Quy định của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) về hàng rào phi thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc vào việt nam (Trang 37 - 41)

phi thuế quan

1.3.1. Hành động chống bán phá giá

Điều VI của GATT- 1994 đã cho phép các thành viên áp dụng chống bán phá giá, các biện pháp này có thể đƣợc áp dụng với việc nhập khẩu một hàng hóa có giá xuất khẩu thấp hơn so với giá bình thƣờng (thông thƣờng so sánh với giá hàng của sản phẩm tại thị trƣờng nƣớc xuất khẩu), nếu hàng nhập khẩu phá giá đó gây thiệt hại cho công nghiệp nội địa trên lãnh thổ của các nƣớc thành viên nhập khẩu. Các quy định chi tiết điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp nhƣ vậy hoặc có thể ở dạng thuế, hoặc cam kết về giá của ngƣời xuất khẩu đƣợc đàm phán tại Vòng đàm phán Tokyo và sau này Hiệp định đó đƣợc sử dụng trong Vòng Uruguay.

Hiệp định của WTO cung cấp sự rõ ràng hơn và các nguyên tắc chi tiết hơn liên quan đến phƣơng pháp để xác định hàng đó có bị bán phá giá hay không, bao gồm cách tính giá thông thƣờng nếu không có khả năng so sánh trực tiếp với giá nội địa. Một loạt tiêu chuẩn cũng đƣợc nêu ra để xem xét cách xác định rằng hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nƣớc và các thủ tục phải tuân thủ trong tổ chức và thực hiện các cuộc điều tra về phá giá.Các quy định về thực thi và thời hạn của các biện pháp chống bán phá giá cũng là một phần của Hiệp định. Ngoài ra Hiệp định cũng làm rõ vai trò của Uỷ ban giải quyết tranh chấp trong các vụ tranh chấp

liên quan đến các hoạt động chống phá giá do các thành viên của WTO tiến hành.

Hiệp định yêu cầu các nƣớc nhập khẩu thiết lập mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa hàng hóa phá giá nhập khẩu và tổn thất đối với công nghiệp trong nƣớc. Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu phá giá đối với ngành công nghiệp liên quan phải bao gồm việc đánh giá tất cả các chỉ số kinh tế thích hợp gây ra cho ngành công nghiệp đƣợc xem xét.

Cần đề ra các thủ tục rõ ràng về việc xác định vụ việc, nhƣ phá giá xảy ra nhƣ thế nào, các cuộc điều tra nhƣ vậy đã đƣợc tiến hành ra sao với những điều kiện cần đảm bảo rằng tất cả các bên quan tâm đều có cơ hội trình bày các chứng cứ. Các biện pháp chống bán phá giá phải kết thúc trong vòng năm năm kể từ ngày đánh thuế, trừ phi có sự đánh giá rằng sự phá giá và thiệt hại gây ra vẫn tiếp diễn nếu chấm dứt các biện pháp đó.

Các cuộc điều tra phá giá sẽ kết thúc ngay sau khi nhà chức trách xác định đƣợc mức độ phá giá tối thiểu là dƣới 2%, theo tỷ lệ phần trăm của giá xuất khẩu sản phẩm hay khối lƣợng hàng nhập khẩu phá giá đƣợc coi là không đáng kể (thông thƣờng hàng nhập khẩu phá giá từ nƣớc đơn lẻ chiếm tới 3% tổng số lƣợng hàng nhập khẩu đang xem xét vào nƣớc nhập khẩu hoặc tuỳ thuộc vào các chỉ tiêu khác). Hiệp định kêu gọi thông báo chi tiết và nhanh chóng tất cả các hành động chống phá giá ban đầu và cuối cùng cho Uỷ ban thực hiện chống phá giá. Hiệp định tạo cơ hội cho các nƣớc thành viên tham khảo về bất cứ vấn đề nào liên quan đến hiệp định hoặc các mục tiêu tiếp theo và yêu cầu thành lập nhóm giải quyết tranh chấp.

1.3.2. Các hạn chế về trợ cấp và biện pháp thuế đối kháng

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù trừ đƣợc xây dựng trên cơ sở Hiệp định về diễn giải và áp dụng các điều 6, 16, 23 của GATT đã đƣợc thảo luận tại Vòng Tokyo. Không giống Hiệp định tiền nhiệm, Hiệp định mới chứa

đựng định nghĩa trợ cấp và đề ra khái niệm “ trợ cấp đặc biệt” trợ cấp có thể chỉ dành cho xí nghiệp hoặc một ngành hoặc một nhóm các xí nghiệp hay các ngành công nghiệp nằm trong phạm vi quyền hạn của tổ chức cấp trợ cấp. Chỉ các trợ cấp đặc biệt mới phụ thuộc vào các nguyên tắc đƣợc quy định trong Hiệp định.

Hiệp định áp dụng đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, bao gồm ba loại trợ cấp: Trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể hành động đƣợc và trợ cấp không thể hành động khác đƣợc.Trong các điều kiện chung, trợ cấp bị cấm là các loại hình dành cho hoạt động xuất khẩu hay cho việc sử dụng hàng trong nƣớc thay thế hàng nhập khẩu. Các trợ cấp bị cấm tùy thuộc các thủ tục giải quyết tranh chấp mà bao gồm một thời gian biểu hành động do Uỷ ban giải quyết tranh chấp đề ra. Nếu Uỷ ban giải quyết tranh chấp phát hiện trợ cấp là loại bị cấm, thì trợ cấp này phải lập tức bị loại bỏ trợ cấp hoặc các ảnh hƣởng trên.

Trợ cấp có thể hành động đƣợc là những trợ cấp mang tính đặc trƣng, không phổ biến,đối tƣợng nhận những trợ cấp này chỉ giới hạn trong một hoặc một số doanh nghiệp, hoặc một số ngành sản xuất hoặc một khu vực địa lý nhất định. Trợ cấp có thể hành động đƣợc chỉ đƣợc phép áp nếu nhƣ chúng chỉ dừng ở mức không gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của các nƣớc khác, nếu gây tác động tiêu cực đến quyền lợi của các nƣớc khác thì nƣớc sử dụng trợ cấp có thể hành động đƣợc có thể bị các nƣớc liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục nhƣ đánh thuế bổ sung đối với số hàng nhập khẩu đƣợc trợ cấp (gọi là thuế đối kháng) hoặc kiện ra Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO.

Các trợ cấp không thể hành động khác đƣợc có thể là loại đặc biệt hoặc là loại liên quan sự giúp đỡ cho công việc nghiên cứu và các hoạt đông triển khai trƣớc cạnh tranh, sự giúp đỡ cho các vùng không có lợi thế hoặc các loại trợ cấp cụ thể để làm phù hợp các phƣơng tiện hiện có với các yêu cầu về bảo

vệ môi trƣờng áp đặt theo luật hoặc quy định. Khi một thành viên tin tƣởng rằng trợ cấp không thể hành động khác đƣợc đó sẽ gây ra ảnh hƣởng xấu nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nƣớc, thành viên này có thể xác định và xin ý kiến về vấn đề đó.

Hiệp định còn có các điều khoản về việc sử dụng “các biện pháp bù trừ” các loại thuế của nƣớc nhập khẩu nhằm bù đắp trợ cấp hàng hóa đang nói tới. Do vậy, có hàng loạt nguyên tắc về việc khởi xƣớng các trƣờng hợp bù trừ, các cuộc điều tra của các nhà chức trách quốc gia và các quy định về bằng chứng và lập luận. Các nguyên tắc tính toán trị giá trợ cấp đƣợc đề ra nhƣ một cơ sở cho việc xác định thiệt hại của công nghiệp trong nƣớc.Hiệp định đòi hỏi các yếu tố kinh tế liên quan phải đƣợc tính đến khi đánh giá tình trạng của ngành công nghiệp và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu có trợ cấp và ngành công nghiệp bị hại phải đƣợc xác định. Tất cả thuế bù trừ sẽ đƣợc kết thúc trong vòng 5 năm sau khi áp dụng, trừ phi các nhà chức trách quốc gia xác định có cơ sở thời hạn kết thúc của thuế sẽ dẫn tới việc tái diễn trợ cấp và thiệt hại.

Các trợ cấp có thể giữ vai trò quan trọng ở các nƣớc đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi các nƣớc có nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng. Các nƣớc chậm phát triển và các nƣớc đang phát triển với mức thu nhập thấp hơn 1.000USD / đầu ngƣời đƣợc miễn trừ các nguyên tắc về các trợ cấp xuất khẩu bị cấm và có một miễn trừ về thời hạn đối với các loại trợ cấp bị cấm khác. Đối với các nƣớc phát triển, cấm trợ cấp xuất khẩu có hiệu lực vào năm 2003, trong khi các miễn trừ của loại trợ cấp bị cấm sẽ đƣợc rút ngắn nhanh hơn so với ở các nƣớc nghèo hơn. Các cuộc điều tra bù trừ của các hàng hóa có xuất xứ từ các nƣớc thành viên đang phát triển sẽ kết thúc nếu mức tổng thể của trợ cấp không vƣợt quá 2% (đối với một vài nƣớc đang phát triển là 3%) trị giá của hàng hóa đó hay nếu khối lƣợng hàng nhập

khẩu trợ cấp nhỏ hơn 4% tổng nhập khẩu hàng cùng loại tại nƣớc thành viên nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc vào việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)