Nguồn chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự của các nước theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 39 - 118)

1.3. Nguồn chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự một số quốc gia

1.3.1. Nguồn chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự của các nước theo

mơ hình tố tụng thẩm vấn

Vào thế kỷ thứ XIII ở Pháp, thế kỷ thứ XVI ở Đức và một số nước Châu Âu, hình thức tố tụng thẩm vấn được hình thành, phát triển. Nó xuất hiện lần đầu tiên trong pháp luật La Mã và biến mất cùng với sự sụp đổ của đế chế La Mã. Dưới ảnh hưởng của Tòa án Thiên chúa giáo (thế kỷ thứ XIII ở Pháp), tố tụng thẩm vấn xuất hiện trở lại. Đây là sự khởi nguồn của tố tụng viết, các bên cung cấp chứng cứ phải thông báo cho nhau biết.

Một đặc trưng cơ bản của tố tụng thẩm vấn là sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động tố tụng rất rõ. Trước khi xét xử, các CQĐT, truy tố phải điều tra, thu thập chứng cứ và sau đó hồ sơ được chuyển sang cho tồ án để nghiên cứu, đánh giá chứng cứ chuẩn bị cho việc xét xử. Theo đó, chứng cứ được hiểu là sự đệ trình của một cơ quan tố cáo, cụ thể là người đại diện cho cơ quan tố cáo xuất trình cho Tịa án những chứng cứ để chứng minh cho sự tố cáo của mình nhằm duy trì sự tố cáo. Chứng cứ tồn tại với tính chất là

phương tiện để chứng minh cho sự tố cáo của cơ quan tố cáo. Đây là nền tảng cơ bản sau này liên quan đến quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Một trong những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ. Theo đó, Việc đánh giá chứng cứ phải được tự do và không bị kiềm chế bởi các nguyên tắc loại trừ. Thơng thường, Tịa án quan tâm đến giá trị và tính xác thực của chứng cứ hơn là tính có thể chấp nhận được của chứng cứ. Đây là điểm khác biệt với hệ thống tranh tụng vốn tập trung trước hết vào việc xem xét chứng cứ đã được thu thập như thế nào.

Tiêu chuẩn của chứng cứ được chấp nhận là niềm tin nội tâm của thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các khía cạnh của chứng cứ bao gồm cả tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ. Thẩm phán và bồi thẩm đồn có cơ sở về niềm tin của mình về mọi khía cạnh của các bằng chứng được đưa ra trước Tòa, tuy nhiên họ không được dựa trên những chứng cứ được thu thập một cách bất hợp pháp [27, tr.38].

Điển hình cho các quốc gia theo mơ hình tố tụng thẩm vấn là Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hịa Pháp.

Luật tố tụng hình sự của Cộng hồ Liên bang Đức không quy định cụ

thể về nguồn chứng cứ, tuy nhiên các tình tiết liên quan đến phán quyết của Tòa án về xác nhận chứng cứ bao gồm: Nhân chứng, chuyên gia giám định, kiểm tra địa điểm hay đồ vật, các tài liệu, lời khai của bị cáo và đồng phạm.

Pháp luật TTHS của CHLB Đức xác định một số nguyên tắc cơ bản, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, trong các Luật cơ bản và trong các văn bản pháp luật khác. Nhóm nguyên tắc về áp dụng, sử dụng chứng cứ theo quy định của luật chứng cứ gồm: nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ,

giả định vô tội. Nguyên tắc tự do đánh giá chứng cứ là một trong những nét đặc trưng của tố tụng hình sự Đức, khác biệt cơ bản với tố tụng hình sự Anh.

Theo nguyên tắc này, một thẩm phán không bị bắt buộc bởi các quy định của pháp luật về chứng cứ hay bất kỳ hướng dẫn nào. Khơng có điều kiện cụ thể nào đặt ra với Thẩm phán trước khi chứng minh được một tình tiết của vụ án, mặc dù thẩm phán vẫn phải đảm bảo tôn trọng các kiến thức khoa học, lập luận logic và nhận thức chung. Nếu chứng cứ thu thập bằng các biện pháp vi phạm các quy định về thu thập chứng cứ thì chứng cứ đó phải bị loại bỏ [36, tr.77].

Luật TTHS của CHLB Đức quy định nguyên tắc loại bỏ chứng cứ được thu thập bằng các biện pháp bất hợp pháp.

