Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm Luận văn ThS. . Luật 60 38 01 (Trang 45 - 52)

Trong bất kỳ xã hội nào đạo đức và pháp luật cũng đều song song tồn tại, không có xã hội chỉ có đạo đức cũng không thể có xã hội chỉ có pháp luật. Pháp luật và đạo đức có thể nói là hai yếu tố không thể thiếu trong xã hội. Chúng không mâu thuẫn với nhau mà luôn bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Có thể thấy được mối quan hệ giữa hai yếu tố trên qua các luận điểm sau:

* Đạo đức là cơ sở của pháp luật:

Pháp luật được tôn trọng và thực hiện trong xã hội không chỉ bởi nó mang tính cưỡng chế nhà nước mà còn vì nó hợp lý và hợp lẽ phải. Để có được pháp luật hợp lý và hợp lẽ phải thì pháp luật phải được dựa trên đạo đức - những chuẩn mực ứng xử chung được xã hội thừa nhận và tôn trọng. Khác với pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản "cho pháp luật dựa vào đạo đức" để che giấu bản chất giai cấp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải dựa trên nền đạo đức thì mới thuyết phục được đa số nhân dân tự giác thực hiện và ủng hộ. Pháp luật phải ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, đồng thời phải phù hợp với đạo đức xã hội. Đó là điều kiện quyết định sự thành công trong lãnh đạo dân chúng của Chính phủ:

Đạo nghĩa là chính sách của Chính phủ đối với dân chúng. Chính sách này phải hợp với nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng. Đối với dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa v.v... Có như thế dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ, vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết đánh giặc [24, tr. 199].

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền tảng, là sức mạnh của người cách mạng: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang, là làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới. Người cho rằng muốn hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin thì trước hết phải hiểu và hành động theo truyền thống đạo đức: Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa" và "lấy gương người tốt, việc tốt có thật trong nhân dân và cán bộ, đảng viên ta mà giáo dục lẫn nhau, đó là cách tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin thiết thực nhất" [26, tr. 554].

* Đạo đức và pháp luật gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau:

Đạo đức và pháp luật là hai yếu tố cùng tồn tại trong xã hội, được nhà nước sử dụng để quản lý xã hội. Giữa chúng có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Bản chất của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội của nhà nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của hai công cụ pháp luật và đạo đức. Ở phương Tây có câu thành ngữ "Cuộc đi săn không đáng sợ bằng lúc chia phần", cho thấy phương Tây đề cao pháp luật hơn đạo đức, kết quả là xã hội nhiều luật nhưng đạo đức thì ít đến tối thiểu, ngay cả hôn nhân cũng là kết quả của những tính toán về lợi ích. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên" ], Người đã đưa ra lời giải đúng đắn cho vấn đề kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội mà phương Tây đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Biểu hiện đầu tiên của kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội là nhà nước phải đồng thời ban hành pháp luật mới và xây dựng đạo đức mới. Thứ hai là phải tuyên truyền, giáo dục pháp luật và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Hai công việc này phải tiến hành đồng thời mới có hiệu quả tốt cho xã hội.

Vai trò của pháp luật đối với đạo đức, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết là đảm bảo thực hiện đạo đức: Để thực hiện chữ Liêm, trước hết phải có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật từ trên xuống, từ dưới lên trên. Nếu đạo đức bị xâm hại thì pháp luật cũng bị vi phạm: Do bất liêm mà đi đến tội ác, trộm cắp, khi đó pháp luật thể hiện vai trò không thể thay thế trong việc đưa xã hội trở lại ổn định, đồng thời khôi phục, bảo vệ đạo đức: "Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm" [25, tr. 645].

* Pháp luật là chuẩn của đạo đức:

Đây chính là biểu hiện của "pháp luật bảo vệ đạo đức". Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực giá trị định hướng cho hành động của con

người. Đạo đức là nền thì pháp luật đảm bảo cho chuẩn mực đạo đức được thực hiện và bảo vệ nếu bị vi phạm. Chuẩn mực cao nhất của đạo đức phong kiến là tôn quân (vua) tuyệt đối thì vua có quyền tuyệt đối, kể cả quyền đứng trên pháp luật và giết vua là tội nặng nhất trong pháp luật phong kiến. Khi nêu lên chuẩn mực của đạo đức cách mạng là "trung với nước", Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ chuẩn về pháp luật của "trung với nước" là: "Ai vì nước hy sinh sẽ được thưởng", ngược lại "thông với giặc, phản quốc sẽ bị xử tử" (Quốc lệnh 1946). Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các chuẩn mực đạo đức cũng có sự thay đổi nhất định nhưng những truyền thống, đạo lý cơ bản thì vẫn còn nguyên giá trị.

Trong các quy định của pháp luật Việt Nam, có thể dễ dàng thấy được ở đâu đó các quy định như "không trái pháp luật và đạo đức xã hội". Điều này phần nào thể hiện được sự bảo vệ của pháp luật đối với đạo đức và vị thế của đạo đức trong xã hội.

