửa” đó. Điều này thể hiện ở chỗ Công ước quy định dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm ở tất cả các điểm đều bao gồm “dù biết rằng những tài sản này do phạm tội mà có”. Quan điểm chủ thể là người khác, không phải bản thân người phạm tội nguồn có lẽ xuất phát từ nguyên tắc: không ai phải chịu trách nhiệm hai lần về một hành vi phạm tội. Quan điểm này cũng được thể hiện trong quy định về rửa tiền ở một số nước trên thế giới như: như Đức, Áo, Italia. Ngược lại, quan điểm truy cứu trách nhiệm về hành vi rửa tiền đối với cả chính người phạm tội nguồn giống Công ước chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy lại thể hiện trong pháp luật Mỹ, Vương quốc Anh, Nhật Bản [48, tr.1].

1.3.4. Tội mua bán ngƣời

Việc mua bán con người bắt đầu từ khi loài người ra khỏi xã hội nguyên thủy bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ. Ở đó con người đã bị coi như công cụ biết nói và rao bán như hàng hóa vô tri, bị chà đạp thô bạo các quyền con người. Mặc dù vậy, nạn buôn người vẫn không chấm dứt trong xã hội hiện đại ngày nay. Theo thời gian, bản chất của hành vi buôn bán người vẫn không thay đổi: là sự rẻ dúng, coi thường nhân phẩm con người. Vì vậy, không phải vấn đề mới phát sinh nhưng tội phạm buôn bán người và các biện pháp đấu tranh với nó vẫn đang là nỗ lực của cộng đồng quốc tế cũng như mỗi quốc gia [81, tr.8].

Trước hết, Văn phòng Liên Hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) đề cập đến tội phạm mua bán người gồm các loại hành vi sau: “Mua bán người là một tội ác chống lại nhân loại. Nó liên quan đến hành vi tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận một người thông qua việc sử dụng bạo lực, cưỡng ép hoặc cách thức khác nhằm bóc lột họ” [114]. Theo

khái niệm này, mua bán người là hành vi sử dụng bạo lực, cưỡng ép hoặc biện pháp khác để tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người để bóc lột họ. Khái niệm này đã phản ánh đúng bản chất của hành vi buôn bán người nhưng việc mô tả các dấu hiệu khách quan, chủ quan của tội phạm còn đơn giản. Là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất liên quan đến tội buôn bán người, Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung cho Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 mô tả tội buôn bán người một cách chi tiết hơn. Điều 3 (a) của Nghị định thư đã nêu [6, tr.113-114]: Việc buôn bán người nghĩa là việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hoặc bằng việc đưa, nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người nhằm kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể. Theo đó, hành vi bị coi là phạm tội mua bán người bao gồm một trong các dạng: mua, tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người với mục đích bóc lột bằng các thủ đoạn sau đây:

- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

- Ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa đảo;

- Lạm dụng quyền lực, hoặc lợi dụng tình trạng lệ thuộc hoặc quẫn bách, hoặc cho hay nhận tiền hoặc vật chất để đạt được sự đồng ý của một người kiểm soát nạn nhân.

với cấu thành tội phạm khi về mặt khách quan hành vi của người phạm tội đã tương ứng với thủ đoạn được mô tả ở trên (khoản b Điều 3). Nếu đối tượng của tội phạm là trẻ em thì các dạng hành vi trên bất kể bằng thủ đoạn nào cũng cấu thành tội phạm, theo quy định tại khoản c Điều 3.

Như đã nêu, với đặc tính xuyên quốc gia của các tội phạm phi truyền thống thì việc quy định pháp luật hình sự nước ta nếu không (hoặc chưa) tương thích với pháp luật quốc tế sẽ gây ra nhiều khó khăn cho việc thực thi chính những quy định ấy để ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu chuẩn mực pháp lý quốc tế đối với một số tội phạm đã nêu ở trên chính là một trong những căn cứ để đánh giá và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trước nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Chƣơng 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ỨNG PHÓ TRƢỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA

AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

An ninh phi truyền thống đặt ra những vấn đề mới phát sinh và đang tiếp tục không ngừng biến đổi. Bởi vậy, quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này cũng có một quá trình vận động phù hợp. Chính vì vậy, để đánh giá chính xác thành tựu, hạn chế của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống, mà trong đó chính là các tội phạm đe dọa đến lĩnh vực an ninh phi truyền thống, do đó, Chương 2 luận văn này không chỉ đánh giá quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành mà còn xem xét quy định này trong quá trình lịch sử phát triển của chúng, qua đó, làm sáng tỏ cơ sở pháp lý được các nhà làm luật ứng phó với các thay đổi của tội phạm phi truyền thống trong từng giai đoạn, từng thời kỳ khác nhau.

