- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO
3.1. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam
Quá trình đàm phán gia nhập WTO phải tuân thủ một trình tự nghiêm ngặt. Quá trình này bắt đầu bằng việc nộp đơn cho Tổng giám đốc WTO và sau đó Nhóm Công tác gia nhập được thành lập.
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào năm 1995. Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập GATT vào tháng 6-1994 và được chấp nhận làm quan sát viên kể từ đó. Nhóm Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập vào tháng 1-1995. Và Việt Nam bước vào giai đoạn đầu của quá trình đàm phán gia nhập đầy khó khăn : "minh bạch hóa chính sách thương mại". Tháng 9-1996, Việt Nam nộp "Bản Bị vong lục về Chế độ Ngoại thương của Việt Nam" và kể từ đó đến nay chúng ta đã nhận và trả lời hơn 2000 câu hỏi của các thành viên WTO nhằm làm rõ hơn thể chế luật pháp, hành chính và kinh tế. Mười hai phiên đàm phán đa phương chính thức của Nhóm Công tác đã diễn ra, nhằm minh bạch hơn chế độ ngoại thương, cũng như đạt được các thoả thuận tiếp cận thị trường Việt Nam. Phiên họp gần đây nhất, phiên đa phương 12 được tổ chức tại Geneva trong tháng 3/2006. Trong giai đoạn vừa qua, ngoài việc trả lời các câu hỏi của đối tác đàm phán, Việt Nam cũng đã chuẩn bị một số tài liệu bao gồm các Bản hiện trạng và các Kế hoạch hành động dành cho các hiệp định đa phương chuyên ngành của WTO (như các Hiệp định TRIPS, TRIMS, TBT, SPS, GATS …) nhằm minh bạch hơn các luật lệ và quy định trong nước và cam kết lộ trình của Việt Nam phù hợp hóa các luật lệ với WTO. Việt Nam cũng đã nộp các Bản Chào về tiếp cận thị trường bao gồm bản chào dịch vụ
Giai đoạn đàm phán vừa qua được tiến hành theo hai phương thức song song và bổ sung cho nhau: đàm phán đa phương tại trụ sở Ban Thư ký WTO và đàm phán song phương tại trụ sở WTO hoặc tại thủ đô Hà Nội (hoặc tại địa điểm mà bên đàm phán yêu cầu). Đàm phán đa phương được thực hiện tại các phiên họp của Nhóm Công tác về việc gia nhập WTO (có