Thời hạn bảo hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne002 (Trang 32 - 33)

"Thời hạn bảo hộ theo Công ước này sẽ là suốt cuộc đời của tác giả và năm mươi năm sau khi tác giả chết" (khoản 1 Điều 7) [5].

Như vậy, đối với những tác phẩm đích danh, quyền tác giả sẽ được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả cộng với 50 năm sau khi tác giả chết. Nếu là đồng tác giả thì thời hạn tính là sau cái chết của người cộng tác cuối cùng. Những tác phẩm khuyết danh hay bút danh thì chỉ được bảo hộ 50 năm kể từ ngày tác phẩm được phổ cập hợp pháp đến công chúng. Bút danh mà biết đích xác tên thật của tác giả thì coi như đích danh.

Một số lĩnh vực khác như nghệ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh có thời hạn bảo hộ tối thiểu 25 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra (khoản 2 Điều 7) [5].

Cùng với tính giới hạn về không gian, tính giới hạn về thời gian là hai thuộc tính chung của quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng. Việc bảo hộ chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian xác định xuất phát từ lý do đảm bảo yêu cầu căn bằng lợi ích giữa người sáng tạo và công chúng.

Pháp luật về quyền tác giả qui định rõ thời hạn bảo hộ đối với các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả. Nhìn chung quyền nhân thân

của tác giả được bảo hộ vô thời hạn, một số quyền nhân thân khác và quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau năm tác giả chết (trường hợp đồng tác giả thì khi tác giả cuối cùng chết).

Có một xu hướng hiện nay là muốn kéo dài hơn nữa thời gian bảo hộ đối với quyền tài sản của tác giả và quyền kề cận. Tuy nhiên trong trường hợp của Công ước Berne thì việc kéo dài thêm thời hạn bảo hộ là khó xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne002 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)