Tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 86 - 87)

bắt người đang bị truy nã

Trong thời gian gần đây, với xu hướng mở cửa, tăng cường hợp tác quốc tế, việc đi lại giữa các nước trên thế giới trở nên dễ dàng; bên cạnh đó, tình hình tội phạm mang tính chất quốc tế có chiều hướng gia tăng, xuất hiện nhiều tổ chức tội phạm xuyên quốc gia… vì vậy, số lượng người nước ngoài phạm tội trốn vào Việt Nam hoặc vào Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội, người Việt Nam phạm tội trốn ra nước ngoài ngày càng nhiều. Việc tổ chức xác minh, truy bắt một đối tượng phạm tội ở trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém về cả công sức và kinh phí, thì việc tổ chức truy bắt đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài càng gặp quá nhiều khó khăn hơn do đi lại tốn kém, thủ tục đi ra nước ngoài còn chưa được giải quyết nhanh chóng, công tác xác minh đối tượng có nhiều bất lợi, sự phối hợp với các cơ quan có chức năng của nước ngoài trong việc truy bắt đối tượng truy nã còn chưa tốt… Trước tình hình như vậy, Nhà nước ta cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hình sự nói chung, trong thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã nói riêng.

Hiện nay, việc phối hợp giữa các quốc gia trong việc tổ chức xác minh, truy bắt các đối tượng truy nã quốc tế đã được tiến hành thường xuyên và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở nước ta việc phối hợp với các nước trong việc truy nã tội phạm còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở pháp lý cho việc truy bắt đối tượng truy nã là người Việt Nam trốn ra nước ngoài cũng

năm 2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật tương trợ tư pháp, trong đó có một chương về dẫn độ nhưng các quy định còn chung chung, khó thực hiện, chưa có văn bản hướng dẫn; Nhà nước ta đã ký kết một số hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ tội phạm với các nước trên thế giới nhưng vẫn còn nhiều trường hợp chưa có hiệp định nên việc truy bắt đối tượng truy nã còn nhiều khó khăn… Vì vậy, để tăng cường hợp tác quốc tế về thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã, Nhà nước cần ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác này, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật tương trợ tư pháp năm 2008. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đàm phán, ký kết với nhiều quốc gia trên thế giới hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm; cần phải tổ chức phối hợp tốt với các tổ chức quốc tế như Interpol, Aseanpol… trong việc trao đổi, xác minh thông tin và bắt giữ đối tượng truy nã quốc tế; thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra xuất cảnh, nhập cảnh để kịp thời phát hiện, bắt giữ những đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài hoặc người nước ngoài phạm tội trốn vào Việt Nam; tăng cường ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)