V Biểu đồ 2.1: Doanh thu của khách sạn 3 năm 2005, 2006, 2007

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bộ phận tiệc tại khách sạn (Trang 44 - 47)

M M M M M M M M M M M M M M M M M

Biểu đồ 2.1: Doanh thu của khách sạn 3 năm 2005, 2006, 2007

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động của khách sạn quốc tế ASEAN những năm gần đây là tương đối tốt, thể hiện ở một số chỉ tiêu:

Tổng doanh thu và doanh thu các dịch vụ liên tục tăng qua các năm: Năm 2006 tổng doanh thu tăng 19.51% so với năm 2005, tương ứng là 4 tỷ đồng. Năm 2007 tổng doanh thu tăng 14.08% so với năm 2006, tương ứng là 3.45 tỷ đồng. Doanh thu tăng thể hiện khách sạn đã chú trọng đầu tư mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm và các hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, doanh thu lưu trú các năm 2006, 2007 lần lượt tăng so với năm 2005 là 26.06%, tương ứng 1.902 tỷ đồng và 20.87%, tương ứng 1.92 tỷ đồng. Doanh thu ăn uống tăng từ 7.79 tỷ năm 2005 lên 8.925 tỷ năm 2006 và 9.9 tỷ năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu ăn uống năm 2006, 2007 đều giảm so với năm trước. Doanh thu các dịch vụ khác năm 2006, 2007 tăng tương ứng 0.963 tỷ đồng và 0.555 tỷ đồng. Như vậy sự tăng lên của tổng doanh thu là do sự tăng đồng loạt doanh thu của tất cả các dịch vụ từ lưu trú, ăn uống, đến bổ xung. Tốc độ tăng doanh thu lưu trú nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu các dịch vụ khác, thể hiện tỷ trọng doanh thu lưu trú liên tục tăng qua hai năm 2006, 2007 lần lượt là 1.95% và 2.24%, trong khi đó tỷ trọng các dịch vụ khác lại giảm nhưng chi phí cho lưu trú lại cao nên theo chỉ tiêu suất chi phí

của từng dịch vụ ta thấy năm 2005, 2006 kinh doanh ăn uống đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, năm 2007 kinh doanh dịch vụ bổ xung đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, chỉ tiêu công suốt sử dụng buồng liên tục tăng từ 65% năm 2005 lên 70% năm 2006, 72% năm 2007 cũng phản ánh rõ hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn ngày càng tốt và thu hút được khách lưu trú tại khách sạn lâu hơn.

Bên cạnh đó, tổng chi phí kinh doanh cũng tăng qua các năm: Năm 2006, 2007 tăng so với năm trước tương ứng 15.83% và 10.6%. Năm 2007 chi phí lưu trú 2007 tăng 11.48%, tương ứng 0.775 tỷ đồng; chi phí ăn uống tăng 30.99%, tương ứng 1.478 tỷ đồng; chi phí dịch vụ khác giảm 11.55%, tương ứng giảm 0.538 tỷ đồng. Sở dĩ chi phí lưu trú tăng nhiều là do khách sạn đã đầu tư mới một số trang thiết bị và sửa sang một số cơ sở vật chất đã có dấu hiệu xuống cấp nhằm tạo lên tiện nghi đồng bộ , hiện đại với mục đích ngày càng thu hút nhiều khách hơn nữa. Mặc dù chi phí tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí, thể hiện tỷ suất chi phí năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 68.12%, 68.83%, 69.1% làm tỷ suất lợi nhuận năm 2007 tăng 12.02%, chứng tỏ khách sạn đó cú những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Chính sách sử dụng vốn hiệu quả và quản lí tốt chi phí tạo lên kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Với kết quả kinh doanh như vậy khách sạn đã đóng góp vào ngân sách nhà nước năm 2007 là 2.63 tỷ đồng, tăng 0.31 tỷ đồng, tương ứng tăng 13.36%. Lợi nhuận sau thuế của khách sạn tăng 23.75%, tương ứng 1.426 tỷ đồng so với năm 2006.

Đội ngũ nhân viên của khách sạn tăng cả về số lượng và chất lượng. Số nhân viên năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 130, 140, 146 người, hầu hết nhân viên đều có bằng cấp về nghề, do đó hiệu quả sử dụng lao động cũng tăng lên thể hiện ở năng suất lao động bình quân năm 2007 tăng 0.0164 tỷ đồng/người.Tiền lương bình quân tăng từ 1.26 triệu năm 2005 lên mức 2.2

triệu năm 2007, điều đó góp phần động viên thúc đẩy mọi người làm việc hăng say hơn, phấn đấu vì lợi ích chung của khách sạn.

Với các chỉ tiêu được phản ảnh trong bảng hoạt dộng kinh doanh trên ta có thể thấy được rằng khách sạn quốc tế ASEAN đã kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế của nhà nước, của khách sạn và của người lao động trong quá trình kinh doanh của mình.

2.1.4. Nguồn lực của khách sạn

2.1.4.1. Đội ngũ lao động

Khách sạn quốc tế ASAN Hà Nội năm 2007 có tổng số 146 cán bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bộ phận tiệc tại khách sạn (Trang 44 - 47)