Xuất phát từ thực trạng yếu kém của hệ thống các Ngân hàng thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở Việt Nam (Trang 70 - 73)

1.1 .Hoạt động mua lại và sáp nhập,hợp nhất

3.1. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ điều chỉnh hoạt

3.1.2. Xuất phát từ thực trạng yếu kém của hệ thống các Ngân hàng thƣơng

Có thể nói, các ngân hàng Việt Nam hiện nay phát triển về số lƣợng nhƣng chất lƣợng chƣa cao. Vì quá dễ dãi trong việc quản lý cấp phép nên số lƣợng ngân hàng mới thành lập ngày càng nhiều, có khoảng 40 ngân hàng của Việt Nam hiện đang hoạt động. Không chỉ có các tập đoàn tài chính, mà ngay cả

những lĩnh vực sản xuất nhƣ dệt may, viễn thông, bảo hiểm, năng lƣợng….cũng lên kế hoạch thành lập ngân hàng.

Đồng thời, dù gặp khá nhiều khó khăn trƣớc bối cảnh kinh tế chung nhƣng do cạnh tranh giành thị phần nên các ngân hàng Việt Nam phải chạy đua mở rộng mạng lƣới, làm cho số lƣợng điểm giao dịch của ngân hàng trên cả nƣớc tăng hơn hàng ngàn điểm. Tại những khu vực đô thị sầm uất, mật độ điểm giao dịch ngân hàng rất cao, cạnh tranh khốc liệt. Điều đáng nói ở đây là nhiều ngân hàng hiện nay có số vốn điều lệ không cao, nhƣng lại mở quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Việc mở nhiều điểm giao địch thức chất là không sai, bởi từng ngân hàng thƣơng mại cũng cần phải chiếm lĩnh thị trƣờng. Tuy nhiên, việc mở nhiều chi nhánh trong khi ngân hàng vốn không lớn, kinh doanh không có lãi…không những không tạo đƣợc sự cạnh tranh lành mạnh mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính của Việt Nam. Theo đó, các ngân hàng nƣớc ta đã phát triển quá nhanh theo chiều rộng mà không chú trọng đến chiều sâu và tính chuyên nghiệp.

Trong Thông tƣ số 40/2011/TT-NHNN đƣợc NHNN ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/2/2012, các điều kiện thành lập ngân hàng hết sức khắt khe. Tiêu chí cấp phép thành lập ngân hàng mới sẽ đƣợc điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các ngân hàng mới đƣợc thành lập thực sự mạnh về tiềm lực tài chính, có khả năng cạnh tranh cao hơn. Cụ thể: Mức vốn điều lệ đƣợc nâng từ 1.000 tỷ lên 3.000 tỷ. Còn về tiêu chí của cổ đông sáng lập, cổ đông sáng lập không đƣợc là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lƣợc của tổ chức tín dụng khác. Quy định này nhằm hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng, xung đột lợi ích tiềm tàng và bảo đảm nguồn lực tài chính của một cổ đông, thành viên sáng lập tập trung vào một ngân hàng thƣơng mại.

Thông tƣ cũng yêu cầu thành viên sáng lập phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định nhằm đảm bảo năng lực tài chính là thực sự lành mạnh. Thành viên sáng lập còn phải có lãi trong 5 năm liên tiếp liền kề trƣớc năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thay cho quy định trƣớc đây là 3 năm. Ngoài ra, đối với tổ chức là ngân hàng thƣơng mại phải có tổng tài

sản tối thiểu 100,000 tỷ đồng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thay vì 50,000 tỷ đồng nhƣ trƣớc đây. Việc sửa đổi này nhằm đảm bảo sàng lọc đƣợc các tổ chức tham gia thành lập ngân hàng thực sự có tiềm lực tài chính đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển mới của hệ thống ngân hàng.

Các yêu cầu về tiêu chuẩn của các thành viên HĐQT và ban điều hành cũng đƣợc đƣa ra rất nghiêm ngặt. Thành viên HĐQT phải là cá nhân sở hữu hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền đại diện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trƣờng hợp là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên độc lập của Hội đồng quản trị hoặc có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có ít nhất 03 năm là ngƣời quản lý của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kiểm toán hoặc kế toán.

Thành viên sáng lập cũng phải tuân thủ điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật các Tổ chức tín dụng. Đây là quy định mới của Luật các Tổ chức tín dụng nhằm hạn chế việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong hệ thống.

Ngoài ra, thông tƣ này thay thế điều kiện về tỷ lệ nợ xấu bằng quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ nhằm phản ánh đƣợc khả năng quản trị rủi ro và sự chuẩn bị của ngân hàng thƣơng mại khi tổn thất phát sinh.

Khi các quy định trên đƣợc ban hành cũng là lúc hết cơ hội cho các tổ chức tín dụng muốn thành lập ngân hàng mới ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu về vốn, chỉ có các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nƣớc; nhƣng nay Chính phủ đã có chủ trƣơng hạn chế các doanh nghiệp này tham gia vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hơn nữa, kể cả trƣờng hợp có đủ vốn thì tiêu chuẩn về con ngƣời (thành viên HĐQT, tổng giám đốc) cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Tiêu chí thành lập khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tƣ tiến hành thực hiện M&A thay vì thành lập ngân hàng mới. Do đó, việc hợp nhất, sáp nhập, mua lại các ngân hàng là xu hƣớng đúng đắn, cần thiết, bởi sự hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi

thế, hỗ trợ cùng nhau phát triển bền vững, giúp ngành ngân hàng trong nƣớc đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn tài chính nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập, hợp nhất ngân hàng ở Việt Nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)