* Đạo đức là động lực thúc đẩy các chủ thể tôn trọng và thực thi pháp luật:

Trong đời sống xã hội, việc các chủ thể mắc phải những sai lầm là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để những sai lầm ít xảy ra nhất. Để làm được điều này, ngoài việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật thì vấn đề giáo dục và hình thành nhân cách cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Theo khảo sát của các nhà xã hội học thì tỷ lệ vi phạm pháp luật ở những thanh niên sống trong môi trường gia đình thiếu sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ cao gấp hai lần so với những thanh niên được giáo dục đầy đủ. Điều này chứng tỏ, nhân cách có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi vi phạm pháp luật của con người. Mà đạo đức lại là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành nhân cách. Tức là, đạo đức có ảnh hưởng rất lớn đối với hành vi vi phạm phạm luật của con người. Đạo đức có thể là nguyên nhân khiến các chủ thể đắn đo và dè dặt hơn trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Có

thể nói, tuyên truyền và giáo dục ý thức đạo đức cũng là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm bớt tội phạm, giúp pháp luật được tôn trọng và tuân thủ hơn.

* Pháp luật là hình thức ghi nhận, đảm bảo thực hành đạo đức trong xã hội:

Việc sữa sản xuất từ Trung Quốc hàm chứa chất melamine dẫn đến tử vong cho một số trẻ em đã được thảo luận khá nhiều trên báo chí Việt nam và thế giới. Người ta bàn đến việc đề ra những tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh gắt gao hơn, những qui chế luật pháp để ngăn ngừa một thảm trạng như thế trong tương lai. Tuy nhiên, một khía cạnh cực kỳ quan trọng khác hầu như không được bàn đến: đó là đạo đức kinh doanh thực phẩm. Chúng ta cần phải đưa đạo đức kinh doanh thực phẩm vào trong pháp luật, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Thực phẩm không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn có thể đóng vai trò quan trọng cho việc bảo vệ sức khỏe người dân. Chính vì thế mà thực phẩm thường được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan có nhiệm vụ quản lý dược phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng và ảnh hưởng của thực phẩm, các nước phát triển ở phương Tây có cả một hệ thống kiểm nghiệm chất lượng và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. Bất cứ thực phẩm nào, nhập cảng hay sản xuất tại địa phương, đều phải trải qua một qui trình kiểm tra rất chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho người tiêu thụ.

Ở nước ta, qua vụ nước tương chứa chất 3-MCP và những nạn dịch bệnh liên tiếp xảy ra, vấn đề an toàn thực phẩm cũng được đặt ra nhiều lần. Nhiều doanh nghiệp bị phạt nặng. Có quan chức thậm chí còn đề nghị phạt người tiêu thụ vì… ăn bẩn!

Nhưng các biện pháp pháp luật như phạt tiền có thể đem lại một sự hài lòng cho một số người, nhưng khó là giải pháp lâu dài cho kỹ nghệ thực

phẩm. Luật pháp chỉ là biện pháp bề mặt, bề ngoài, áp dụng cho mọi người; đạo đức mới là biện pháp bề trong ở mỗi con người. Theo luật pháp, hành động sản xuất thực phẩm thiếu an toàn theo những tiêu chí khoa học nào đó là phạm luật, là phạm tội. Theo chuẩn mực đạo đức, cá nhân người sản xuất ý thức được rằng mình sản xuất sản phẩm độc hại là xấu, là có tội. Do đó, theo tôi, kỹ nghệ thực phẩm cần đưa vào trong pháp luật một qui ước về đạo đức.

Mỗi ngành nghề đều có những qui ước đạo đức cho chuyên ngành. Đối với những ngành nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, qui ước đạo đức (Code of Ethics) là một điều không thể thiếu được trong việc hành nghề. Chẳng hạn như giới y sĩ phải tuyên thệ y đức trước khi ra trường. Vì thực phẩm có liên hệ trực tiếp đến sức khỏe của một cộng đồng, thậm chí dân tộc, kỹ nghệ thực phẩm rất cần một qui ước về đạo đức.

Nhưng chuẩn mực đạo đức không phải là luật pháp, mà là những qui ước hay điều lệ về hành nghề được các thành viên trong ngành nghề chấp nhận như là những kim chỉ nam cho việc hành nghề. Các điều lệ này cho phép, nghiêm cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử cho các tình huống khác nhau. Đạo đức, do đó, là một luật luân lý về hành vi của con người liên quan đến những gì được xem là tốt và đúng, so với những gì được xem là xấu và sai. Để xác định được một hành động hay quyết định là tốt hay xấu, người quyết định phải so sánh những lựa chọn của họ với những tiêu chuẩn mà xã hội chấp nhận.

