Trên thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm về Marketing, nhưng nói chung marketing bao gồm cả một ý đồ trọn vẹn bắt đầu từ việc dự kiến và triển khai thực hiện ý đồ cho đến khi kết thúc và chuyếnang ý đồ mới. Marketing coi trọng thị trường, lấy thị trường làm trung tâm, làm mục đích của hoạt động kinh doanh do vậy tất cả các hạot động của doanh nghiệp đều hướng tới việc thoả mãn nhữngc nhu cầu mong muốn của khách hàng. Marketing gắn liền với các hoạt động quản lý kinh tế nó cung cấp các thông tin cần thiết để ra quyết định kinh doanh nhằm không ngừng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp trên cơ sở củng cố và ngày càng tăng cường uy tín của doanh nghiệp.
Tóm lại có thể nói Marketing vừa là một nghệ thuật vừa là khoa học về tổ chức hoạt động kinh doanh nhằm ngày càng đem lại sự thoả mãn cao hươn cho người tiêu dùng theo phương châm chỉ bán những cải thị trường cần chứ không phải bán những cái mà mình có.
Với những nhận địnhtrên về marketing thì marketing bao gồm những nhiệm vụ sau:
Công tác nghiên cứu thị trường: Công tác nghiên cứu thị trường đòi hỏi phảithực hiện trong suốt qua trình kinh doanh nó gồm các khâu sau:
+ Nghiên cứu trước khi sản xuất: Phải nghiên cứu thị trường trước khi sản xuất để đưa ra quyết định nên sản xuất mặt hàng gì? số lượng là bao nhiêu? với chất lượng mẫu mã như thế nào? và thời điểm nào là thích hợp nhất để sản xuất?... Từ đó ta sẽ xây dựng được
các phương án kinh doanh và trên cơ sở đó sẽ tìm được phương án kinh doanh tối ưu.
+ Nghiên cứu trong khi sản xuất: Với mục đích khẳng định mức độ chính xác của phương án đã lựa chọn.
+ Nghiên cứu sau khi sản xuất: Sau khi sản xuất phải nghiên cứu thị trường để tìm ra biện pháp thúc đẩy tiêu thụ để đưa hàng hoá đến tay người tieu dùng với chi phí thấp nhất thời gian ngắn nhất từ đó sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Nghiên cứu sau khi tiêu thụ: Công việc này nhằm mục đích đánh giá phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, họ có hài lòng không? họ cảm thấy chưa hài lòng ởđiểm nào? họ có góp ý gì cho sản phẩm của doanh nghiệp?...
Phát hiện những tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng như tương lai, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp khai thác và dụng có hiệu quả.
Đưa ra các giải pháp kinh doanh như: Chính sách sản phẩm; chính sách giá; chính sách phân phối; chính sách hỗ trợ; nghiên cứu các hoạt động khác để hỗ trợ nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực của doanh nghiệp.
Nghiên cứu đánh giá công nghệ sản xuất: Để tổ chức đổi mới công nghệ nhằm không ngừng nâng cao năng lực sản xuất tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Trong nền kinh tế thị trường Marketing giữ một vai trò đặc biệt quan trọng bởi thông qua hoạt động này doanh nghiệp có thể hiểu rõ mọi tình hình biến động của thị trường. Thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp sẽ có các thông tin đầy đủ kịp thời và chính xác về tình hình kinh tế xã hội, về đối thủ cạnh tranh, dề khách hàng và thông tin về phía các cơ quan quản lý nhà nước,... Do đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được những chiến lược và kế hoạch
phát triển cho doanh nghiệp. Trong những chiến lược phát triển ấy gồm có những chiến lược cơ bản sau:
- Chiến lược sản phẩm. - Chiến lược giá.
- Chiến lược phân phối.
Chiến lược sản phẩm là tổng hợp các biện pháp kinh tế kỹ thuật và tổ chức sản xuất để tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng. Chiến lược sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng của mọi doanh nghiệp vì sản phẩm là kết quả của hoạt động sản xuất, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược khác như chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược khuyếch trương sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm bao gồm một số nội dung sau:
*Chiến lược chủng loại sản phẩm: Chiến lược này bao gồm chiến lược ổn định chủng loại sản phẩm, chiến lược cắt giảm chủng loại sản phẩm và chiến lược đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.
* Chiến lược làm cho sản phẩm thích ứng với thị trường bằng việc đổi mới: Việc đổi mới sản phẩm có thểđược tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau cụ thể là: - Thay đổi màu sắc sản phẩm - Thay đổi trọng lượng sản phẩm - Thay đổi về kích thước sản phẩm - Thay đổi về kết cấu sản phẩm - Thay đổi vè vật liệu của sản phẩm - Thay đổi về tính năng của sản phẩm Việc đổi mới sản phẩm vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với doanh nghiệp. Do vậy khi tiến hành thực hiện chiến lược này cần phải thận trọng tiến hành từng bước để đảm bảo cho kết quả thực hiện chiến lược luôn đáp ứng được mong muốn đòi hỏi khác nhau từ phía thị trường.
* Chiến lược thay đổi sản phẩm: Đây là việc đổi mới sản phẩm diễn ra ở mức độ cao, kết quả là tạo ra một sản phẩm hoàn toàn khác biệt so với sản phẩm ban đầu.
Chu kỳ sống của một sản phẩm được chia ra làm các giai đoạn như sau:
Mức tiêu thụ
và lợi nhuận Giới Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn thiệu phát triển suy thoái sản chín muồi và
phẩm bão hoà
O t1 t2 t3 t5 t6 Thời gian Thời gian Nhìn sơ đồ trên ta thấy chu kỳ sống của một sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ cho đến khi sản phẩm không tiêu thụ được nữa.
Chiến lược phân phối sản phẩm: là một kế hoạch đưa hàng hoá dịch vụ từ doanh nghiệp sản xuất đến từng đối tượng tiêu dùng cụ thể để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Sau khi sản phẩm được sản xuất ra mỗi doanh nghiệp phải có một kế hoạch phân phối cụ thể cho sản phẩm của mình. Trên cơ sở của việc phân tích thị trường và nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kênh phân phối phù hợp. Các kênh phân phối được mô tả như sau:
Doanh nghiệp Người bán buôn Người bán lẻ Môi giới Đại lý