Về đối tượng của giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng Luận văn ThS. Luật học 60 38 01 01 (Trang 37 - 38)

1.6. Những đặc thù của giáo dục pháp luật trong hoạt động xét

1.6.2. Về đối tượng của giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử

của Tòa án

Đối tượng của giáo dục pháp luật là những cá nhân công dân hay những nhóm, cộng đồng xã hội cụ thể chịu sự tác động của các hoạt động giáo dục pháp luật do các chủ thể giáo dục pháp luật tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội XIII thông qua ngày 20/6/2012 thì các đối tượng giáo dục pháp luật đặc thù bao gồm:

Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo… [35].

Trong hoạt động xét xử tại tòa án, đối tượng giáo dục pháp luật có đặc thù riêng là những người tham gia tố tụng tại Tòa án với tư cách tố tụng theo quy định pháp luật (bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng….) hoặc những người biết đến vụ án (trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng), những người tham dự phiên tòa. Đặc điểm chung của các đối

tượng giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại tòa án là họ đều là những người liên quan tới vụ án về mặt tố tụng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của họ có ảnh hưởng trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là đặc thù về đối tượng của giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử tại Tòa án. Đặc thù này cũng tạo ra sự thuận lợi của công tác giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án. Do có sự quan tâm hoặc liên quan nhất định đến vụ án nên về cơ bản, họ sẽ lắng nghe, phân tích, đánh giá của những những người tiến hành tố tụng khi những người này thực hiện chức năng giáo dục. Từ đó hình thành tình cảm và định hướng hành vi của các đối tượng này khi tham gia vào đời sống xã hội nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng.

Ngoài những đặc thù trên, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử tại Tòa án còn có một số đặc thù riêng khác như: việc giáo dục pháp luật chỉ gắn với những vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động xét xử nên mang tính thụ động; việc giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử luôn bị giới hạn bởi những quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng, về chứng cứ, về thời hạn; Việc xét xử phải tuân theo các nguyên tắc Hiến định như nguyên tắc độc lập xét xử….

1.7. Những nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá hiệu quả của giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục pháp luật trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng Luận văn ThS. Luật học 60 38 01 01 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)