Lời khai của bị can, bị cáo do bị đối xử tàn tệ, gây mệt mỏi, can thiệp về thể chất, sử dụng thuốc, hành hạ, lừa dối hoặc thôi miên, đe dọa bằng những biện pháp không được pháp luật cho phép, đưa ra lời hứa hẹn về những thuận lợi, những biện pháp gây ảnh hưởng trí nhớ hoặc khả năng của bị cáo đều không được coi là chứng cứ ngay cả khi bị can, bị cáo đồng ý sử dụng chúng [29, Điều 136].

Về vấn đề sử dụng chứng cứ thu thập được qua hoạt động trinh sát:

“Việc sử dụng điều tra trinh sát chỉ được phép sau khi đã có sự cho phép của

cơ quan cơng tố” [34, tr.66]. Các biện pháp trinh sát bao gồm: xâm nhập vào

nhà riêng, nghe lén và ghi âm điện thoại, nghe lén thông tin viễn thông, chụp ảnh ghi hình và thiết bị kỹ thuật cho việc giám sát các tài liệu. Điều tra trinh sát được sử dụng khi có căn cứ cho thấy đã có hành vi phạm tội nghiêm trọng được thực hiện, liên quan đến buôn bán ma túy, hoặc vũ khí, tiền giả; liên quan đến an ninh quốc gia, có tính thương mại hoặc liên tục hoặc thực hiện bởi thành viên của một băng nhóm tội phạm hoặc hình thức tổ chức khác mà việc sử dụng các biện pháp này sẽ khơng có khả năng thành cơng hay gặp

nhiều khó khăn hơn. Các thơng tin thu thập được thông qua hoạt động trinh sát chỉ được sử dụng làm chứng cứ chứng minh tội phạm khi được hội đồng xét xử cho phép

Pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hịa Pháp không quy định cụ thể

về nguồn chứng cứ mà chỉ quy định “tất cả những gì có thể chứng minh hành

vi phạm tội thì được coi là chứng cứ” [34, Điều 247]. Đối với mỗi giai đoạn

TTHS liên quan tới việc truy tìm của cảnh sát, việc điều tra hoặc giai đoạn xét xử, chứng cứ được quy định cụ thể. Thẩm phán, công tố viên và Sỹ quan cảnh sát tư pháp có quyền thu giữ vật chứng trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo luật định.

Tuy pháp luật TTHS của Cộng hịa Pháp khơng có quy định cụ thể về nguồn chứng cứ, song có thể nhận thấy chứng cứ trong luật TTHS Pháp bao gồm 5 loại sau: 1. Sự thừa nhận; 2. việc làm chứng: đây là loại chứng cứ được thu thập bởi cuộc điều tra hoặc lấy lời khai; 3. chứng cứ vết: các tài liệu giấy tờ tạo nên một cấu thành tội phạm cụ thể, ví dụ như giấy tờ giả mạo, hoặc một hành vi đe doạ bằng giấy tờ, thư từ; các biên bản do cảnh sát thiết lập thông qua giai đoạn điều tra ban đầu sẽ có giá trị chứng minh; các thư từ cá nhân cũng có thể được sử dụng làm chứng cứ;các chứng cứ về hợp đồng; 4. Kết luận giám định; 5. Suy đoán và các dấu vết.

Việc dẫn chiếu một cách cụ thể các loại chứng cứ và các phương thức để xác định chứng cứ có ý nghĩa đề cao quyền của thẩm phán ở thủ tục xét hỏi trong TTHS là một trong những đặc trưng cơ bản của thủ tục tố tụng này. Việc thu thập các loại chứng cứ phải đảm bảo các quy định về thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Lời thú tội cũng như mọi chứng cứ khác thuộc toàn quyền đánh giá của Thẩm phán (Điều 428).

Pháp luật về TTHS của Cộng hòa Pháp đảm bảo nguyên tắc đánh giá chứng cứ dựa trên niềm tin nội tâm của Thẩm phán. Thẩm phán có thể sử

dụng bất cứ chứng cứ nào nhằm thiết lập niềm tin nội tâm của mình về các vấn đề của vụ án. Khác với hệ thống pháp luật chỉ sử dụng chứng cứ luật định. Tuy nhiên, việc đánh giá chứng cứ của Thẩm phán cũng phải đảm bảo một số vấn đề: Thẩm phán phải nêu rõ căn cứ cho quyết định của mình; các chứng cứ phải đảm bảo tính hợp pháp, phải được cơng khai tranh luận.

