Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật trong việc xóa bỏ lao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức (Trang 82 - 90)

3 .Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật trong việc xóa bỏ lao

bỏ lao động cƣỡng bức ở Việt Nam

Thứ nhất, đẩy mạnh hoạt động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật về LĐCB, góp phần hình thành và nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về LĐCB cho các chủ thể, đặc biệt là người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ), tổ chức đại diện của NLĐ, đại diện của NSDLĐ… Khi tình trạng LĐCB xảy ra, NLĐ sẽ là người đầu tiên được biết, chịu tác động đầu tiên và là chủ thể nắm rõ các chứng cứ chứng minh hành vi cưỡng bức lao động của NSDLĐ. Chính vì vậy, trước tiên hơn bất cứ biện pháp nào, NLĐ phải là người được trang bị kiến thức, hiểu biết về LĐCB. Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức của NLĐ về LĐCB có thể thông qua nhiều phương thức khác nhau: Thông qua việc giáo dục, phổ biến pháp luật của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở; thông qua việc giáo dục, phổ biến pháp luật NSDLĐ hoặc qua việc tìm hiểu thông tin của chính những NLĐ này. Để đạt được hiệu quả trong việc giáo dục, tuyên

truyền pháp luật cho NLĐ về LĐCB, cơ quan chức năng quản lý nhà nước về lao động, NSDLĐ hay tập thể đại diện NLĐ tại cơ sở cần có kênh thông tin về LĐCB. Trong đó tập trung vào những dấu hiệu của tình trạng này trên thực tế và các biện pháp, cơ chế hỗ trợ khi NLĐ rơi vào tình trạng khó khăn cần giúp đỡ. Đồng thời, công tác đối thoại, thương lượng tập thể cần được đẩy mạnh, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở cần đề cao vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ, đấu tranh hạn chế, loại bỏ hành vi cưỡng bức của NSDLĐ [31,tr.68].

Thứ hai, nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Chú trọng công tác thanh kiểm tra và xử lý những vi phạm pháp luật liên quan đến LĐCB, nâng cao năng lực của cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về LĐCB. Cơ quan thanh tra lao động, Ủy ban nhân dân và TAND là các cơ quan có trách nhiệm chủ yếu trong công tác xử lý hành vi cưỡng bức lao động. Việc nâng cao năng lực, khả năng nhận biết, xử lý hành vi cưỡng bức lao động của các cán bộ chuyên trách có ý nghĩa rất quan trọng. NLĐ trong tình trạng bị cưỡng bức khó có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình, chính vì vậy, các cán bộ chức năng cần nhận diện được hành vi cưỡng bức lao động, nắm bắt thông tin chính xác, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ NLĐ. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng LĐCB; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này[31,tr.68].

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế trong vấn đề xóa bỏ LĐCB. Trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia đối với vấn đề LĐCB luôn là hoạt động cần thiết không chỉ trong công tác lập pháp, mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hợp tác quốc tế bảo vệ quyền lợi NLĐ Việt Nam trước tình trạng LĐCB xảy ra ở nước ngoài là yêu cầu cấp thiết, có tính thời sự, vì vậy, ngoài

việc qua con đường các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài tham gia bảo vệ quyền lợi NLĐ, cần có những hiệp định về việc loại bỏ hành vi cưỡng bức lao động đối với NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Điều này phù hợp với tinh thần của Công ước về lao động di trú, lao động Việt Nam không có giấy tờ làm việc ở nước ngoài vẫn được quyền yêu cầu bảo vệ quyền lợi trước những hành vi xâm phạm về LĐCB có thể xảy ra [26].

