Các quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù từ khi có Bộ luật tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 48 - 57)

tụng hình sự năm 1988 đến Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003

Trong Bộ luật hình sự năm 1999, cũng như trong Bộ luật hình sự năm 1985, quy định hai loại hình phạt tước tự do, đó là hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân. Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999, tù có thời hạn "là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm". Trong trường hợp

phạm nhiều tội, mức tối đa của tù có thời hạn là ba mươi năm (Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999).

Người bị án tù có thời hạn buộc phải cách ly khỏi môi trường sống và hoạt động bình thường của họ trước khi phạm tội, họ bị giam trong môi trường với những quy định nghiêm ngặt, tự do của người bị kết án bị hạn chế rõ rệt. Nội dung của hình phạt tù có thời hạn phản ánh sự kết hợp giữa trừng trị với giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm.

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật hình sự năm 1999, tù chung thân "là hình phạt tù không có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình". Tù chung thân tước tự do của người bị kết án và cách ly họ khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm. Khả năng tước tự do người bị kết án của hình phạt tù chung thân có thể đến hết đời.

Trong Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/1989, việc thi hành án phạt tù đã được quy định tại Điều 230 nhưng cũng chỉ đề cập đến thủ tục chấp hành án: "Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của nhân thân người bị kết án, cơ quan công an phải cho phép người bị kết án gặp thân nhân trước khi thi hành án... Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải". Đối với người bị tạm giữ, tạm giam, trong Bộ luật này lần đầu tiên khẳng định nguyên tắc: "Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù" (Điều 72). Đây là một bước tiến bộ lớn về mặt nhận thức, khắc phục được những thiếu sót đánh đồng người bị tạm giữ, tạm giam và người bị kết án của những

an) cũng đã ban hành Quy chế tập trung giáo dục cải tạo, trong đó quy định việc tách trại tập trung giáo dục, cải tạo ra khỏi các trại giam khắc phục việc giam chung người bị tập trung giáo dục, cải tạo với người bị kết án của cả thời kỳ dài từ năm 1961 đến năm 1989.

Tuy nhiên, trong thời gian này, chúng ta còn thiếu các văn bản quy định cụ thể việc thi hành án phạt tù của các cơ quan có thẩm quyền. Để khắc phục tạm thời tình trạng này, đồng thời nhằm uốn nắn những lệch lạc, sai sót trong việc giam giữ, cải tạo, giáo dục phạm nhân, ngày 27/4/1989, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành Chỉ thị số 123 về việc tăng cường công tác quản lý, cải tạo phạm nhân trong tình hình mới. Chỉ thị đã chỉ rõ: "Công tác quản lý, cải tạo phạm nhân vẫn còn nhiều yếu kém, trì trệ và có những khuyết điểm nghiêm trọng"; giải quyết nhiều vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân, phương hướng đẩy mạnh sản xuất trong trại giam, các giải pháp giảm bớt tình trạng suy kiệt, giam giữ không có lệnh, để quá hạn và tình trạng trốn trại giam.

Việc khắc phục những nhược điểm của các văn bản pháp luật quy định về thi hành án phạt tù, chấn chỉnh công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, đảm bảo việc thi hành án phạt tù được thống nhất và có hiệu quả, đã trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kế thừa và phát triển những giá trị lập pháp về thi hành án phạt tù của cả thời kỳ trước đó và thể chế hóa đường lối đổi mới được thể hiện trong văn kiện Đại hội VI, VII của Đảng, ngày 8/3/1993, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Trong Pháp lệnh này, lần đầu tiên khái niệm thi hành án phạt tù được quy định tại Điều 1: "Thi hành án phạt tù là buộc những người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân chấp hành hình phạt tại trại giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện" và "trong thời gian chấp hành

hình phạt, người bị kết án tù phải bị giam giữ, lao động và học tập theo quy định của pháp luật" (Điều 3). Pháp lệnh đã quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù trong cả nước; Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi hành án phạt tù và tổ chức công tác thi hành án phạt tù. Thực hiện nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa việc thi hành hình phạt, Pháp lệnh đã phân trại giam thành ba loại tại các điều 11, 12, 13:

