Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy bia Đông

Một phần của tài liệu Luận văn: Một vài giải pháp ứng dụng Marketing - Mix vào hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Bia Đông Nam Á ppt (Trang 40 - 51)

II. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nhà máy bia đông Nam á.

2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy bia Đông

Nam Á.

2.1. Đặc điểm của sản phẩm của nhà máy bia Đông Nam á.

Sản phẩm bia của nhà máy bia Đông Nam á bao gồm hai loại HALIDA và CARLSBERG được đóng chai và lon, bao gồm: Bia lon HALIDA 330ml;

Bia chai HALIDA 330ml; Bia chai HALIDA 640ml; Bia chai HALIDA xuất

khẩu sang Pháp 330ml; Bia lon CARLSBERG 330ml; Bia chai

CARLSBERG 330ml; Bia chai CARLBERG 640ml.

Nhà máy bia Đông Nam Á là doanh nghiệp liên doanh có uy tín cao trong ngành bia Việt Nam, mặc dù công suất không lớn nhưng tiếng tăm về

chất lượng ngày càng được củng cố, nhu cầu và số lượng người ưa chuộng bia HALIDA và CARLSBERG ngày càng tăng. Liên doanh nhà máy bia Đông Nam á được trang bị bởi các thiết bị máy móc hiện đại nhất, nhập từ các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới.

Việc đầu tư đưa sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất đảm bảo các sản phẩm bia của nhà máy được thực hiện trong một chu trình công nghệ sản xuất kín hiện đại, tiên tiến và chất lượng sản phẩm luôn được

kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định vị thế hàng đầu của

HALIDA và CARLSBER trên thị trường.

2.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ của nhà máy bia Đông Nam á.

Sản phẩm của nhà máy bao gồm hai loại là bia lon và bia chai HALIDA

và CARSBERG. Trên cơ sở đặc điểm sản phẩm và giá cả nhà máy đã xác

định thị trường mục tiêu của cả hai loại nằm tại các thành phố, thị xã. Đây là

những khu tập trung dân cư đồng thời có mạng lưới dịch vụ đa dạng và phong phú, bao gồm các khách sạn, nhà hàng, các khu vực vui chơi giải trí...

đó tại các thành phố thị xã người dân cũng có mức thu nhập khá do vậy mức

sống của ngươì dân cũng tương đối cao. * Đối với thị trường phía Bắc:

Thị trường mục tiêu của sản phẩm HALIDA là các thành thị phía Bắc trên địa bàn: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và các thị

xã, thành phố khác. Khách hàng mục tiêu có mức thu nhập trung bình và trung bình khá cũng như thu nhập cao, độ tuổi 25 - 55.

* Đối với thị trường phía Nam:

Tại đây tập trung một số đối thủ mạnh như nhà máy Bia Sài Gòn, với

một số sản phẩm (bia Sài Gòn và 333) có uy tín từ trước 1975; Nhà máy bia Việt Nam với sản phẩm bia Tiger và Heniken. Các đối thủ cạnh tranh này có

ưu thế về chi phí vận chuyển trong khu vực, ngoài ra còn một số yếu tố về sở

thích và chất lượng - đó chính là sự hạn chế đối với các doanh nghiệp ngoài vùng.

Sản phẩm bia CARLSBERG có chất lượng và giá tương đối cao do vậy nhà máy xác định thị trường mục tiêu của sản phẩm là bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao như các cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh, người nước ngoài... được tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải

phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... và chủ yếu được

sử dụng tại các khách sạn, nhà hàng, các trung tâm du lịch. Khách sạn mục

tiêu có mức thu nhập trung bình khá cao (từ 1 triệu trở lên); Độ tuổi từ 35 - 60

(người Việt Nam); Từ 25 - 65 (người nước ngoài).

2.3. Đặc điểm mạng lưới kênh phân phối của nhà máy bia Đông Nam Á.

Qua thực tế sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Nhà máy xác lập

cho mình mạng lưới tiêu thụ hiệu quả trải rộng khắp. Mạng lưới này cho phép

đưa sản phẩm từ nhà máy tới tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng

và giúp nhà máy thu hồi tiền hàng một cách hiệu quả.

Kênh bán hàng của nhà máy là một kênh hỗn hợp bao gồm kênh gián tiếp hai cấp, kênh gián tiếp một cấp và kênh trực tiếp. Trong đó kênh gián tiếp

hai cấp là kênh chủ đạo mà nhà máy sử dụng để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng rồi đến kênh gián tiếp một cấp và kênh trực tiếp. Vào điểm

hiện tại, kênh bán hàng của nhà máy bia Đông Nam Á đang thể hiện nhiều ưu điểm vì nó đã đơn giản hoá công tác quản trị, giảm chi phí và tạo ra khả năng

thâm nhập cạnh tranh mạnh mẽ vào thị trường.