1.3.2. Nguồn chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự của các nước theo mơ hình tố tụng tranh tụng. mơ hình tố tụng tranh tụng.

Tố tụng tranh tụng xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại, sau đó du nhập vào La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục”. Tại đây, người đại diện cơ quan cơng tố có trách nhiệm thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ trước tịa để buộc tội. Ngay từ thời kỳ đầu hình thành, tố tụng tranh tụng coi trọng tranh luận bằng lời nói cơng khai, trực tiếp tại tịa. Vì vậy, nhiều tài liệu, chứng cứ viết được coi là chứng cứ rất quan trọng trong tố tụng thẩm vấn thì trong tố tụng tranh tụng lại khơng được coi là chứng cứ. Để làm rõ vấn đề liên quan đến tài liệu đó, thơng thường người viết tài liệu được mời tham gia tố tụng và trực tiếp trình bày tại tịa. Như vậy, chứng cứ được hiểu là phương thức một bên chứng minh trước tịa là mình đúng. Tức là bên nào thuyết phục được tịa án sẽ là bên thắng kiện chứ khơng phải bên vốn có sự thật ấy.

Trong hệ thống pháp luật tranh tụng, các quy định của pháp luật chủ yếu hình thành thơng qua q trình xét xử tại tịa án và các phán quyết của thẩm phán

Tố tụng tranh tụng có 3 hệ thống nguyên tắc chi phối toàn bộ hoạt động tố tụng: quy tắc tố tụng, quy tắc chứng cứ và quy tắc ứng xử, trong đó quy tắc về chứng cứ có ảnh hưởng lớn nhất vì nó kiểm sốt loại chứng cứ nào có thể được đưa ra trước những người có thẩm quyền quyết định, hay nói cách khác, nó quyết định chứng cứ có được chấp thuận hay không [27, tr.7].

Ngay cả thẩm phán cũng không được tự do lựa chọn chứng cứ mà họ cho rằng thích hợp nhất mà phải tuân theo các nguyên tắc chứng cứ đã được quy định. Quy tắc về chứng cứ được đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong tố tụng qua việc cấm sử dụng những nguồn chứng cứ không đáng tin cậy, sai lệch hoặc có thể dẫn đến định kiến cho người có thẩm quyền phán quyết. Nguyên tắc kiểm tra chéo, đối chất để xác định tính chính xác, tính có căn cứ của chứng cứ được đặc biệt coi trọng. Theo đó, trong q trình xét xử, tịa án đóng vai trị là trọng tài quan sát các bên tranh tụng, bảo đảm quyền tranh tụng trước tịa cho cả bên buộc tội (cơng tố viên) và bên gỡ tội (các luật sư bào chữa). Việc đánh giá chứng cứ để đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên những tiêu chí hợp lệ của chứng cứ do pháp luật quy định. Điển hình cho mơ hình pháp luật tố tụng tranh tụng này là pháp luật TTHS của vương quốc Anh và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Pháp luật tố tụng hình sự của Vương quốc Anh khơng có quy định cụ thể về nguồn chứng cứ, “chứng cứ sẽ được chấp thuận nếu nó có liên quan

đến các tình tiết cần phải chứng minh giúp giải quyết vụ án” [36, tr.161].

Các quy định về nguồn chứng cứ được thể hiện trong các Luật khác nhau tùy theo những phần có liên quan. Ví dụ: Trong luật tư pháp hình sự năm 1987 quy định về việc chuyển giao vụ án, trong đó quy định về chuyển giao chứng cứ; Luật tư pháp hình sự năm 1988 quy định về chứng cứ thơng qua phương tiện truyền hình, Luật tịa án cảnh sát năm 1980 quy định về việc triệu tập và lấy lời khai nhân chứng… Vì vậy, trong luật Điều tra và tố tụng hình sự năm 1996 khơng quy định một cách tồn diện về chứng cứ mà chỉ có một mục “chứng cứ - các quy định đặc biệt” trong đó bổ sung thêm một số quy định về các điều luật cụ thể trong các luật khác đã quy định về chứng cứ [34, tr.48]. Theo đó, các chứng cứ phải đảm bảo tính hợp pháp (được thu thập bởi các cơ quan có thẩm quyền theo thủ tục pháp luật quy định), tính liên quan và khơng rơi vào các trường hợp loại trừ chứng cứ.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS của Vương quốc Anh là nguyên tắc chấp thuận chứng cứ. Chứng cứ sẽ được chấp thuận nếu nó có liên quan đến các tình tiết cần phải chứng minh giúp giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Tịa án có thể từ chối chấp thuận một chứng cứ nào đó do Viện cơng tố đưa ra nếu việc chấp thuận có thể dẫn tới sự khơng cơng bằng và bình đẳng trong tố tụng. “Có rất nhiều nguyên tắc về loại trừ chứng cứ như: nếu