Trại giam loại I là nơi giam giữ, giáo dục người bị kết án tù về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, người bị kết án tù thuộc loại tái phạm nguy hiểm. người bị kết án tù 20 năm, tù chung thân. Trại giam loại II là nơi giam giữ, giáo dục: người bị kết án tù về các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia, người bị kết án tù trên 5 năm đến dưới 20 năm tù. Trại giam loại III là nơi giam giữ, giáo dục người bị kết án tù không thuộc các trường hợp thuộc trại giam loại I, II; người bị kết án tù là người chưa thành niên.

Thủ tục thi hành án phạt tù được quy định tại chương III, trong đó việc trả tự do cho người chấp hành xong hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 18: "Khi người bị kết án tù đã chấp hành xong hình phạt thì đúng ngày đó, giám thị trại giam phải trả tự do cho họ, cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt và giới thiệu họ về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú; đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý trại giam và cơ quan quản lý thi hành án phạt tù". Chế độ giam giữ, giáo dục. lao động và sinh hoạt đối với người đang chấp hành hình phạt tù được quy định tại chương IV của Pháp lệnh.

Nhằm cụ thể hóa những quy định của Pháp lệnh, ngày 16/9/1993 Chính phủ đã ra Nghị định số 60 ban hành Quy chế trại giam. Trong Quy chế

1: "Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đang chấp hành hình phạt tù được gọi là phạm nhân". Những vấn đề về tổ chức trại giam được quy định tại chương I; chế độ giam giữ, dẫn giải phạm nhân được quy định tại chương II; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chữa bệnh của phạm nhân được quy định tại chương III; chế độ lao động, học tập của phạm nhân được quy định tại chương IV; chế độ gặp, nhận, gửi thư, quà, khiếu tố được quy định tại chương V; thủ tục tiếp nhận phạm nhân đầu thú, giảm thời hạn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù được quy định tại chương VI; chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với phạm nhân được quy định tại chương VII. Các bộ, ngành có liên quan cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Ngày 30/6/1993, Thông tư liên ngành số 03 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã được ban hành hướng dẫn một số quy định về thủ tục đưa người bị kết án tù vào trại giam để chấp hành hình phạt, việc đưa người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh tâm thần vào cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh... Tiếp đó, Thông tư liên bộ số 11 ngày 20/12/1993 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Quốc phòng - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo - Lao động - Thương binh và xã hội đã được ban hành hướng dẫn việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, dạy nghề, chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân; Thông tư liên bộ số 12 ngày 20/12/1993 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Quốc phòng - Tài chính - Y tế - Lao động, Thương binh và xã hội được ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ ăn, mặc, ở, tổ chức phòng, chữa bệnh, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho phạm nhân. Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) cũng đã ban hành Quyết định số 86 ngày 22/3/1995 về các biểu mẫu, sổ sách theo dõi, quản lý người bị kết án tù; Quyết định số 159 ngày 2/4/1996 về việc thành lập cơ sở chấp hành hình phạt của người bị kết án tù trong trại tạm giam.

Qua nghiên cứu các văn bản nói trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, Pháp lệnh thi hành án hình sự ra đời, thay thế Sắc lệnh số 150 ngày 7/11/1950, là một sự kiện pháp lý quan trọng trong thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng. Chính sách thi hành án hình sự đối với những người bị kết án tù được quy định trong Pháp lệnh này rõ ràng hơn, toàn diện hơn so với các văn bản quy định việc thi hành án phạt tù trước đó.

Thứ hai, kỹ thuật lập pháp thi hành án phạt tù đã có bước tiến bộ hơn so với giai đoạn trước đó. Ngoài Pháp lệnh thi hành án phạt tù, Quy chế trại giam cùng hàng loạt Thông tư liên ngành, Thông tư liên bộ hướng dẫn cụ thể việc thi hành Pháp lệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án phạt tù. Lần đầu tiên, các khái niệm thi hành án phạt tù, căn cứ thi hành án phạt tù, trại giam, phạm nhân... đã được quy định với nội hàm cụ thể.