Thư tư, thường xuyên thống kê, cập nhật tình hình LĐCB. Điều này giúp các cơ quan chức năng kịp thời nắm rõ được tình hình LĐCB trong từng giai đoạn, ở từng địa phương để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế và xóa bỏ tình trạng LDDCB. Những thống kê và thông tin về tình trạng LĐCB chính xác sẽ giúp các bên nhân thức được mức độ nguy hiểm cũng như việc cần thiết phải xóa bỏ LĐCB. Để thực hiện tốt điều này, cần phát huy tốt sức mạnh của truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ năm, cùng với các giải pháp trên, các gải pháp phòng ngừa LĐCB cũng góp phần quan trọng trong công tác xóa bỏ LĐCB. Để chủ động làm tốt công tác này, thiết nghĩ phải kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa cưỡng bức lao động với việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, việc làm…) trong đó giải pháp kinh tế là cơ bản và trọng tâm. Theo đó, cần phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần ổn định xã hội. Tăng cường phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế - xã hội cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo để thu hẹp khoảng cách phát triển về kinh tế cũng như xã hội giữa các vùng miền.

Bên cạnh đó,để có đầy đủ cơ sở thực tiễn, bên cạnh cơ sở pháp lý quốc tế và các quy định của Hiến pháp,Việt Nam cần có một cuộc điều tra tổng thể về thực trạng LĐCB, đặc biệt là trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam để làm căn cứ xây dựng các quy định về LĐCB.

Kết luận chƣơng 3

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề LĐCB nhằm phòng chống và tiến tới xóa bỏ LĐCB cần phải có sự phối kết hợp hài hòa của nhiều giải pháp khác nhau. Bên cạnh những giải pháp mạnh mẽ của các cơ quan chức năng còn cần sự chung tay, góp sức của người dân, đặc biệt là những NLĐ và cả NSDLĐ trong việc phát hiện, ngăn chặn và kịp thời đưa những hành vi cưỡng bức lao động ra trước pháp luật để xử lý.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích về LĐCB, hy vọng rằng Luận văn thạc sĩ với đề tài:

Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức” đã đưa ra khái niệm mới về LĐCB trên cơ sở phân tích khái niệm về LĐCB trong pháp luật quốc tế và pháp luật lao động Việt Nam, đồng thời phân tích những đặc điểm của LĐCB; Luận giải được sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về LĐCB và khái quát các nội dung về pháp luật LĐCB của nhiều quốc gia trên thế giới. Luận văn đã bám sát vào các chỉ số của LĐCB để đánh giá tương đối toàn diện các hình thức (lĩnh vực) sử dụng LĐCB và phân tích, đối chiếu với quy định chung của pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, dựa trên thực tiễn thực hiện pháp luật về LĐCB ở Việt Nam trong thời gian qua, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc xóa bỏ LĐCB ở Việt Nam, bảo vệ NLĐ trước tình trạng LĐCB cũng như bảo đảm quyền con người của họ. Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến xây dựng của thầy cô, bạn bè. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đên PGS-TS. Lê Thị Hoài Thu – giáo viên hướng dẫn, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đã giúp em hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo năm 2006 của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về ma tuý và tội phạm 2. Báo Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 19/11/2015, Bât cập trong lĩnh vực cho thuê

lại lao động - Đông Trúc

3. Bộ luật Hình sự Ba Lan (bản tiếng anh) tại:

https://www.imolin.org/doc/amlid/Poland_Penal_Code1.pdf;

4. Báo Vì công lý ngày 6/6/2016, Bình luận BLHS 2015: Tội cưỡng bức lao động 5. Báo Vnexpress ngày 9/7/2013, “Cơ sở ngược đãi” bị phát hiện hàng loạt sai

phạm, Nguyệt Triều và Xuân Thùy.

