Cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới quy trình, thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hải quan việt nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 132 - 137)

2004 92 52 Triệu USD 192 ± 2.5 tỷ USD

3.3.1. Cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới quy trình, thủ tục hải quan

quy trình, thủ tục hải quan

Hiện nay, WTO và WCO đang xây dựng chương trình hỗ trợ kỹ thuật thủ tục hải quan giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là những nước mới gia nhập như Việt Nam. Do đó, các giải pháp cải cách pháp luật điều chỉnh thủ tục hải quan nhận được nhiều nhất sự quan tâm cũng như lợi ích nhằm tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu. Cơ quan thực hiện việc tổng quản lý nhà nước trên lĩnh vực hải quan là Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính Việt Nam đã chủ trì nhiều cuộc hội thảo để lấy ý kiến doanh nghiệp và các ngành, các cấp liên quan trong việc đánh giá nhu cầu và những ưu tiên về tạo thuận lợi thương mại tầm cỡ quốc gia trong WTO. Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng vào việc xây dựng chương trình cụ thể trong việc thực hiện các bước chuyển biến cụ thể trong giai đoạn chuyển đổi dành cho các nước đang phát triển (trong Báo cáo gia nhập của Ban công tác với Đại Hội đồng WTO, Việt Nam không nêu ta thuộc nền kinh tế chuyển đổi vì thời hạn chuyển đổi sẽ buộc phải rút ngắn hơn so với các nền kinh tế đang phát triển). Các cải cách pháp luật điều chỉnh một số vấn đề liên quan tới quy trình và thủ tục hải quan có thể cân nhắc các vấn đề dưới đây:

Một là, nội luật hóa các chuẩn mực về đơn giản và hài hịa hóa thủ tục hải quan theo cam kết gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto của WCO (04/2008) đối với Thân Công ước và Phụ lục Tổng quát

Đây là Công ước tác động trực tiếp tới vấn đề tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, nội luật hóa các quy định về thủ tục hải quan tại Cơng ước này sẽ góp phần thực hiện tốt hơn các cam kết với WTO. Các hoạt động mà ngành hải quan Việt Nam đã và đang thực hiện góp phần tạo kinh nghiệm thực hiện đầy đủ chuẩn mực của Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto: thực hiện cơ chế ASEAN một cửa (ASEAN single window - ASW) giai đoạn 2008 - 2012 theo Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN. Kết quả đầu ra của việc thực hiện cơ chế này sẽ giảm thời gian thơng quan trung bình cho các lơ hàng xuất, nhập khẩu trong khu vực xuống chỉ còn 30 phút, kết nối cơ quan hải quan các nước ASEAN thành một cơ quan hải quan chung công nhận kết quả lẫn nhau trong nội khối. Áp dụng hiệu quả kỹ thuật quản lý rủi ro - ngay từ khi ý tưởng về ASEAN một cửa được hình thành tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 tháng 10/2003 đã được xác định là trụ cột chính, trung tâm và quan trọng nhất.

Đây được xem như một tiền đề rất có giá trị để Việt Nam thực hiện tốt hơn các cam kết với WTO. Đồng thời, cũng cho thấy các cơ quan hải quan của Việt Nam phải thay đổi căn bản nhận thức về kỹ thuật quản lý mới, dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp mà có phương thức kiểm tra chọn lọc trọng điểm đối với những lơ hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao thay vì kiểm tra tràn lan vừa lãng phí thời gian, nhân lực, vừa gây ách tắc cho thương mại, tạo ra những yếu tố kém thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng, hồn thiện cơ sở dữ liệu thơng tin hải quan, tạo ra giá trị pháp lý thực sự cho các điều khoản liên quan tới việc vận dụng cơ sở dữ liệu hải quan để xử lý công việc, nâng cao hơn nữa năng lực bộ máy hoạt động của cơ quan hải quan để áp dụng đúng các quy tắc phân xếp loại, áp mã, tính thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp dụng các biện pháp quản lý nhằm tạo nên cơ sở thừa nhận các giao dịch thương mại trở về với đúng bản chất khách quan của nó: xác định trị giá tính thuế hải quan dựa trên giá trị giao dịch của các bên, tạo thuận lợi cho thương mại với các nội dung về thực hiện xác định trị giá hải quan theo GATT; tăng cường công tác thu thập thông tin để đưa ra những đánh giá sát thực với giá khai báo của chủ hàng hóa (doanh nghiệp, cá nhân).

- Cơng việc chứng minh trị giá giao dịch thực tế của hàng nhập khẩu là trị giá mà người khai hải quan sử dụng để khai báo hải quan là khó khăn chung của cơ quan hải quan các nước Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Các khó khăn cụ thể có thể kể tới như: xác định các yếu tố bổ sung bao gồm: tiền bản quyền, các khoản chi phí trợ giúp sản xuất, chi phí khác...; chứng minh các chứng cứ về mối quan hệ của các bên có liên quan khơng ảnh hưởng tới trị giá giao dịch (đặc biệt khó khăn trong thời đại thương mại quốc tế sử dụng ngày càng phổ biến phương thức giao dịch điện tử, trong đó có trường hợp người mua và người bán đều không biết đầy đủ các thông tin về nhau, cơ quan hải quan cũng vì thế mà khó có thể có đủ điều kiện để đối chất, kiểm chứng chéo các bên).

