CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An
2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộmáy quản lý của công ty
Ở bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần có một bộ máy tổ chức riêng và phù hợp với doanh nghiệp đó. Với một bộ máy linh động, tinh gọn hoạt động hiệu quả sẽ là yếu tố không thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động tốt và phát triển hơn nữa.
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự) Sơ đồ2.3: Cơ cấu tổchức của Công ty Cổphần Dệt may Phú Hòa An
Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An là cơ cấu trực tuyến – chức năng.
2.1.5.2. Chức năng nhiệm vụvà quyền hạn của các bộphận
Ban lãnhđạo
Hộ i đồ ng quả n trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty do đại hội cổ đông của công ty bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty như: quyết định phương hướng và chiến lược phát triển, phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, cơ cấu tổ chức, giá chào bán cổ phần và trái phiếu công ty. Trong đó người đứng đầu là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Đây là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tổ ng giám đố c
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Đảng ủy, Giám Đốc công ty và của pháp luật về mọi mặt hoạt động kết quả kinh doanh ở chi nhánh. Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất, phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi công tác thực hiện kế hoạch sản xuất, công tác tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính hiệu lực và hoạt động kết quả.
Giám đố c điề u hành sả n xuấ t
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng kế hoạch, phòng kĩ thuật, xây dựng các kế hoạch, dự án liên quan đến sản xuất, kĩ thuật công nghệ, máy móc thiết bị lao động, chuyên môn nghiệp vụ.
Ban giám sát
Đảm bảo hội đồng và phụ trách các phòng ban, toàn thể nhân viên công ty làm đúng chức trách và nhiệm vụ của mình, đảm bảo hoạt động của công ty thực hiện theo đúng quy chế, kỷ luật.
Các nhóm phụtrách phòng ban
Phòng hành chính nhân sự
Tham mưa cho giám đốc về các phương án tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, công nhân viên; xây dựng đội ngũ các bộ kế cận. Hàng năm tổ chức đào tạo nghề, đào tạo nâng bậc, trình Hội đồng thi nâng bậc xét nâng bậc lương công nhân. Xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể để giám đốc ký ban hành.
Hàng năm, tổng hợp danh sách cán bộ, công nhân viên (đối tượng công ty quản lý) đến hạn lên lương, trình Hội đồng lương, chỉnh lương, chuyển xếp lương. Giải quyết các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định. Quản lý công tác văn thư – lưu trữ, hệ thống thông tin liên lạc, các phương tiên (xe ô tô),…
Phòng kinh doanh
Lập kế hoạch trung hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. Giao kế hoạch sản xuất cho các tổ, bộ phận và các đơn vị liên quan cơ sở các hợp đồng đã đăng ký với khách hàng. Tổ chức tìm kiếm khách hàng đáp ứng năng lực của nhà máy, cung ứng nguyên phụ liệu đúng tiến độ và kinh doanh hàng may mặc đảm bảo lợi nhuận. Xây dựng kế hoạch sản xuất, công tác xuất nhập khẩu hàng tháng, quý, năm cho công ty. Lập thủ tục hợp đồng và thanh toán thu tiền về cho công ty quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực công ty giao bao gồm: lao động, trang thiết bị văn phòng...đảm bảo phù hợp và hiệu quả.
Phòng tài chính kế toán
Phụ trách kế toán làm tất cả các báo cáo tình hình tài chính và quản lý kế toán của công ty. Tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định pháp luật. Có trách nhiệm kiểm soát, thẩm tra và lưu trữ tất cả các chứng từ thu chi.
Phòng kỹ thuậ t
Tổcông nghệ
chế tổ chức của tổ, mô tả đầy đủ, rõ ràng công việc của từng chức danh trong tổ, tổ chức điều hành các chức danh để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu thiết kế mẫu mới, may mẫu, tổ chức sản xuất thử - kiểm tra và tổ chức triển khai sản xuất.
Tổkỹthuật sản xuất
Giám sát quy trình may mặc và quá trình may mẫu sản phẩm, nghiên cứu kỹ thuật may hợp lý phối hợp với các phòng ban kỹ thuật nâng cao chất lượng may mặc. Đào tạo, hướng dẫn nhân viên với các kỹ thuật may, khắc phục sai sót trong kỹ thuật.
Phòng quả n lý chấ t lư ợ ng (QC)
Xây dựng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Phối hợp với các đơn vị, kiểm soát sản phẩm không phù hợp, cải tiến nếu xét thấy cần thiết khi có sự không phù hợp xảy ra hoặc có sự bất hợp lý trong quá trình sản xuất tại đơn vị. Kiểm tra, đánh giá chất lượng bán thành phẩm, chất lượng toàn bộ các nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất như: vải dệt kim, nhãn mác, bao bì, thùng carton,…Chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm do khách hàng cung cấp. Thông báo kịp thời những điểm không phù hợp, những biến động phát sinh về chất lượng sản phẩm để chấn chỉnh lỗi chất lượng và phòng ngừa cho các tổ liên quan tránh sai, hỏng hàng loạt.
Nhà máy may
Tổhoàn thành
Tổ chức triển khai và quản lý quá trình hoàn thiện sản phẩm may mặc, từ khâu là gấp xếp, đóng gói, vận chuyển đến giao hàng cho khách hàng đúng thời gian quy định. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các mã hàng, màu, size. Cân đối hàng hóa nhịp nhàng các khâu gấp xếp đóng kiện đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ giao hàng.