cung cấp chứng cứ sẽ dẫn đến tự buộc tội, chứng cứ có được do nghe nói lại…” [36, tr.161]. Chứng cứ phải tránh khơng rơi vào một trong ba nhóm sau

mới được đưa ra là chứng cứ hợp pháp, đó là: Chứng cứ do nhận chứng khơng có năng lực đưa ra; chứng cứ là lời khai quá chung chung; chứng cứ là quá khứ xấu hoặc tiền án, tiền sự. Tuy nhiên, cần chú ý một điều là quy định này về chứng cứ chỉ có giá trị trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ của mình, cơng tố viên khơng bị ràng buộc bởi quy định này trong việc buộc tội một bị can.

Ngồi ba yếu tố đã trình bày ở trên, thời gian từ những năm cuối thế kỷ XX, pháp luật TTHS của Anh đã xây dựng thêm một vấn đề bắt buộc để đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ là: Chứng cứ phải được thu thập một cách hợp pháp và chính xác. Các tài liệu, thơng tin, vật chứng được sử dụng làm chứng cứ phải đảm bảo theo quy định của pháp luật thì mới được coi là chứng cứ chứng minh tội phạm.

+ Lời khai của nhân chứng: Tất cả các nhân chứng (trừ trẻ em) phải tuyên thệ, thề tại bục nhân chứng tại phòng xử án trước khi khai báo.

+ Chứng cứ thông qua phương tiện truyền hình: Tịa án cho phép một người đưa ra bằng chứng thơng qua phương tiện truyền hình. Đối với nhân chứng là trẻ em, Tịa án có thể cho phép đối với người đưa ra chứng cứ mà không thông qua phương tiện truyền hình trực tiếp nếu tồ án thấy rằng việc cho phép là có lợi cho cơng lý và dựa trên đơn của một bên trong vụ án hoặc dựa trên văn bản của Tòa án

+ Các mẫu xét nghiệm liên quan đến giao thông vận tải đường bộ (mẫu máu và nước tiểu).

+ Dấu vân tay: Việc kiểm tra dấu vân tay được áp dụng khi một người bị bắt vì nghi ngờ có dính líu đến một tội phạm đáng kể; bị cáo buộc về một tội phạm đáng kể hoặc được cho biết là sẽ được thông báo về một tội phạm đáng kể.

+ Các tuyên bố và ghi chép tại phiên tịa: Viện cơng tố phải chứng minh tất cả các yếu tố của tội phạm ngoài bất kỳ sự nghi ngờ hợp lý nào. Các bên trong tố tụng cũng phải chịu trách nhiệm đưa ra các chứng cứ trước Thẩm phán (Người bị cáo buộc không bắt buộc phải giúp công tố viên hay chứng minh sự vơ tội của mình)

Về tài liệu trinh sát: “Các chứng cứ có được tư biện pháp trinh sát như nghe

trộm phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm thư điện tử, giám sát thâm nhập, giám sát không thâm nhập…. không được sử dụng tại Tịa vì u cầu bảo vệ nguồn và khơng thể giải thích tại Tịa về nguồn chứng cứ thu thập được” [36, tr.171].

Luật tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng khơng có

quy định cụ thể về nguồn chứng cứ mà chỉ quy định chứng cứ là “mọi thứ” được sử dụng trong việc chứng minh sự thật hoặc bác bỏ một vấn đề trong vụ án hoặc trong một cuộc tranh luận. Trong vụ án hình sự, vấn đề nào có ảnh hưởng đến sự có tội hoặc vơ tội của bị can, bị cáo, đó là chứng cứ. Có nhiều loại nguồn chứng cứ khác nhau, sự khác biệt giữa các loại chứng cứ là không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguồn chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 39 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)