Seymour và Bothman, (1984) là người đầu tiên đề xuất ra phương pháp đo đạc mặt cắt ngang bãi biển theo nguyên lý áp lực thủy tĩnh. Phương pháp này sử dụng 1 ống có chứa dầu dài khoảng 600 mét nối từ bờ đến điểm cần đo độ sâu. Hai đầu ống được gắn các thiết bị cảm ứng (sensor) đo áp lực. Một đầu được giữ cố định trên bãi biển, và đầu kia được buộc với vật nặng và thả xuống các vị trí cần đo độ sâu. Chênh lệch áp lực giữa hai đầu ống tại một vị trí đo cho biết được độ sâu tương đối của điểm đo dưới nước so với điểm đo trên bờ. Gable & Wanetick (1984) đã so sánh giữa phương pháp này với CRAB và phương pháp khảo sát truyền thống. Phương pháp truyền thống cho sai số độ sâu lên tới 20 cm, trong khi bằng phương pháp CRAB và phương pháp thủy tĩnh giảm bớt sai số xuống còn một nửa.
Tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng rộng rãi do việc tiến hành đo không thuận tiện, mặt khác khoảng cách đo được xác định một cách gián tiếp, thiết bị cảm ứng áp suất ở đầu ống rất dễ bị ảnh hưởng của dòng chảy dọc bờ và sự dao động áp suất do mạch động áp lực sóng gần bờ.
TÓM TẮT
Thiết bị định vị toàn cầu GPS đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực khảo sát bãi biển và đo đạc địa hình bờ biển. Hệ thống này sử dụng một loạt các vệ tinh để thu được tọa độ trên bề mặt trái đất tại vị trí khảo sát. Dưới điều kiện lý tưởng, một thiết bị GPS tại một điểm cố định có thể cho biết vị trí chính xác đến centimeters. Giá thành và trọng lượng của thiết bị này ngày càng giảm làm cho chúng trở nên ngàng càng phổ biến và tiện dụng trong các khảo sát địa hình, cụ thể là khảo sát biển.
Thiết bị định vị toàn cầu vi sai ( Differential GPS - DGPS) - là thiết bị có cùng nguyên lý như GPS nhưng có độ chính xác cao hơn nhiều so với GPS thông thường và thường gồm máy "mẹ" và máy "con". Máy "mẹ" thường đặt trên bờ và có chức năng thu tín hiệu vệ tinh để xác định chính xác vị trí đặt máy, kể cả cao trình, sau đó nó phát tín hiệu cho máy "con" để định ra vị trí tương đối của máy con so với máy mẹ.
Kết hợp các thiết bị định vị này và các phương pháp đo trên với chương trình máy tính cho phép hiển thị trên màn hình máy tính hoặc vẽ tọa độ khảo sát trong thực tế có liên quan tới tuyến khảo sát đã chọn. Thiết bị DGPS hay GPS có thể gắn trên bất kỳ một phương tiện khảo sát nào nào như thuyền, xe trượt hay mang theo người.
Cuối cùng là phương pháp sử dụng công nghệ laser hàng không (e.g., Optec 1990; Lillycrop, Parson, và Irish 1996) cho phép “nhìn thấy” được đường đáy biển khi di chuyển trên các thiết bị như trực thăng hay máy bay khảo sát. Các phương pháp trên cho phép khảo sát một cách khái quát trên một vùng rộng lớn. Chúng có khả năng thành lập bản đồ địa hình đáy với tốc độ 5km2 trong 1 giờ với độ phân giải theo phương ngang là