105Khối lượng sản phẩm tăng 1.000sp (tăng 10% so với kế hoạch) đã làm cho

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh 3 ppsx (Trang 25 - 27)

PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN

105Khối lượng sản phẩm tăng 1.000sp (tăng 10% so với kế hoạch) đã làm cho

Khối lượng sản phẩm tăng 1.000sp (tăng 10% so với kế hoạch) đã làm cho lợi nhuận tăng: 2.000.000 (tăng 80% so với kế hoạch);

Nhân tố khối lượng là nhân tố quan trọng làm tăng lợi nhuận. Mặt khác, vì sao lợi nhuận lại “nhạy cảm” với khối lượng như vậy? Một sự biến đổi “nhỏ” của khối lượng lại có khả năng làm nên biến đổi “lớn” trong lợi nhuận? Giữa chúng có mối quan hệ gì không?

Để giải thích điều đó, người ta sử dụng đến một “tỷ lệ” đặc trưng; đó là tỷ lệ giữa hiệu số gộp so với lợi nhuận – còn gọi bằng khái niệm: Đòn bẩy kinh doanh hay đòn bẩy hoạt động (OL: Operating leverage)

Công thức: Hiệu số gộp Lực đòn bẩy = Lợi nhuận (4.4) Theo ví dụ trên, ta có: 20.000.000 Lực đòn bẩy = 8 2.500.000 = Ý nghĩa hệ số lực đòn bẩy:

• Với giá bán không đổi, khi doanh thu tăng (giảm) 1% sẽ làm lợi nhuận tăng (giảm) 8 lần hơn, hay nói cách khác: tốc độ tăng (giảm lợi nhuận cao gấp 8 lần so với tốc độ tăng (giảm) doanh thu.

• Hệ số lực đòn bẩy càng lớn, độ “nhạy cảm” của lợi nhuận đối với khối lượng càng cao. Tuy nhiên, chính điều đó lại chứa đựng nhiều rủi ro.

• Hệ số lực dòn bẩy không có đơn vị tính (giống như độ co giản)

4.2.2. Yếu tố chi phí bất biến

Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu 30% bằng cách tăng cường quảng cáo thêm : 3.000.000. Giả định các yếu tố khác không đổi, hãy xem xét quyết định này?

106 Ta có: Ta có:

Doanh thu: 50.000.000 + (50.000.000 x 30%) = 65.000.000 Chi phí khả biến: 13.000 sp x 3.000 = 39.000.000

(hoặc chi phí khả biến = 65.000.000 x 60% = 39.000.000)

Hiệu số gộp: 65.000.000 – 39.000.000 = 26.000.000 Chi phí bất biến: 17.500.000 + 3.000.000 = 20.500.000 Lợi nhuận: 26.000.000 – 20.500.000 = 5.500.000 Nhận xét:

Lợi nhuận tăng thêm: 5.500.000 – 2.500.000 = 3.000.000 Quyết định nên tăng cường quảng cáo.

4.2.3. Yếu tố chi phí khả biến

Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận bằng cách dự định giảm chi phí bao bì, đóng gói xuống còn: 2.000.000 và vì vậy khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến sẽ bị giảm xuống còn 9.500 sản phẩm mà thôi. Với giá bán và các chi phí còn lại giả định không đổi, hãy xem xét quyết định này.

Doanh thu: 9.500 sp x 5.000 = 47.500.000 Chi phí khả biến: 9.500 sp x 2.800 = 26.600.000 (hoặc tỷ lệ chi phí khả biến =2.800 100% 56%× =

5.000 ;

Hiệu số gộp: 47.500.000 – 26.600.000 = 20.900.000

Chi phí bất biến = 17.500.000

Lợi nhuận: 20.900.000 – 17.500.000 = 3.400.000 Mức tăng lợi nhuận: 3.400.000 – 2.500.000 = 900.000 Quyết định: nên thực hiện sự thay đổi này.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh 3 ppsx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)