Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự (Trang 70 - 83)

3.2 Thực trạng thực hiện hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự trên địa

3.2.1 Những kết quả đạt được

Kế thừa và phát huy những thành quả và kinh nghiệm hoạt động của Viện công tố trong cách mạng dân tộc, dân chủ, kể từ khi thành lập đến nay, trải qua 57 năm xây dựng và trưởng thành, VKSND thành phố Hà Nội đã không ngừng được củng cố, phát triển và đã đạt được những thành tích quan

trọng. Qua mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước, chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát có thay đổi, nhưng các thế hệ cán bộ, Kiểm sát viên VKSND thành phố Hà Nội đã không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng như vào thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, đồng thời góp phần đắc lực vào công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân, hoạt động kiểm sát của VKSND thành phố Hà Nội đã góp phần cùng cơ quan THADS đã thi hành thu được nhiều tiền, tài sản có giá trị cho Nhà nước, cơ quan tổ chức xã hội và của công dân; đưa bản án, quyết định của Tòa án được thi hành trên thực tế đúng quy định của pháp luật.

Trong những năm qua số việc THADS mỗi ngày một tăng, tính chất ngày càng phức tạp do sự phát triển của các quan hệ xã hội và yêu cầu giải quyết phát sinh ngày càng nhiều. Vì vậy, số việc phải kiểm sát THADS cũng càng ngày càng tăng.

Năm 2012, tỷ lệ thi hành án đạt 82,04% - tăng 4,95% so với năm 2011.

VKS hai cấp tăng cường phối hợp với Tòa án, Cơ quan THADS cùng cấp phân loại, tập trung giải quyết những vụ, việc phức tạp, tồn đọng kéo dài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động THADS, tăng cường hoạt động kiểm sát thi hành án. Có 29/30 VKSND cấp huyện đã tiến hành kiểm sát trực tiếp Cơ quan THADS cùng cấp (ban hành 29 Kết luận kiến nghị yêu cầu các cơ quan THADS khắc phục vi phạm), bên cạnh đó VKS hai cấp đã ban hành 02 kiến nghị với Tòa án và 01 kháng nghị, 19 kiến nghị với Cơ quan thi hành án về việc ra quyết định

thi hành án không đúng với nội dung bản án, chậm gửi các quyết định thi hành án, lập hồ sơ xét miễn, giảm chưa đầy đủ, việc xác minh các điều kiện thi hành án. VKS thành phố ban hành 04 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua việc kiểm sát bán đấu giá tài sản và thu phí thi hành án [21].

Năm 2013, tỷ lệ THADS đạt 85,76% về việc - tăng 3,72% về việc so với năm 2012. VKS thành phố đã chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp giữa

VKS và Cục THADS thành phố, chính vì vậy, công tác phối hợp giữa VKS với Cơ quan THADS đã được tăng cường nhằm phân loại, xác định, xử lý, giải quyết các vụ, việc dân sự chưa có điều kiện thi hành; các vụ, việc có điều kiện thi hành nhưng để kéo dài; các việc thi hành án phức tạp. VKS cấp huyện đã tiến hành kiểm sát trực tiếp tại 30/30 Cơ quan THADS cùng cấp, đã ban hành kết luận - kiến nghị và được Cơ quan thi hành án tiếp thu, khắc phục. Qua công tác kiểm sát đã phát hiện nhiều quyết định thi hành án thiếu căn cứ, vi phạm về thời hạn ban hành, thời hạn chuyển quyết định cho VKS, việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án chưa được tiến hành thường xuyên, Tòa án chậm chuyển các bản án, quyết định cho Cơ quan thi hành án… VKS đã ban hành 40 kiến nghị với Cơ quan THADS, 16 kiến nghị khắc phục vi phạm đối với Tòa án, 10 yêu cầu với Cơ quan THADS và Tòa án (về việc vi phạm thủ tục trả lời đơn, chấp hành viên không tống đạt các quyết định thi hành án, thông báo tự nguyện cho người phải thi hành án, chưa kịp thời xác minh điều kiện thi hành án dẫn đến thi hành án còn tồn đọng nhiều…). VKS thành phố tiến hành kiểm tra nghiệp vụ tại 06 VKS cấp huyện, ban hành 04 thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ về việc thu hồi quyết định thi hành án và ủy thác thi hành án [22].

