(3) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Minh Công

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh của công ty may việt tiến (Trang 27 - 30)

- Một số mang phong cách thời trang thoải mái,

(3) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Minh Công

1. Loại hình cấu trúc tổ chức:

(3) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Minh Công

Phan Văn Kiệt (Thành viên) (2) TỔNG GIÁM ĐỐC

Bùi Văn Tiến

(3) PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Minh Công Trần Minh Công

Phan Văn Kiệt Nguyễn Thị Tùng (4) GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH Nguyễn Ngọc Trung Phạm Đắc Lợi Phạm Tuấn Kiên Phạm Thanh Hoan Trần Thị Liên

(5) BAN KIỂM SOÁT

Thạch Thị Phong Huyền ( Trưởng ban) Trần Phước Nhất (Thành viên)

Hồ Ngọc Huy (Thành viên)

3.Phong cách lãnh đạo chiến lược Định hướng con người:

Bên cạnh việc cập nhật nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ công nhân viên của công ty còn phải được thường xuyên rèn luyện nếp văn hóa của công ty.

Và chiến lược công ty đối với toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty là:

- Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.

- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.

- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP. - Liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là nguyên liệu chính- Từ đó, công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa.

- Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty. Các biện pháp cụ thể là thông qua các cơ quan quyền lực chống lại việc làm nhái giả hàng công ty. Công ty đã cải tiến các dây viền, cúc áo, nhãn hiệu, một cách tinh xảo để chống giả mạo, đăng báo, in brochute danh sách các đại lý chính thức, chỉ rõ phân biệt hàng giả, hàng thật.

Định hướng phát triển( nhiệm vụ ) năm 2007-2010

• Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

• Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam

• Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp.

• Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư cho con người và môi trường làm việc.

• Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế.

• Xây dựng nền tài chính lành mạnh.

• Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động

Theo phong cách lãnh đạo nhóm

Nhà lãnh đạo trong công ty vừa quan tâm đến tổ chức và quá trình hoạt động của tổ chức,vừa quan tâm nhiều đến cảm nghĩ và trạng thái của nhân viên.Là người đưa ra quyết định khi nhận được sự tán thành của người lao động.

4.Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp.

(CTG) Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến được thành lập từ năm 1976, lúc đầu chỉ có hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, dưới sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, Công ty may Việt Tiến đã mở rộng, phát triển lên thành Tổng công ty may Việt Tiến, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, bao gồm 06 xí nghiệp, 22 công ty con và công ty liên kết, với tổng số CBCNV là 22.000 người. Đến ngày 01/1/2008 chuyển thành Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - Công ty Con. Trải qua một quá trình phát triển không ngừng, Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã trở thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Doanh số ngày càng tăng, thị phần ngày càng được mở rộng. Uy tín của thương hiệu Việt Tiến đã được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm. Tại thị trường nội địa: Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tại thị trường

xuất khẩu: Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha….), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indone- sia….), Châu Úc…vv. Cơ cấu thị trường như sau: Nhật Bản: 31 %, EU: 27%, Mỹ: 27% và các nước khác: 15% .

- Bên cạnh cập nhật nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, CBCNVC của công ty còn được thường xuyên rèn luyện nếp văn hóa của công ty doanh nghiệp nhận thức rõ việc xây dựng môi trường văn hóa cơ sở là góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động : " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở nước ta hiện nay. Nhờ có văn hóa doanh nghiệp tốt nên CBCNVC luôn tự hào là được làm việc trong môi trường tốt nhất, trong phong cách lề lối làm việc công nghiệp, mối quan hệ, ngoại giao, sự mẫu mực trong giao tiếp tạo cho CBCNVC sự lịch lãm trong đối xử khi giao lưu với bên ngoài điều này sẽ làm khách hàng sẽ có một cái nhìn tin tuởng và nể phục với doanh nghiệp. Cái quan trọng nhất ở đây chính là vấn đề tạo lòng tin – doanh nghiệp luôn xem đây là một động lực để phát triển doanh nghiệp nếu muốn như vậy thì phải có nền văn hóa vững chắc, đó chính là lòng tin kiên định của toàn thể CBCNV trong công ty.

Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty trong hơn 30 năm qua, Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến đã vinh dự được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: Tập thể Anh Hùng Lao Động, Huân chương Lao Động hạng Nhất, Nhì, Huân chương Độc Lập hạng Ba…., đạt danh hiệu” Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Nhất Ngành Dệt May Việt Nam” 6 năm liền, được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” 13 năm liền, danh hiệu “Sao Vàng Đất Việt” 6 năm liền, là 1 trong 30 doanh nghiệp nằm trong chương trình thương hiệu quốc gia 2008, đạt danh hiệu doanh nghiệp văn hóa UNESCO…..cùng rất nhiều giải thưởng cao quý khác. Đó là những phần thưởng cao quý cho một doanh nghiệp đã chủ động tích cực vươn lên dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam và hội nhập quốc tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược kinh doanh của công ty may việt tiến (Trang 27 - 30)