- Việc sử dụng các phương pháp thay thế khi khơng có trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu cũng gặp khó khăn, do đó cần có hướng dẫn cụ thể để tạo thuận lợi áp dụng cho cả cơ quan hải quan lẫn doanh nghiệp.

Ba là, sửa đổi cơ sở pháp lý điều chỉnh việc phân loại, áp mã số HS cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Cơ sở pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này là Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 23/01/2003 của Chính phủ và Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 06/2003/NĐ-CP. Hai văn bản này được ban hành dựa trên cơ sở Công ước HS 2002 của WCO. Qua hơn 04 năm thực hiện, và đặc biệt kể từ khi Công ước HS phiên bản 2007 được ban hành thì hai văn bản này đã bộc lộ một số bất cập trên thực tiễn, gây khó

khăn cho q trình hài hóa hóa phân loại, áp mã của Việt Nam với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và tiềm ẩn chứa đựng nguy cơ gây ra những bất đồng lớn giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Những nội dung kiến nghị sửa đổi, bổ sung quan trọng nhất bao gồm:

(i) Làm rõ đối tượng và phạm vi áp dụng,

(ii) Bỏ nội dung miêu tả cấu tạo của danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, vì đây là điều không cần thiết phải quy định ở văn bản pháp luật trong nước. Hàng năm WCO đều phát hành những cuốn sổ tay hướng dẫn, tổng kết về lĩnh vực này. Hơn nữa, Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ hài hịa hóa phân loại theo Cơng ước HS nên khơng thể và khơng cần thiết có những quy định chuyên biệt trong luật pháp quốc gia;

(iii) Hướng dẫn cho người sử dụng các căn cứ, nguyên tắc để phân loại được hàng hóa vào một mã số chính xác;

(iv) Thay thế nội dung hướng dẫn phân nhóm hàng được mã hóa 08 chữ số bằng mã hóa bằng 10 chữ số đề phù hợp với việc thực hiện phiên bản HS 2007;

(v) Làm rõ hơn trách nhiệm của người khai hải quan, của hải quan các cấp và hàng hóa phải qua phân tích, phân loại;

(vi) Trong nguyên tắc phân loại: bỏ nội dung quy định riêng áp dụng cho hàng hóa là thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo máy chính, linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ của các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử, phân loại theo tỷ lệ nội địa hóa; (vii) Bổ sung thêm nội dung căn cứ phân loại như chú giải chi tiết HS (E- notes), chú giải bổ sung AHTN (SEN), tuyển tập ý kiến phân loại của Tổ chức Hải quan thế giới; (viii) Quy định cụ thể hơn việc phân loại hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, bổ sung thêm quy định điều kiện áp dụng kết quả phân loại trước, thời hạn lưu mẫu hàng hóa đối với phân loại trước;

(ix) Nội dung khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định thủ tục khiếu nại theo 02 cấp phù hợp với luật khiếu nại, tố cáo.

Bốn là, xây dựng mơ hình quản lý hải quan hiện đại, tinh giản, quy trình thủ tục hải quan tự động hóa dựa trên nền tảng áp dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại

Thứ nhất, nhân rộng phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử trên

toàn quốc

Hiện tại, quy trình thủ tục hải quan điện tử mới chỉ được áp dụng thí điểm bởi 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là Quyết định 50, và Quyết định 52, tại 02 Cục Hải quan là Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, hai địa phương làm thủ tục hải quan cho hàng hóa, hành khách, phương tiện vận tải với lưu lượng lớn nhất trên phạm vi toàn quốc.

Việc nhân rộng phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử trên toàn quốc là vấn đề có tính cấp bách để hồn thành mục tiêu bắt kịp trình độ tiên tiến của các cơ quan hải quan của các nước trong khu vực vào năm 2010 và kết nối ASEAN một cửa vào 2012 nhưng đồng thời cũng phải rất thận trọng để tránh mắc phải những đổ vỡ, rối loạn, mất kiểm sốt hoặc tình trạng kiểm sốt thấp, ảnh hưởng tới an ninh. Do tính tới thời điểm hiện tại, phương thức quản lý hải quan truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế áp dụng.

Thứ hai, hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của

các đại lý khai thuê hải quan chuyên nghiệp, được ví như cánh tay nối dài của cơ quan hải quan, làm cầu nối giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, đồng thời mang lại các lợi ích to lớn cho cả hai phía. Mở rộng hành lang pháp lý cho loại chủ thể mới này ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng cần quy định cơ chế quản lý chặt chẽ, cơ chế bảo đảm, tín chấp, cơ chế chịu trách nhiệm pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của loại chủ thể này, ngăn chặn sự thông đồng vi phạm pháp luật của đại lý khai thuê với doanh nghiệp, chủ hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hải quan việt nam trước yêu cầu thực hiện tự do hóa thương mại và nghĩa vụ thành viên WTO (Trang 132 - 137)