7. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực tiễn tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản tại các tòa án
2.3.2. Nguyên nhân tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản
Thực tiễn tranh chấp về HĐMBTS tại Thừa Thiên - Huế trong những năm vừa qua xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Quá trình vận động và phát triển của xã hội trong đó có quan hệ mua bán, không tránh khỏi những vi phạm, tranh chấp xẩy ra. Quan hệ mua bán tài sản không nằm ngoài quy luật đó. Khi tham gia vào HĐMBTS các chủ thể tác động lên nhiều mặt, nhiều chiều của đời sống xã hội nên dẫn tới những mâu thuẫn và tranh chấp với nhau.
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, chừng nào quan hệ mua bán còn tồn tại thì các vi phạm tranh chấp vẫn còn xảy ra. Song số lƣợng, tính chất của vi phạm đó nhƣ thế nào còn phụ thuộc vào nền kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, cũng nhƣ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan khác. Ở nƣớc ta, tình trạng vi phạm các HĐMBTS là tƣơng đối phổ biến xuất phát từ những
nguyên nhân khách quan do lịch sử để lại. Ngƣời Việt Nam vốn trọng tình nghĩa, quan hệ ngƣời với ngƣời chủ yếu dựa trên cơ sở tình cảm (tình làng nghĩa xóm) và đạo lý dân tộc. Hơn nữa, nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu hình thành thói quen mua bán ở các chợ nhỏ và dựa trên quen biết tin cậy lẫn nhau. Vì vậy, các bên thƣờng giao kết HĐ bằng lời nói. Thói quen đó vẫn còn tồn tại ngay cả khi nƣớc ta đã bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng và đang xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thói quen đó dẫn đến tình trạng ngƣời dân không tuân thủ các quy định của pháp luật về giao kết HĐ bằng văn bản, HĐ bằng văn bản phải đƣợc công chứng chứng thực, phải đƣợc đăng ký hoặc xin phép… Đến khi tranh chấp xẩy ra không có cơ sở để giải quyết để đảm bảo quyền cho các bên. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng số vụ tranh chấp về HĐ về mua bán tài sản trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực mua bán nhà, cũng do nguyên nhân bắt nguồn từ lịch sử mà các vi phạm về tranh chấp HĐ mua bán nhà có số lƣợng lớn tranh chấp có tính phức tạp. Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật về nhà đất của nƣớc ta chƣa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến việc thực hiện không thống nhất nên trong một thời gian dài ngƣời dân thực hiện việc mua bán và chuyển quyền sử dụng đất qua giấy tờ viết tay. Pháp lệnh Nhà ở năm 1991, BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và Luật Nhà ở năm 2005 ra đời đƣa quan hệ mua bán lên một bƣớc phát triển mới. Tuy nhiên, việc áp dụng lại khó khăn do ngƣời dân chƣa quen với thủ tục pháp lý phức tạp khi mua bán, đăng ký quyền sở hữu nhà bằng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Việc vi phạm về hình thức của HĐ mua bán nhà hiện nay là rất phổ biến, các cơ quan cũng gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng các quy định của BLDS năm 2005 để giả quyết các vụ việc. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vi phạm và tranh chấp về HĐMBTS đó là các quy phạm pháp luật còn chƣa đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, có nhiều mâu thuẫn và thiếu chặt chẽ dẫn đến các vi phạm và
tranh chấp tiếp tục tồn tại. Chẳng hạn nhƣ dựa vào quy định của pháp luật về HĐMBTS có vi phạm về hình thức nhƣng không vô hiệu ngay. Một số chủ thể đã lợi dụng quy định này để giao kết HĐ mua bán chỉ bằng giấy viết tay đối với loại HĐ mà pháp luật quy định phải đƣợc công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép. Sau một thời gian kiện đòi hủy bỏ HĐ nếu điều đó có lợi cho mình. Tuy nhiên, pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng. Nó do các điều kiện kinh tế - xã hội quyết định và nó thƣờng không theo kịp sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. Trong khi điều kiện kinh tế - xã hội nƣớc ta hiện nay đang ngày càng phát triển thì hệ thống pháp luật nƣớc ta chƣa hoàn thiện để bắt kịp những thay đổi đó. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên tình trạng vi phạm và tranh chấp về mua bán tài sản do các nguyên nhân chủ quan từ phía ngƣời dân thực hiện pháp luật cũng nhƣ các cơ quan chức năng trong việc áp dụng các quy định pháp luật.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến các vi phạm và tranh chấp về HĐMBTS hiện nay là do nƣớc ta vẫn còn nằm trong tình trạng một nền nông nghiệp, nếp nghĩ của ngƣời dân vẫn còn ăn sâu vào tƣ tƣởng, một bộ phận thiếu ý thức tôn trọng pháp luật thậm chí có một số ngƣời coi thƣờng pháp luật.
Một nguyên nhân nữa là do trình độ hiểu biết pháp luật của ngƣời dân nƣớc ta còn thấp nên khi giao kết HĐMBTS, các chủ thể không thực hiện đúng về hình thức dẫn đến tranh chấp làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của họ. Về phía cơ quan chức năng, trong quá trình áp dụng pháp luật đôi khi không thống nhất với nhau, mỗi nơi áp dụng một kiểu làm cho ngƣời dân mất niềm tin vào pháp luật. Nhiều trƣờng hợp xử đi, xử lại nhiều lần, mỗi lần một quyết định khác nhau do cách áp dụng pháp luật không thống nhất hoặc có sai lầm thiếu sót, thậm chí là do vi phạm các quy định của pháp luật trong
quá trình giải quyết làm cho tranh chấp kéo dài. Trong khi các quy định của pháp luật lại không hƣớng dẫn cụ thể cho ngƣời dân nên có nhiều trƣờng hợp cán bộ còn hạch sách gây khó khăn, sách nhiễu nhân dân, làm cho ngƣời dân có tâm lý “lo sợ” khi đến các cơ quan nhà nƣớc. Từ những lý do trên làm cho ngƣời dân có tâm lý ngại làm thủ tục ở các cơ quan nhà nƣớc dẫn đến vi phạm pháp luật về HĐ.
Tóm lại, những nguyên nhân khách quan kết hợp với những nguyên nhân chủ quan đã dẫn đến tình trạng vi phạm và tranh chấp về HĐMBTS diễn ra khá phổ biến. Ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng và cả nƣớc nói chung.