6. Báo Tiếng chuông ngày 18/09/2015, Thực trạng bạo lực về giới tại Việt Nam, Nhật Thy.

7. Báo Bình Phước ngày 10/09/2016: Hơn 1000 công nhân đình công do chậm trả lương.

8. Báo dân trí ngày 1/8/2016: Nghệ An: Bác sĩ, y sĩ, nhân viên… bãi công vì bệnh viện nợ lương 8 tháng

9. Báo mới ngày 17/11/2015: Nhóm công nhân bị chủ Trung Quốc đe dọa đánh đập đã về nước.

10. Báo Trí thức và phát triển ngày 19/8/2016: Nuôi giấc mơ đi Nhật: Hàng chục lao động khốn đốn vì Công ty BIMEXCO

11. Charles Woolfson (2013), Responses to Forced Labour in the EU, Country Report of Sweden, Linkoping University, Sweden

12. Chính phủ (2015), Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

13. Chính phủ (2013), Nghị định số 45/2013-NĐCP ngày 10 tháng 5 năm 2013, quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

14. - Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Chính phủ (2015), Nghị định số 88/ 2015/NĐ-CP, ngày 7 tháng 10 năm 2015, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ- CP.

15. Đỗ Thị Dung (2014), Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;

16. Nguyễn Đăng Dung và đ .t.g (2009), Giáo trình Lý luận và pháp lu ật về quyền con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;

17. Diễn văn Phát biểu khai mạc của Tiến sĩ Chang-Hee Lee ngày 31 tháng 3 năm 2016

18. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (1948), Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 19. Lê Hải – Trọng Thành (2012), Ba Lan: Khởi tố vụ án cưỡng bức lao động

Việt Nam.

20. ThS. Phan Thị Thanh Huyền, Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 01/2015;

21. ILO (2007), Eradication of Forced labour, Geneva, Switzerland; 22. ILO ngày14/3/201, Kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 23. ILO (1930), Công ước số 29 năm 1930 về Lao động cưỡng bức

25. Kỷ yếu hội thảo phân biệt đối xử vì lý do công đoàn - Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Tổng liên đoàn Việt Nam và dự án quan hệ lao động Việt Nam - ILO.

26. Liên hợp quốc (1990), Công ước quốc tế về Bảo vệ các quyền của NLĐ di trú và các thành viên gia đình họ;

27. Luật Lao động Latvia năm 2001 tại:

http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/UNTC/UNPAN01839 9.pdf

28. TS. Phạm Trọng Nghĩa (2014), Thực hiện các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam – Cơ hội và Thách Thức, NXB Chính trị Quốc gia,Trang 7

29. Nhiều doanh nghiệp ép NLĐ tăng ca quá sức tại địa chỉ:

http://yenbai.vnpt.vn/detail/nhieu-doanh-nghiep-ep-nguoi-lao-dong-tang-ca- qua-suc/832746/l0

30. Hoàng Phê và đ.t.g (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng;

31. Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức - Thực trạng và một số kiến nghị : luận văn thạc sĩ luật học/2015/ Nguyễn Tiến Dũng 32. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức –

Luận văn thạc sĩ luật học Nguyễn Thị Ngọc Yến, 2012

33. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội ngày 28 tháng 11 năm 2013.

34.Th.s Phan Thị Nhật Tài, Quy định chống lao động cưỡng bức trong các Công ước của ILO

35. ThS. Phan Thị Nhật Tài, ThS. Trần Tuấn Đạt, Lao động cưỡng bức - Nghiên cứu từ góc nhìn phát triển toàn diện (P.1)

36. Việt Tùng (2007), Hội thảo: “Nâng cao nhận thức về lao động cưỡng bức” nằm trong khuôn khổ dự án QHLĐ, do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp thực hiện”.

37. Trường đại học kiểm sát Hà Nội, Các kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động 1994 từ việc thực hiện Công ước số 29 của ILO

38. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp ở Thanh Hoá - khẳng định hiệu quả, Anh Tuấn (2009)

39.Việt Báo ngày 7/12/2017, Làm thêm, không trả đủ lương là LĐCB 40. Vụ việc giam bằng gốc để trói buộc NLĐ tại địa chỉ:

http://www.baomoi.com/nguoi-lao-dong-buc-xuc-vi-bi-cong-ty-giam-bang- dai-hoc/c/19313603.epi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức (Trang 82 - 90)