2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM ỨNG PHÓ TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

Mặc dù phần lớn trong các thách thức an ninh phi truyền thống là tội phạm phi truyền thống như khủng bố, rửa tiền, tội phạm về ma túy, mua bán người, buôn lậu, tội phạm xâm phạm an ninh thông tin… mới trở thành những vấn đề nóng trong khoảng hai thập kỷ gần đây nhưng việc ứng phó với các loại tội phạm này hoặc mầm mống của chúng đã được đặt ra trong quy định của pháp luật hình sự nước ta ngay từ khi giành được độc lập năm 1945 và đạt được thành tựu lập pháp nhất định như được phân tích dưới đây.

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1985

Sau khi giành được chính quyền cách mạng năm 1945, Việt Nam tiếp tục phải tiến hành hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Do đó, lĩnh vực an

ninh được pháp luật hình sự tập trung bảo vệ trong thời kỳ này chính là an ninh theo quan niệm truyền thống - an ninh chính trị, an ninh quân sự. Hơn nữa, các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng chưa bùng phát và có tính uy hiếp nghiêm trọng đối với an ninh, trật tự của quốc gia ở giai đoạn này nên việc ứng phó với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống chưa được chú trọng trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, trong pháp luật hình sự của Nhà nước Cách mạng non trẻ cũng đã có một số quy định tạo ra nền tảng cho cho những quy định pháp luật hình sự nhằm ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay, chẳng hạn như những quy định nhằm ngăn chặn các loại tội phạm phá hoại an ninh thông tin, buôn bán ma túy, mua bán người, khủng bố, buôn lậu...

Trước hết, vấn đề bảo vệ an ninh thông tin đã sớm được Nhà nước ta đặt ra ngay tại Sắc lệnh số 6/SL ngày 15/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sắc lệnh này đã khẳng định những hành vi làm phương hại đến hệ thống thông tin liên lạc là những hành vi đe dọa an ninh quốc gia: Xét rằng những việc ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá huỷ hoặc oa trữ dây điện thoại và dây điện tín là những hành vi có phương hại đến công trình củng cố nền độc lập của nước nhà; xét rằng những hành vi ấy làm ngăn trở sự thông tin của Chính phủ với các cơ quan địa phương, có hại cho công việc cai trị, trị an trong nước và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quốc phòng... Với nhận thức đó, Điều 1 Sắc lệnh đã tội phạm hóa những hành vi phá hoại hệ thống thông tin, liên lạc như sau: “Những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá hủy, cắt dây điện thoại và dây điện tín sẽ bị truy tố trước các Tòa án tỉnh” [9, tr.107]. Đồng thời cũng áp dụng mức trách nhiệm hình sự đặc biệt nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm an ninh thông tin đã bị tội phạm hóa: “Những người phạm tội kể trên sẽ bị phạt từ 01 năm đến 10 năm tù và có thể bị xử tử” [9, tr.108].

Chính sách hình sự nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm an ninh thông tin tiếp tục được củng cố trong Sắc lệnh số 26/SL ngày 25/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:

Sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thể xử tử những người phạm một trong những tội kể sau đây, bất cứ là chánh phạm hay tùng phạm:

... Cố ý hủy hoại hoặc ăn trộm các dây điện thoại hay điện tín, cùng các cột dây điện và dây thép (Điều thứ 1);

... Những kẻ oa trữ các dây điện thoại hay dây điện tín cũng bị phạt như những kẻ ăn trộm các đồ vật ấy (Điều thứ 2) [9, tr.113].

Đối với vấn nạn ma túy, ngay khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ma túy là một trong “những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” [61, tr.122]. Nhận thức được tính nguy hiểm của ma túy đối với an ninh, trật tự nhưng do chưa có điều kiện ban hành quy chế quản lý nên ngày 10/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 26 tạm giữ những luật lệ của Sở Tổng thanh tra muối và thuốc phiện và các sở Thương chính đang thi hành để tiếp tục kiểm soát đối với loại ma túy phổ biến nhất thời đó là thuốc phiện [62, tr.82].

Đến ngày 05/3/1952, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Nghị định số 150/TTg ấn đi ̣nh chế đô ̣ tạm thời về thuốc phiê ̣n, trong Nghi ̣ đi ̣nh chỉ rõ thuốc phiê ̣n là loa ̣i sản phẩm đă ̣c biê ̣t, chỉ có các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức của an ninh phi truyền thống (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)