TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán
Tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể tham gia thị trường. Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình sẽ là cơ sở cho việc tạo lập môi trường hoạt động an toàn và hiệu quả. Các chủ thể tham gia TTCK phải bảo đảm được yêu cầu là công bố công khai các thông tin liên quan đến hoạt động. Tuy vậy, việc tuân thủ và các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về CBTT trên TTCK vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động CBTT trên TTCK cần phải được luận giải một cách đầy đủ, khách quan. Cụ thể là:
Một là, giá trị của thông tin trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Giá trị của thông tin trong hoạt động đầu tư chứng khoán là rất lớn. Do đó, nếu hoạt động CBTT không được kiểm soát bằng các quy định pháp luật thì việc chiếm dụng thông tin, tước đoạt cơ hội kinh doanh của nhà đầu tư, làm nhiễu loạn thông tin, tung tin đồn; việc bán thông tin nội bộ của người quản trị công ty sẽ diễn ra vì lợi ích tư của họ… sẽ trở thành ngòi nổ cho sự lũng đoạn và khủng hoảng TTCK.
Việc định giá giá trị của thông tin trong hoạt động đầu tư chứng khoán là rất khó khăn, do đó, một trong những yêu cầu cơ bản của hoạt động CBTT, đó chính là tính kịp thời của thông tin. Do đó, việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động CBTT trên TTCK sẽ góp phần rất lớn vào việc phát hiện và ngăn chặn tình trạng chiếm dụng thông tin, chiếm đoạt các cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư khác… đồng thời cũng sẽ khắc phục được tình trạng thông tin hạn chế, thông tin bất cân xứng trên TTCK
Hai là, nguy cơ lạm quyền của người quản trị công ty. Người quản trị công ty chính là những người thay mặt các cổ đông (ông chủ của công ty) để triển khai
chiến lược kinh doanh và trực tiếp thực hiện các giao dịch kinh doanh. Khi đó, người quản trị công ty có thể lạm dụng vị trí của mình để thực hiện các giao dịch ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Các biểu hiện của việc lạm quyền trong quản trị công ty là: i) Không tuân thủ các quy tắc đạo đức của người quản trị; ii) Dẫn dắt công ty xa rời mục tiêu hoạt động của công ty; iii) Thông đồng với cổ đông/nhóm cổ đông lớn trong Hội đồng quản trị để trục lợi; iv) Không thường xuyên báo cáo công tác cho Ban kiểm soát công ty; v) Cố tình che giấu thông tin để trục lợi hoặc tiếp tay cho các giao dịch nội gián… Sự lạm quyền của người quản trị sẽ được kiểm soát nếu công ty tuân thủ đầy đủ các quy định về CBTT; cụ thể hoá các việc mà người quản trị được làm; những trường hợp phải xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông…
Ba là, bảo vệ quyền lợi cho cổ đông công ty. Cổ đông là các ông chủ của công ty, nhưng lại không trực tiếp định đoạt tài sản của mình mà giao cho những người quản trị công ty thực hiện. Để bảo đảm quyền lợi của mình các ông chủ này phải có được một thiết chế để giám sát việc định đoạt tài sản của công ty. Tuy nhiên, các cổ đông nước ta lại chưa quan tâm nhiều đến việc thực thi quyền của mình nên đã dẫn đến tình trạng người quản trị công ty lạm quyền.
