Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (Trang 34 - 38)

1. Năng lực hoạt động của Công ty XNK Thủy sản Bến Tre

Căn cứ những chỉ tiêu trong bảng trên ta có thể nhận xét về năng lực

hoạt động của công ty XNK Thủy sản Bến Tre như sau:

Nhìn một cách khái quát cả hai năm ta thấy chỉ có chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu là biến động khá mạnh. Các chỉ tiêu còn lại cúng có sự biến động khá lớn. Có thể thấy rằng trong hai năm này năng lực hoạt động của DN biến động khá mạnh. Cụ thể:

Chỉ tiêu 2009 2008 Chênh lệch

Vòng quay các khoản phải thu 3.46 8.11 -4.65 Kì thu tiền trung bình 105.46 45.02 60.44

Vòng quay hàng tồn kho 5.38 4.17 1.21

Số ngày một vòng quay tồn kho 67.84 87.49 -19.66

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 10.36 9.57 0.79

• Vòng quay các khoản phải thu của DN không cao và có xu hướng giảm rất mạnh ( chênh lệch tới 4,65). Dựa vào chỉ tiêu kì thu tiền trung bình ta có thể thấy thay đổi này chủ yếu từ khoản phải thu tăng do nợ tồn đọng khách hàng tăng quá cao( tăng tới 60,44 ngày). DTT có tăng song khồng nhiều so với nợ tồn đọng ( DTT tăng 14,89% trong khi phải thu ngắn hạn tăng 169,12% )

Như vậy dễ dàng nhận thấy đây không phải là do chính sách bán hàng của DN để tăng thị phần mà là do lỗi trong quản lý nợ của DN. Khoản phải thu tăng ở đây chủ yếu đến từ khoản phải thu khách hàng đã tăng tới

6.979.698.032 VNĐ. Nguyên nhân ở đây có thể là do công ty gặp rắc rối trong việc xuất khẩu do các công ty Mĩ kiện Việt Nam về mặt hàng tôm cá xuất khẩu.

• Số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm -19.66 vòng, vòng quay hàng tồn kho tăng 1,21 vòng. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho lớn hơn là do giá vốn hàng bán tăng 26,32% chứ không phải do ảnh hưởng trong việc quản lý hàng tồn kho.(hàng tồn kho giảm không đáng kể 2,06% nhưng là do dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng nên). Điều này cũng cho thấy chính sách quản lý hàng tồn kho của DN không được cải thiện.

• Hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng nhưng không phải do DN sử dụng TSCĐ tốt hơn( Vì máy móc của DN còn cũ và lạc hậu, công suất thấp hay hư hỏng và chi phí sửa chữa lớn- theo nội dung trong thuyết ming báo cáo tài chính). Tuy DN có đầu tư vào máy móc thiết bị nhưng TSCĐ của DN giảm 6.11%. Mặt khác giá của sản phẩm của DN lại giảm trong khi DT tăng và các khoản phải thu tăng quá lớn → việc tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ này cũng không phải là dấu hiệu tốt.

• Hiệu quả sử dụng tổng tài sản không đổi.

Kết Luận: Năng lực hoạt động của DN nhìn chung không tốt đặc biệt là trong công tác quản lý trong khâu bán hàng và thu nợ. Công tác quản lý hàng tồn kho không phát triển.

2.Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn.

Ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN có xu hướng giảm nhẹ song vẫn ở mức rất cao. Khả năng thanh toán nhanh và thanh toán ngay tăng khá nhiều. Thông thường điều này thể hiên khả năng thanh toán nhanh của DN như vậy là tốt. Tuy nhiên dựa trên chỉ tiêu phân tích trong mục năng lực hoạt động của công ty thì ta thấy mức tăng của hai chỉ tiêu này chủ yếu

Chỉ tiêu 2009 2008 Chênh lệch

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3.89 3.9 -0.01 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 3.02 1.85 1.16 Hệ số khả năng thanh toán ngay 1.39 0.5 0.89

là do khoản phải thu tăng và ĐTTC tăng ( ĐTTC tăng tới 170.31%) Do đó, dù thông số các chỉ tiêu này khá tốt song thực tế khả năng thanh toán của DN không cao.

Nguyên nhân có thể nói rằng khoản phải thu và ĐTTC có khả năng chuyển hóa thành tiền là rất thấp nên không thể đáp ứng khả năng thanh toán ngắn hạn được

Trong thuyết minh BCTC công ty có nêu nguyên nhân của việc tăng ĐTTC là do đơn cị tăng cường tập trung vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Trong khi đó đây lại là DN sản xuất và đang gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn và đầu ra của sản phẩm. Rõ ràng DN cần có những chính sách mới khắc phục và cải thiện lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì tập trung quá cao về ĐT chứng khoán.

Kết luận: Cũng như trên đã nêu, DN cần quản lý tốt các khoản phải thu của

mình và nên cân nhắc trong quyết định đầu tư. Sự độc lập trong HĐKD của DN không cao vì khả năng thanh toán ngắn hạn kém sẽ dẫn tới sự phục thuộc của DN.

3. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Ta thấy tỷ số nợ và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH rất thấp. Tỷ lệ nguồn vốn từ bên ngoài trong tổng nguồn vốn của DN thấp 18% tuy có tăng nhưng tăng không nhiều. Điều này cho thấy tuy khả sự độc lập trong HĐKD của DN không cao do ảnh hưởng từ khoản phải thu quá lớn nhưng nguồn vốn DN lại ít bị phụ thuộc bởi bên ngoài. Tuy nhiên điều này không hẳn là tốt vì đôi khi sự chiếm dụng vốn sẽ đem đến cho DN lợi nhuận lớn.

Tỷ suất tự tài trợ của DN khá cao song có xu hướng giảm.Khả năng tự tài trợ của DN chủ yếu là từ tăng vốn đầu tư của CSH.

Nợ dài hạn của DN cả hai năm đều bằng 0. Việc đầu tư vào sản xuất của DN trong 2 năm nhìn chung là rất thấp. Rõ ràng DN đang lơi lỏng trong lĩnh vực kinh doanh chính của mình.

Tỷ suất tự tài trợ TSDH của DN lại khá cao ( cả hai năm đều lớn hơn 1). Nguyên nhân là do TSDH của DN giảm trong khi VCSH lại tăng ( TSDH

Chỉ tiêu 2009 2008 Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ số nợ 0.18 0.11 0.07

Tỷ số nợ trên vốn CSH 0.22 0.13 0.09

Tỷ suất tự tài trợ 0.82 0.89 -0.07

Tỷ số nợ dài hạn 0 0 0

Tỷ suất tự tài trợ TS dài hạn 2.73 1.57 1.15 Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay 54.67 6.21 48.46

giảm 26,1%, VCSH tăng 28,37% nhưng chủ yếu là tăng do vốn đầu tư của chủ sở hữu).

Tỷ số khả năng trả lãi tiền vay tăng mạnh do tổng LN trươc thuế tăng tới 323,60%. LN của DN tăng mạnh là do chủ yếu từ hoạt động tài chính.

4. Phân tích khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của công ty XNK thủy sản Bến Tre:

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ suất LN hoạt động BH và cung cấp DV giảm mạnh nhưng tỷ suất LN doanh thu lại tăng đáng kể. Điều này là do hoạt động ĐTTC trong năm của DN được tập trung mở rộng và khá thành công . Tỷ suất LN trên DT cao do DT từ HĐTC cao và tăng mạnh trong năm 2009.

Hiệu quả sử dụng TS cua DN cũng nếu dựa trên số liệu trong bảng thì có thể thấy được là nó khá tốt. Tuy nhiên trong lợi nhuận đã tính thì trong đó LN từ ĐTTC chiến chủ yếu. Do vậy không thể khẳng định DN sử dụng TS có hiệu quả hơn được.

Chỉ tiêu LN vốn CSH tăng khá mạnh nó cho thấy so với năm 2008 thì cứ 100 đồng VCSH đem đi đầu tư trong năm 2009 sẽ thu được thêm 14,06 đồng LN. Như vậy tình hình sử dụng vốn tạo LN của DN được tuy nhiên năm 2008 LN đem lại trên VCSH là quá thấp, đây có thể là do ảnh hưởng chung của khủng hoảng toàn cầu. Năm 2009 có dấu hiệu phục hồi do DN đầu tư mạnh vào lĩnh vực tài chính.

5. Phân tích Dupont

a. Phân tích tỷ suất lợi nhuận tổng TS theo phương pháp Dupont

Năm 2009: ROA =Tỷ suất LN trước thuế trên DT* Hiệu suất sử dụng TS

17.52% = 17.52% * 0.01

Năm 2008:

4.84% = 4.84% * 0.01

Nhận xét: LN tổng TS tăng 262% do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất LN trên DT

Nhân thấy tỷ suất LN trên DT tăng làm cho LN tổng TS tăng: (17.52% - 4.84%) * 0.01 = 12.68%

2009 2008 Chênh lệch

Tỷ suất LN hoạt động BH và dịch vụ 18.63 25.99 -7.36

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 17.27 4.42 12.85

Tỷ suất LN trước thuế 17.52 4.84 12.68

Tỷ suất LN sau thuế 15.58 4.53 11.05

Tỷ suất LN trc thuế điều chỉnh trên tổng TS 19.04 6.25 12.79 Tỷ suất LN sau thuế điều chỉnh trên tổng TS 16.93 5.85 11.08

Hiệu suất sử dụng TS không đổi nên không ảnh hưởng tới chỉ tiêu trên.

b.Phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn CSH theo phương pháp Dupont

Năm 2009: ROE = Tỷ suất LN trên DT * Hiệu suất sử dụng TS* VCSH

21.52% = 17.52% * 0.01 * 1.22 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008:

5.4208% = 4.84% * 0.01 * 1.12

Nhận xét: ROE tăng 297% là do 2 yếu tố thay đổi là Tỷ suất LN trên DT và VCSH. Trong đó VCSH tăng làm cho ROE tăng:

17.52% * (1.22 – 1,12 ) = 1,752%

Như vậy mặc dù cả 2 yếu tố đều có ảnh hưởng tới ROE nhưng tỷ suất LN trên DT có tác động nhiều hơn tới sự thay đổi này. Chứng tỏ hiệu quả đem lại lợi nhuận trên VCSH tăng chủ yếu là do Dn đầu tư vào HĐTC.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (Trang 34 - 38)