Thật ra, trước tình trạng bành trướng mạnh mẽ của kỹ nghệ thực phẩm ăn liền (như nhà hàng McDonald) và xu hướng béo phì ở các nước Âu Mĩ, một cuộc tranh luận về nhu cầu đạo đức cho kỹ nghệ thực phẩm đã từng xảy ra. Những người không tán thành chủ trương này lý giải rằng kỹ nghệ thực phẩm không cần qui ước đạo đức vì: một qui ước hay tuyên thệ như ngành y sẽ không bao giờ đầy đủ; một lời tuyên thệ đầu mối chót lưỡi không hẳn sẽ thay đổi hành động của một cá nhân (người vô đạo đức sẽ hành động vô đạo

đức cho dù họ có nói về đạo đức); lời tuyên thệ có ý nghĩa về mối liên quan giữa con người với con người (như bác sĩ và bệnh nhân) nhưng trong kỹ nghệ thực phẩm người thiêu thụ là một thực thể vô danh do đó họ không có trách nhiệm cá nhân. Vả lại, nếu tuyên thệ thì tuyên thệ với ai là câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Tuy nhiên, những người chủ trương cần phải có qui ước đạo đức cho kỹ nghệ thực phẩm lý giải rằng bởi vì luật lệ hiện nay chưa bao quát được những ngóc ngách và chi tiết cá nhân mà chỉ có thể "quản lý" bằng những giá trị đạo đức. Một lời tuyên thệ là một phát biểu về sự tin tưởng. Bởi vì thực phẩm thường do người mà mình không quen chế biến hay sản xuất, và những người này không hẳn có cùng khái niệm về an toàn với người tiêu thụ, cho nên xã hội cần giới chế biến và sản xuất thực phẩm phải tuyên thệ. Một lời tuyên thệ sẽ định nghĩa những hành động không chấp nhận được và sẽ là một phương tiện đạo lý để hạn chế những hành động xấu có hại cho cộng đồng.

Thế thì qui ước đạo đức cho kỹ nghệ thực phẩm là gì? Có thể nghĩ đến một số qui ước cơ bản về đạo đức cụ thể như: đặt sức khỏe và an sinh của người tiêu thụ, đặc biệt là trẻ em, trên hết và ưu tiên trước hết; duy trì thực phẩm có độ an toàn cao nhất và chất lượng cao nhất mà công nghệ hiện tại cho phép. Ngoài ra, kỹ nghệ thực phẩm cần phải hợp tác với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các nhóm bảo vệ người tiêu thụ trong việc phát triển nhưng điều lệ và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo qui ước của Tổ chức T tế Thế giới.

Trong ngành y, nguyên tắc số 1 là không làm hại người (do no harm). Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng cho kỹ nghệ thực phẩm, nhưng kỹ nghệ cần phải đi xa hơn một bước, bởi vì nguyên tắc không làm hại người cũng có thể hiểu rằng không làm gì là không hại nhưng trong thực tế thì không hẳn như thế. Có lẽ nguyên tắc số 1 của kỹ nghệ thực phẩm phải là một lời tuyên thệ như "Tôi không sản xuất ra những thực phẩm mà tôi không dùng cho bữa

ăn gia đình của chính tôi". Có thể xem lời tuyên thệ này như là một qui ước vàng cho kỹ nghệ sản xuất và chế biến thực phẩm.

Nói tóm lại, ngoài pháp chế ra, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được quản lý bằng đạo đức. Mục đích của pháp luật là duy trì trật tự xã hội, còn mục tiêu của qui ước đạo đức là làm tốt nội tâm của cá nhân, giúp cho cá nhân hướng thiện. Với luật, trừng phạt là biện pháp chế tài bề ngoài; còn với đạo đức mỗi cá nhân là một quan tòa của chính mình. Theo đó, ngành sản xuất thực phẩm cần phải có một qui ước đạo đức tương tự như ngành y và hoạt động khoa học. Một qui ước đạo đức như thế có thể giúp cho công chúng nhận diện những cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thiếu đạo đức và góp phần cải tiến tình trạng an toàn thực phẩm.

Thật đáng báo động đạo đức người dân làm giàu kiếm tiền trên chính sức khỏe, tính mạng của đồng bào mình, trên chính quê hương mình mà không phải dễ dàng gì, đã mất bao nhiêu xương máu mới có nền tự do độc lập như hiện nay. Người dân nhờn luật pháp vì sao. Chắc chắn luật pháp chưa nghiêm. Chúng ta cần thiết phải rà soát lại các khung hình phạt tội vi phạm an toàn thực phẩm, có lẽ cần bổ sung tội danh hình sự vào loại hình này "đầu độc, hay là cố tình xâm phạm sức khỏe, tính mạng người khác...". Và cần nâng hình phạt cao gấp vài lần vì loại hình sản xuất thực phẩm có thể làm hại hàng nghìn người một lúc, tác hại lớn và lâu dài cho xã hội. Thực tế, thường những kiểu làm liều hay là nghèo, ít học thức, nên hình phạt tù theo tôi quá nhẹ, thậm chí nên phải đưa vào hình phạt tử hình ví dụ như Trung Quốc đã xử tử mấy người của hãng sữa rồi đấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liên hệ vào lĩnh vực đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm Luận văn ThS. . Luật 60 38 01 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)