Thứ ba, các văn bản quy định việc thi hành án phạt tù hiện hành đã tổng kết được thực tiễn thi hành án phạt tù, kế thừa và phát triển kinh nghiệm lập pháp thi hành án phạt tù của những năm trước đó.

Thứ tư, nhược điểm chủ yếu của các văn bản pháp luật quy định về thi hành án phạt tù ở nước ta hiện nay là: tồn tại ở những văn bản dưới luật, với nhiều hình thức khác nhau, thiếu thống nhất, cân đối và đồng bộ nên còn khó khăn trong việc áp dụng. Đây chính là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thi hành án phạt tù, hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay.

Qua 14 năm thi hành, Pháp lệnh thi hành án phạt tù đã phát huy tác dụng tích cực và có hiệu quả trong lĩnh vực quản lý, giam giữ, giáo dục, cải

tội phạm, giữ vứng an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, của cải cách tư pháp theo đường lối của Đảng, Pháp lệnh thi hành án phạt tù đã bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập,đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Bên cạnh đó, do ban hành đã lâu, nên một số quy định của Pháp lệnh đã không còn phù hợp với các văn bản pháp luật mới được Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

1. Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 được xây dựng trên cơ sở bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, nên một số quy định không còn phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Bộ luật hình sự năm 1985 chia tội phạm thành 2 loại: ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; chia các tội xâm phạm an ninh quốc gia thành 2 loại: đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia; quy định mức tổng hợp hình phạt cao nhất là 20 năm, thời gian đã chấp hành hình phạt để được giảm lần đầu đối với người bị kết án tù chung thân là 10 năm, mức giảm xuống là 20 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thật sự chấp hành hình phạt là 15 năm… Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định người có thẩm quyền quyết định cho người bị kết án tù đang chấp hành hình phạt được tạm đình chỉ là chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án.

Căn cứ vào các quy định trên mà Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 quy định trại giam được chia thành 3 loại gồm trại giam loại I, trại giam loại II, trại giam loại III và quy định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ

chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam là Chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án.

Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 đã chia tội phạm thành 4 loại: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biêth nghiêm trọng và không quy định nhóm các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia; quy định mức tổng hợp hình phạt cao nhất là 30 năm và thời gian đã chấp hành hình phạt để được giảm lần đầu đối voái người bị kết án tù chung than là 12 năm, mức giảm xuống là 30 năm, dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thực sự chấp hành hìn phạt là 20 năm… Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp bệnh nặng là Chánh án tòa án cấp tỉnh nươi người bị kết án tù đang chấp hành hình phạt tù.

Ngoài ra, các quy định về thăm gặp than nhân; khiếu nại, tố cáo của người đang chấp hành hình phạt tù; thủ tục bặt buộc chữa bệnh đối với người bị kết án tù mắc bệnh tâm thần… của Pháp lệnh thi hành án phạt tù cũng không còn phù hợp với các quy định liên quan trọng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và tình hình thực tiễn. Một số từ ngữ trong Pháp lệnh cũng không còn phù hợp với các văn bản quy phạm luật ban hành trong thời gian gần đây. 2. Thực tiễn thi hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 cho thấy, một số quy định đã trở nên bất cập, gây bức xúc cho các cơ quan thi hành hình phạt tù và người chấp hành hình phạt tù đó là:

- Việc tổ chức giam giữ theo 3 loại trại giam không phù hợp với điều kiện địa lý trải dài của nước ta và việc phân bố trại giam không đều giữa các vùng, lãnh thổ (hiện có 26/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có trại giam) đã dẫn đến tình trạng các địa phương phải đưa người bị kết án tù

chấp hành hình phạt tù từ các trại giam về phục vụ điều tra, truy tố, xét xử của các địa phương rất khó khăn. Các trại giam loại I do phải giam giữ tập trung số lượng lớn đối tượng nguy hiểm, mức án cao nên luôn tiềm ẩn nguy cơ không an toàn.

- Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 quy định trường hợp phạm nhân chết thì hình thức an tang là chôn cất, chưa có quy định cho thân nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 48 - 57)