2.4. Thực trạng về công nghệ sản xuất.

Nhà máy bia Đông Nam á là doanh nghiệp liên doanh có uy tín cao trong ngành bia Việt Nam, cơ sở được đặt tại 168 B Minh Khai. Mặc dù công suất

không lớn nhưng tiếng tăm về chất lượng ngày càng được củng cố, nhu cầu về

số lượng người ưa chuộng bia HALIDA và CARLSBERG ngày càng tăng.

Hầu hết các sản phẩm bia lon, bia chai của nhà máy đều sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Đan Mạch. Hơn nữa, bia là một sản phẩm đồ uống nên vấn đề về chất lượng, vệ sinh và bảo quản trong quá trình ksx và vận chuyển đến tay người tiêu dùng rất được quan tâm. Từng công đoạn trong

quy trình công nghệ sản xuất bia đều được giám sát và kiểm tra kỹ lưỡng.

Hai chủng loại sản phẩm HALIDA và CARLSBERG được sản xuất trên một

dây chuyền công nghệ, tuy nhiên quy trình có khác nhau.

Sản phẩm HALIDA có quy trình sản xuất kéo dài 12 ngày tính từ khi lên men cho đến khi ra sản phẩm bia nước (bán thành phẩm).

Sản phẩm CARLSBERG có quy trình sản xuất 22 ngày từ tháng 3/1998.

* Quy trình công nghệ sản xuất bia.

Xử lý nguyên liệu: Gạo tấm được sàng xảy sạch, loại bỏ tạp chất, xay

nhỏ mịn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho trong bảng sau:

Tiêu chuẩn bột gạo, Malt (%)

Thành phần Bột Malt Bột gạo Sàng (lỗ/cm3)

Trấu 32 22 50

Bột to 32 36 65

Bột nhỏ 18 25 200

Bột mịn 18 15 800

Hồ hoá: Bột gạo đổ vào nồi nấu đã có nước vừa đủ ở 370C rồi mở hơi,

Dịch hoá: Thêm Malt để giảm độ nhớt, chống khê, chảy làm loãng dịch

nấu. Thời gian dịch hoá 30 phút ở nhiệt độ 70 - 750C.

Nấu chín: Tiếp tục đảo trộn và nâng nhiệt độ nấu chín nguyên liệu ở

nhiệt độ từ 100 - 1300C.

Đạm hoá và đường hoá: Nguyên liệu được nấu chín sẽ chuyển sang đạm hoá và đường hoá. Đường hoá ở 3 giai đoạn, nhiệt độ từ 50 - 520C, nhiệt độ

từ 60 - 650C, nhiệt độ từ 72 - 750C trong một thời gian nhất định.

Lọc bã: Dùng máy ép lọc khung bản để lọc bỏ bã Malt, trấu, vỏ hạt và các tạp chất khác. Lọc bã được dịch đường, nhiệt độ 800C trong thời gian dài.

Nấu hoa: Để hoà tan các chất có trong hoa làm cho bia có mùi thơm đặc trưng, vị đắng hấp dẫn sau khi nấu nhất thiết phải loại bỏ bã hoa và các chất

kết tủa.

Bổ sung đường: Có thể bổ sung 1 tỷ lệ thích hợp đường để điều chỉnh

nồng độ.

Làm nguội: Dùng không khí nén để làm nguội từ 1000C xuống 600C,

dùng nước lã hồi lưu làm nguội từ 350C xuống 300C, dùng nước muối làm nguội tiếp từ 100C xuống 80C thời gian từ 1h - 1h30’

Lên men chính: Được tiến hành ở phòng lạnh nhiệt độ 2 - 40C, thời gian

lên men tuỳ vào loại bia khoảng 20 ngày.

Lọc bia: Sau khi lọc bia thường mất ga C02, do đó có thể nạp ga C02 cho bia.

Đóng chai: Bia chiết vào hai chai ở nhiệt độ thấp để tránh hao phí C02 và bảo đảm vi trùng.

Thanh trùng: ở nhiệt độ chính xác, thời gian chính xác để tránh nổ chai

và tránh nhiễm trùng. Làm nguội khô để dấn nhãn, trên nhãn ghi sổ ngày tháng sản xuất , nhiệt độ 800C thời gian 7 phút.

Bảo quản: Bia có thể bảo quản từ 2 - 4 ngày tuỳ vào nhiệt độ dụng cụ

chứa đựng. Bia chai bảo quản trên 1 tháng ở nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ

phòng.