Năm 2014, tỷ lệ THADS đạt 89,24% - tăng 3,48% so với cùng kỳ 2013. VKS kiểm sát chặt chẽ các quyết định của Toà án và Cơ quan THADS;

chỉ, trả đơn theo yêu cầu thi hành án; kiểm sát các trường hợp kê biên, định giá, sung công, tiêu hủy vật chứng, xử lý tài sản đảm bảo thi hành án, xét miễn, giảm thi hành án; tăng cường phối hợp với Tòa án, Cơ quan THADS cùng cấp phân loại, tập trung giải quyết những vụ, việc phức tạp, tồn đọng kéo dài… VKS đã tiến hành kiểm sát trực tiếp tại 22 Cơ quan THADS cùng cấp, ban hành 10 kiến nghị Tòa án, 22 kiến nghị với Cơ quan THADS yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc chậm chuyển các bản án, quyết định, đình chỉ thi hành án không đúng quy định, chậm tiến hành tổ chức cưỡng chế thi hành án…[23]

Năm 2015, tỷ lệ thi hành án đạt 82% - giảm 7,24% so với năm 2014. VKS hai cấp đã phát hiện một số vi phạm trong hoạt động THADS như: chậm chuyển quyết định thi hành án, chậm và không xác minh điều kiện thi hành án, chậm cưỡng chế thi hành án, chậm tiêu hủy vật chứng, vi phạm về thông báo thi hành án, vi phạm về phân loại điều kiện thi hành án,… VKS đã ban hành 34 kiến nghị Cơ quan THADS khắc phục vi phạm để đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về THADS. VKS phát hiện vi phạm của Tòa án: chuyển chậm 869 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho Cơ quan THADS. Theo đó việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án không được kịp thời, chưa đảm bảo việc chấp hành các quyết định của pháp luật. Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát đã ban hành 15 kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm. VKSND 2 cấp thành phố đã tiến hành 31 lượt trực tiếp kiểm sát đối với Cơ quan THADS. Quá trình kiểm sát đã phát hiện vi phạm trong hoạt động THADS, đã ban hành kết luận và được ngành bạn tiếp thu nghiêm túc [24].

Năm 2016, tỷ lệ thi hành án đạt 72% - giảm 10% so với năm 2015.

VKS hai cấp đã phát hiện một số vi phạm trong hoạt động THADS như: chậm chuyển QĐTHA, chậm và không xác minh điều kiện thi hành án, chậm cưỡng

chế thi hành án, chậm tiêu hủy vật chứng, vi phạm về thông báo thi hành án, vi phạm về phân loại điều kiện thi hành án,… VKS đã ban hành 38 kiến nghị Cơ quan THADS khắc phục vi phạm để đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về THADS. VKS phát hiện vi phạm của Tòa án: chuyển chậm 146 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho Cơ quan THADS. Viện kiểm sát đã ban hành 11 kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm. Viện KSND 2 cấp thành phố đã tiến hành 33 lượt trực tiếp kiểm sát đối với Cơ quan THADS (trong đó 31 cuộc trực tiếp kiểm sát ngang cấp và 2 cuộc cấp dưới) [25].

Hàng tháng VKS hai cấp đã thực hiện, đối chiếu số liệu với cơ quan thi hành án ngang cấp. Trên cơ sở đó nắm chắc những việc đã thi hành án xong, đình chỉ, số việc chưa có điều kiện thi hành án để đảm bảo số liệu chính xác. Việc nhận bản án và ra quyết định thi hành án cũng được VKS chú trọng quan tâm, thường xuyên đối chiếu xác định các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà Tòa án chậm chuyển, chưa chuyển để tập hợp ban hành kiến nghị.

Trong quá trình kiểm sát việc giải quyết đơn, VKS đã tham gia họp với Cục THADS Thành phố thống nhất giải quyết những đơn, thư khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án kéo dài nhiều năm. Sau khi nhận đơn do các nguồn chuyển đến, VKSND đã phân loại đơn, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời có báo cáo đối với những đơn do Văn phòng trung ương, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, VKSND tối cao chuyển đến. Thông qua công tác kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại tố cáo trong hoạt động Tư pháp về THADS. VKS hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ quá trình thụ lý đơn, ra các văn bản trả lời, quyết định giải quyết của cơ quan thi hành án hai cấp đã đảm bảo trình tự thủ tục theo đúng quy định của pháp luật nhằm các đơn khiếu nại tố cáo, kiến nghị đều được giải quyết tránh để tồn đọng lâu ngày.

Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan THADS, Công an và các cơ quan có liên quan trong THADS để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS trên địa bàn thành phố. Tiếp tục duy trì và thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp trong công tác THADS với các ngành hữu quan. Chủ động phối hợp giải quyết kịp thời các việc thi hành án phức tạp, vướng mắc… Từ những số liệu về hoạt động kiểm sát THADS trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy được VKSND thành phố Hà Nội đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong hoạt động THADS. Số kiến nghị, kháng nghị không có chiều hướng tăng, giảm đột biến giữa các năm. Tỷ lệ thi hành án năm 2015 và năm 2016 giảm rõ rệt so với các năm trước do địa bàn Hà Nội có số lượng vụ việc phải thi hành án ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng phức tạp, đặc biệt về kinh doanh thương mại liên quan đến tín dụng ngân hàng và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ngày càng nhiều; việc tổ chức thi hành án phức tạp gặp nhiều khó khăn. Do đó vẫn còn để số lượng vụ việc thi hành án kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm hoặc chưa xử lý dứt điểm những vụ việc vật chứng còn tồn đọng kéo dài từ nhiều năm (từ năm 1993 đến nay).

3.2.2 Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự và nguyên nhân

a. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự

Luật THADS đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng, cơ bản đảm bảo cho hoạt động của Cơ quan THADS các cấp có hiệu quả hơn; từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động THADS. Tuy nhiên, nhiều điều luật trong Luật THADS quy định còn khó hiểu, khó thực hiện, còn mâu thuẫn với các điều luật khác làm cho hoạt động kiểm sát gặp nhiều khó khăn, cụ thể:

Điều 28 Luật THADS quy định Tòa án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao bản ản, quyết định đó cho cơ quan THADS có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà lại không có quy định phải gửi bản án, quyết định đó cho VKSND để kiểm sát dẫn đến nhiều trường hợp cơ quan THADS ra quyết định thi hành án quá hạn nhưng VKSND không phát hiện. Nhiều trường hợp Tòa án không gửi bản án, quyết định cho cơ quan THADS nhưng VKSND không phát hiện, rất nhiều trường hợp nhiều năm sau Tòa án mới gửi cho cơ quan THADS để tổ chức thi hành hoặc người phải thi hành án làm đơn yêu cầu được thi hành án.

Điều 38 Luật THADS quy định trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định về thi hành án phải được gửi cho VKSND cùng cấp mà không hề quy định phải gửi kèm theo tài liệu liên quan đến quyết định về thi hành án nên dẫn đến nhiều trường hợp các quyết định thi hành án có sai phạm nhưng VKS không phát hiện, chỉ đến khi có khiếu nại hoặc thông qua trực tiếp kiểm sát mới phát hiện. Do vậy mà việc khắc phục hậu quả sai phạm gặp rất nhiều khó khăn.

Luật THADS chưa quy định thời gian cơ quan THADS chuyển hoặc cung cấp hồ sơ cho VKS để VKS lập hồ sơ các trường hợp hoãn, trả đơn, đình chỉ, tạm đình chỉ. Luật cũng chưa quy định rõ khi cung cấp hồ sơ là hồ sơ gốc, hồ sơ sao hay hồ sơ photocopy. Việc này khiến cho hoạt động kiểm sát gặp khó khăn khi không kiểm sát được sát sao, chặt chẽ, rất khó cho việc kiến nghị, kháng nghị.

Việc thông báo về thi hành án

Điều 39 Luật THADS quy định thông báo về thi hành án có ba hình thức đó là: thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do chưa có hướng dẫn nên Chấp hành viên cho rằng có

ba hình thức thông báo thì thông báo theo hình thức nào cũng được nên nhiều thông báo không đến được với người thi hành án.

Về việc kê biên tài sản

Điều 94, khoản 2 Điều 95 và Điều 87 Luật THADS:

Điều 94 quy định: “Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền

với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó”, khoản 2 Điều 95 quy

định: “Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà

ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà”. Quy định trên có

thể hiểu là: Trong trường hợp nếu việc tách rời nhà ở và đất làm giảm đáng kể giá trị căn nhà thì không được kê biên. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 87 về các tài sản không được kê biên thì không có trường hợp nào như vậy.

Điều 110 Luật THADS quy định: “1. Chấp hành viên chỉ kê biên quyền

sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó”. Điều 111 quy định: “1. Khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan THADS.

2. Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất.

3. Việc kê biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị trí, diện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)