Pháp luật về CBTT phải bảo đảm được các cổ đông giám sát được người quản trị công ty trong định đoạt tài sản của mình. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được nếu công ty có được hệ thống quy tắc về CBTT của người quản trị công ty. Pháp luật về CBTT trên TTCK phải ngăn chặn được tình trạng che giấu thông tin của người quản trị công ty, bảo đảm cho cổ đông được tiếp cận với các thông về công ty. Đồng thời pháp luật về CBTT trên TTCK phải hạn chế tình trạng thông tin nội gián làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Bốn là, tạo điều kiện cho việc giám sát hoạt động của công ty có hiệu quả hơn. Có rất nhiều thiết chế khác nhau cùng giám sát hoạt động của công ty, như Điều lệ công ty (quy định về cơ cấu tổ chức và cơ chế phối hợp giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, Ban Kiểm soát); các thiết chế quyền lực trông công ty giám sát lẫn nhau; giám sát của cổ đông thông qua việc thực hiện
các quyền của cổ đông và giám sát của thị trường và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Công cụ để các thiết chế giám sát hoạt động của công ty chính là việc minh bạch và rõ ràng trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết. Việc thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng phải dựa trên các thông tin mà mình thu thập được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nói một cách khác đi, công khai, minh bạch thông tin sẽ tạo được động lực cho công ty thực hiện tốt các mục tiêu mà mình đã đề ra thông qua sự nỗ lực của người quản trị và các thiết chế giám sát công ty.
Năm là, đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của việc xây dựng và hoàn thiện TTCK. TTCK có phát triển an toàn, bền vững không xảy ra khủng hoảng thì phải bảo đảm tính minh bạch trên thị trường. Một thị trường hoạt động mà có nhiều thiết chế ngầm chi phối thì độ an toàn không được bảo đảm. Mục tiêu hình thành một cách đồng bộ các yếu tố của TTCK cũng như việc tạo lập một cơ chế đồng bộ cho việc phát triển TTCK là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai nhanh chóng. Hệ thống pháp luật về CBTT trên TTCK phải đáp ứng được yêu cầu đó. Pháp luật về CBTT trên TTCK phải cụ thể hoá được các yêu cầu phát triển của TTCK trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định, mà trong mỗi giai đoạn đó, pháp luật về CBTT sẽ có các yêu cầu cụ thể đối với việc thực hiện việc minh bạch và công khai hoá thông tin đối với các chủ thể tham gia thị trường. Các cơ chế, chính sách phát triển TTCK cần phải được công bố kịp thời cho công chúng và nhà đầu tư biết, tránh tình trạng nhà đầu tư không thể thực hiện được mục tiêu đầu tư của mình do không thể dự đoán được chính sách phát triển trong tương lai của nhà nước.
Sáu là, đáp ứng các điều kiện của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Việt Nam đã là thành viên của WTO và những cam kết trong lĩnh vực chứng khoán cũng đã có hiệu lực thi hành. Việc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán làm cho TTCK sôi động hơn qua việc tham gia của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời cũng tạo được môi
trường để tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chuyên ngành góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong nước.
Tuy vậy, các công ty chứng khoán trong nước cũng phải đối mặt với những khó khăn do tiềm lực, quy mô và khả năng bổ sung tài chính của các công ty chứng khoán trong nước còn hạn chế, việc thực hiện các dịch vụ chứng khoán còn yếu, trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh chứng khoán còn thấp. Tuy là ngành dịch mới ở nước ta, song trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, lĩnh vực chứng khoán cũng thu hút được sự quan tâm của khá nhiều thành viên WTO, nhất là các thành viên có nền tài chính phát triển.
Nhìn chung các cam kết trong lĩnh vực chứng khoán đã được quy định khá đầy đủ trong LCK 2006 như việc tham gia của bên nước ngoài như thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, tăng cường chức năng kiểm soát, hoàn thiện quy chế xử lý tranh chấp. Ngoài ra, để đảm bảo thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán nói riêng phát triển bền vững, các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK cần phải tập trung vào thúc đẩy sự phát triển hàng hóa cho thị trường (trái phiếu, cổ phiếu và các sản phẩm mới); hoàn thiện cơ cấu và tổ chức của thị trường, bao gồm thị trường sơ cấp và thứ cấp, thị trường tập trung và phi tập trung; và tạo điều kiện, cơ sở cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. Nhà nước cần có kế hoạch phát triển hạ tầng thị trường vốn như hệ thống thông tin, thanh toán, giao dịch…. Như vậy, bảo đảm môi trường thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ chứng khoán của nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, thì kênh CBTT vẫn là quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý.