Những quy định về hình phạt tử hình trong Phần chung Bộ luật hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 39 - 41)

BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 SỰ NĂM 1999

2.1.1 Những quy định về hình phạt tử hình trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 luật hình sự năm 1999

Theo quy định tại Điều 28 BLHS năm 1999, các hình phạt chính được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về tính nghiêm khắc. Tử hình là hình phạt chính nghiêm khắc nhất, được xếp ở vị trí cuối cùng trong số 7 hình phạt chính.

Điều 35 BLHS năm 1999 quy định: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân”.

Điều luật không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt tử hình, khơng quy định tính “đặc biệt” của hình phạt này cũng như ranh giới phân biệt với tù chung thân - một hình phạt chính cũng được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

So với BLHS năm 1985, phạm vi và đối tượng áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của BLHS năm 1999 đã được thu hẹp và xác định rõ ràng:

- Chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tức là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trong khi đó, Điều 27 BLHS năm 1985 quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với “người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”.

- Ngoài hai đối tượng đã được BLHS năm 1985 quy định khơng áp dụng hình phạt tử hình là “người chưa thành niên phạm tội” và “phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử”, BLHS năm 1999 quy định thêm một đối tượng khơng áp dụng hình phạt tử hình là “phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử”. Theo Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 12-6-2000 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21-12-1999 của Quốc hội và Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28-01-2000 của Ủy ban thường vụ Quốc

hội thì quy định này cũng được áp dụng đối với phụ nữ đang nuôi con nuôi dưới 36 tháng tuổi. Chỉ được coi là con nuôi, nếu việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật về hơn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch.

- BLHS năm 1999 quy định không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi và hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. Trong khi đó, theo BLHS năm 1985, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi chỉ được hỗn thi hành án tử hình.

- Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm một tội mà điều luật quy định hình phạt cao nhất là tử hình (khoản 2 Điều 52 BLHS năm 1999).

- Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tử hình thì chỉ có thể áp dụng hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3 Điều 52 BLHS năm 1999).

- BLHS năm 1999 đã bỏ quy định “Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử” tại Điều 27 BLHS năm 1985.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật 60 38 40 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)