Số lượng lao động: Để mở rộng sản xuất thì nhà máy đã có xu hướng tăng thêm số lượng lao động hàng năm.

Số lao động của nhà máy qua một số năm.

Năm Số lao động cuối kỳ báo cáo Lao động bình quân

1997 345 333

1998 340 345

1999 310 358

2000 320 364

Số lượng lao động tăng lên 9 người (364 - 355), quy mô tăng lên. Để biết

tốc độ tăng lao động có hợp lý không, ta xét trong mối quan hệ với doanh thu.

Doanh thu kế hoạch: 305.721 triệu đồng. Doanh thu thực tế: 327.615

triệu đồng S = S1 - S0* TR0 = 364 - 355 x 327.615/305.721 = - 16,4

Nhà máy tiết kiệm được lao động 16,4 người, lượng lao động thực tế tăng lên hợpl ý và còn tiết kiệm lao động.

Chất lượng lao động: Thể hiện qua độ tuổi, bậc thợ và trình độ lao động.

Bảng...: Trình độ lao động

Trình độ lao động Số người Tỷ lệ %

Đại học 33 9

Trên đại học 4 1

Công nhân kỹ thuật 315 86

Trung cấp cao đẳng 12 4

Bậc thợ trung bình của công nhân: 4/7

Việc phân loại lao động ở Nhà máy được căn cứ vào chức năng, nhiệm

vụ của người lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm công

nhân sản xuất chính, học nghề ( là lực lượng để bổ sung vào lực lượng công

sản xuất chính sau này), công nhân sản xuất phụ trợ, cán bộ nhân viên quản

Kết cấu lao động: Lao động trong nhà máy gồm nhiều loại, mỗi loại có

vai trò tác dụng khác nhau trong sản xuất. Xét về mặt sử dụng lao động,

không những số lượng công nhân tăng, giảm có ảnh hưởng đến tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mà sự thay đổi kết cấu các lao động cũng có ảnh hưởng.

Ta có tình hình biến động về số lượng lao động theo kết cấu năm 2000.

Bảng...: Biến động về số lượng theo kết cấu lao động

Thực hiện Thực hiện

Chỉ tiêu

SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng

1. Công nhân viên sản xuất 310 87% 319 88%

- Công nhân trực tiếp 295 83% 307 84%

- Công nhân gián tiếp 15 4% 122 3%

2. Nhân viên ngoài sản xuất 45 13% 45 12%

- Nhân viên bán hàng 20 6% 25 7%

- Nhân viên quản lý 25 7% 20 6%

Quy mô sản xuất tăng nên nhân viên bán hàng tăng 1%, công nhân trực

tiếp tăng 1% là hợp lý vì nó làm tăng số lượng sản xuất và tiêu thụ.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Hàng năm nhà máy đều chú trọng

tới việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân. Trình độ công nhân luôn được nâng lên. Nhà máy đã có những lớp học nghề ngắn hạn để bổ sung

thêm nguồn nhân lực, mở những khoá đào tạo mới để cán bộ công nhân viên tiếp thu công nghệ mới, kỹ thuật mới. Cán bộ quản lý phải có bằng cấp đại

học và trên đại học, có trình độ vững vàng và tiếp thu nhanh kiến thức mới.

Qua phân tích ở trên ta nhận thấy nhà máy một đội ngũ nhân viên có trình độ, lành nghề, hợp lý cả về quy mô và kết cấu. Để tạo ra một đội ngũ lao động làm việc hết mình và khoa học một phần là nhờ bộ máy quản lý của nhà máy.

Phân tích tình vốn là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành nên tổng vốn từ đó thấy được tính hợp lý của việc phân bố và trình độ sử dụng

vốn. Dựa vào bảng cân đối kế toán (xem phụ lục) ta thấy có những đặc điểm

sau:

* Tài sản cố định

Bảng...: Phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định năm 2001 (nguồn

số liệu từ phòng tài chính của nhà máy).

Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch

Loại TSCĐ

Nguyên giá % Nguyên giá % Nguyên giá %

TSCĐ dùng trong sản xuất 14278042230 0 70 16023441200 0 71 17453989700 12,2 Trong đó: phương tiện kỹ thuật 70243124000 34 10543441200 0 47 35191297000 50 TSCĐ ngoài sản xuất : 61191609570 30 64580714,9 29 3389105330 5,5 + TSCĐ bán hàng 25191609570 12 26977815,23 12 1786205660 7 + TSCĐ quản lý 36000000000 18 38218571,57 17 2128571570 6 Tổng số 20397203190 0 22481512690 0 20843095000 10,2

Tài sản cố định của nhà máy cuối kỳ tăng: 10,2%. TSCĐ dùng trong sản

xuất tăng 12,2%, đặc biệt phương tiện kỹ thuật tăng 50%. Nhà máy đã chú ý

quan tâm đến năng lực sản xuất trực tiếp làm tăng năng suất lao động bằng các phương tiện kỹ thuật dẫn đến tăng sản lượng sản xuất . TSCĐ dùng trong sản xuất tăng 5,5%, trong đó TSCĐ dùng cho bán hàng tăng 7%, tăng tương ứng với quy mô chung. Nhà máy đã đầu tư thêm phương tiện để xúc tiến hàng

hàng, tăng sản lượng tiêu thụ.

* Tài sản lưu động (xem số liệu chi tiết trong phụ lục 1).

Tài sản lưu động cuối kỳ tăng so với đầu kỳ. Trong đó tiền tăng nhiều

(17.290.000.000 - 3.219.398.000 = 14.070.602.000), nhà máy đã dùng tiền để

Các khoản phải thu là tài sản nhà máy bị chiếm dụng tăng (+11.374.745.200), điều này không tốt. Công tác đòi nợ kém hiệu quả, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh.

Hàng tồn kho cuối kỳ tăng đáng kể (+30.665.544.000) trong đó chủ yếu

là nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho. Điều này có thể do kết quả của việc tăng quy mô sản xuất , như vậy công tác tiêu thụ phải được chú trọng nhiều hơn, việc dự trữ nguyên liệu cần phải xem xét để tránh ảnh hưởng đến nguồn

vốn kinh doanh.

Như vậy tài sản của nhà máy tăng lên kể cả về quy mô và cơ cấu nhằm tăng năng lực sản xuất và tăng mức tiêu thụ nhưng nguồn vốn thì không được

hiệu quả. Nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn vay (chiếm 2/3 tổng nguồn vốn)

mà chủ yếu là vay ngắn hạn. Tài sản cố định bằng 10 lần tài sản lưu động nên

định phí cao, đòn bẩy kinh doanh lớn do đó khi hoạt động kinh doanh vượt quá điểm hoà vốn thì tỷ lệ lãi thuần của nhà máy sẽ cao hơn nhiều. Với kết

cấu số vốn như hiện nay, nhà máy khó có thể huy động được một số vốn lớn

khi cần thiết. Đây không phải là kết quả của sự kinh doanh không hiệu qủa

mà là sử dụng vốn không hiệu quả. Nhà máy nên xem xét chặt chẽ vấn đề

này.

2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua và mục tiêu của nhà máy bia Đông Nam Á.

Qua gần 10 năm hoạt động nhà máy bia Đông Nam Á đã đạt được những

thành quả to lớn. Đó là kết quả của một quá trình lao động và sáng tạo của

toàn thể công nhân và ban lãnh đạo nhà máy. Sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc cũng như việc áp dụng các chính sách một cách hợp lý. Để thấy rõ

hơn điều đó trước hết chúng ta xem xét sản lượng tiêu thụ của nhà máy một vài năm qua.

Từ việc xem xét mức sản lượng bán qua một vài năm gần đây ta thấy tốc độ tăng trưởng của nhà máy bia khá cao, sản lượng bán năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể là: Năm 1998 so với năm 1997 sản lượng bán ra tăng

38.327 HL | 39,3%.

Năm 2000 so với năm 1999 sản lượng bán ra tăng 61.816 HL | 26%. Xét trong toàn ngành sản lượng của nhà máy cũng góp một phần đáng

kể, cụ thể là:

x Năm 1997 sản lượng tiêu thụ của nhà máy đạt 97.530 HL = 3.15%

tổng sản lượng công suất của này máy bia nội, 3,39% tổng sản lượng tiêu thụ

thực tế.

x Năm 1998 sản lượng tiêu thụ của nhà máy đạt 135.860 HL = 3.770%

tổng sản lượng công suất của nhà máy bia nội, 3,39% tổng sản lượng tiêu thụ

thực tế.

x Năm 1999 sản lượng tiêu thụ của nhà máy đạt 238.184 HL = 3.76%

tổng sản lượng công suất của nhà máy bia nội, 5.52% tổng sản lượng tiêu thụ

thực tế.

x Năm 2000 sản lượng tiêu thụ của nhà máy đạt 300.000 HL = 4.22%

tổng sản lượng công suất của nhà máy bia nội, 6,26% tổng sản lượng tiêu thụ

Một phần của tài liệu Luận văn: Một vài giải pháp ứng dụng Marketing - Mix vào hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Bia Đông Nam Á ppt (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)