Các chuyền may
Thiết lập và kiểm soát chất lượng và năng suất của chuyền may. Tổ chức hướng dẫn cho các thành viên trong chuyền thực hiện, tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Thực hiện công việc nhận dạng và truy tìm nguồn gốc sản
Tổcắt
Triển khai nhiệm vụ cho nhóm sơ đồ bao gồm: Sơ đồ gốc, sơ đồ định mức, sơ đồ phục vụ sản xuất, thời gian giao hàng, mức độ ưu tiên của các mã hàng. Phân bố kế hoạch sản xuất theo từng bàn, nhóm cắt, tính toán số lượng vải, rip đưa vào một bàn cắt, số lượng sản phẩm một bàn cắt. Cập nhật số liệu vải rip xuất nhập theo từng màu, size vào lúc 15 giờ thứ sáu hàng tuần. Tiến hành kiểm kê, lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư nguyên phụ liệu, gửi nhân viên Vật tư và nhân viên Thống kê phân tích để tổng hợp số liệu báo cáo giám đốc.
Tổbảo trì (cơ điện)
Kiểm tra chất lượng và hiệu chỉnh các trang thiết bị, dụng cụ đo lường thử nghiệm khi nhập kho công ty. Tổ chức theo dõi, sữa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy may kịp thời, độ chính xác cao để phục vụ sản xuất.
2.1.6. Tình hình laođộng của công ty
Lao động là yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh, là người tạo ra giá trị cho doanh nghiệp do đó nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ quá trình tuyển dụng, đào tạo, phân bổ công việc người lao động và việc xử dụng hợp lí đội ngũ lao động là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp đều quan tâm đến. Việc sử dụng nguồn lao động hợp lí và tạo điều kiện làm việc tối ưu cho nhân viên của mình là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm và từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô lao động, năng lực, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện trong các số liệu như sau:
Bảng 2.3: Tình hình laođộng của công ty giai đoạn 2016–2018
Đơn vị: Người
Chỉtiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Người % Người % Người % +/- % +/- %
Tổng lao động 840 100 854 100 864 100 14 1,67 10 1,17 Phân theo trìnhđộ Đại học 25 3 28 3,3 31 3,6 3 12 3 10,7 Cao đẳng 10 1,2 11 1,3 14 1,6 1 10 3 27,3 Trung cấp 30 3,6 35 4,1 38 4,4 5 16,7 3 8,6 Lao động phổ thông 775 92,2 780 91,3 781 90,4 5 0,65 1 0,13 Phân theo giới tính Nam 202 24 195 22,8 198 22,9 -7 -3,47 3 1,54 Nữ 638 76 659 77,2 666 77,1 -21 -3,29 7 1,06 Phân theo tính chất
Lao động gián tiếp 70 8,3 75 8,8 78 9 5 7,14 3 4
Lao động trực tiếp 770 91,7 779 91,2 786 91 9 1,17 7 0,9
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Thự c trạ ng cơ cấ u lao độ ng theo giớ i tính
Đơn vị: Người
Biểu đồ2.3:Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty giai đoạn 2016-2018
ồ ự 202 195 198 638 659 666 0 100 200 300 400 500 600 700
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nam Nữ
Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3, nhìn chung cơ cấu lao động theo giới tính từ năm 2016 đến năm 2018 tăng đều. Số lao động nữ chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với lao động nam, điều này cũng là hiển nhiên khi công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực may mặc, công việc phù hợp với tính chất lao động của phái nữ đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Cụ thể năm 2016, lao động nữ chiếm số lượng lớn với 638 người, với tỷ lệ 76,0%, trong khi đó lao động nam chỉ chiếm 202 người chiếm 24,0%. Vào năm 2017 số lượng lao động nữ tăng lên 659 chiếm đa số với tỷ lệ 77,2%, lao động nam giảm xuống còn 195 người, chiếm 22,8%. Bước sang năm 2018, số lượng lao động nữ tăng lên đạt 666 lao động, chiếm 77,1%, lượng lao động nam cũng có xu hướng tăng so với năm 2017 với 198 lao động, chiếm tỷ lệ 22,9%.
Với bảng số liệu này, cơ cấu lao động theo giới tính nữ chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với lao động nam, điều này là bình thường khi ngành nghề kinh doanh chính của công ty này phù hợp với tính chất lao động của phụ nữ hơn nên cần sự cẩn thận, tỉ mỉ. Còn lao động nam ngoài bộ phận quản lý văn phòng, bộ phận kỹ thuật, và chủ yếu là nhân viên bốc xếp, bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa máy móc. Mặc dù số lượng lao động tăng lên nhưng tỉ lệ giữa số lao động nam và nữ tương đối ổn định và hầu như không đổi, công ty nên tăng số lượng lao động nam để phục vụ cho các công việc khác nhau, tăng năng suất lao động và hiệu quả trong công việc.
Cơ cấu lao động theo tính chất lao động
Đơn vị: Người
Biểu đồ2.4: Cơ cấu laođộng theo tính chất của công ty giai đoạn 2016–2018(Nguồn: Phòng hành chính nhân sựcông ty) (Nguồn: Phòng hành chính nhân sựcông ty)
770 779 786 70 75 78 0 200 400 600 800 1000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trực tiếp Gián tiếp
Từ biểu đồ 2.4, ta có thể thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ vượt trội so với lao động gián tiếp (cao hơn gấp 10 lần) và có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2016, lao động trực tiếp có 770 người, chiếm 91,7% số lượng lao động của công ty, và lao động gián tiếp chỉ có 70 người, chỉ chiếm 8,3%. Đến năm 2017 lượng lao động trực tiếp tăng lên 779 người, tăng lên 9 người và lượng lao động gián tiếp là 75 người tăng 5 người so với năm 2016. Vào năm 2018, số lượng công nhân trực tiếp sản xuất có 786 lao động, tăng lên 7 người so với năm 2017. Số công nhân lao động gián tiếp có 78 người. Giai đoạn này do số lượng các đơn đặt hàng không nhiều nên với số lượng lao động đó đủ để phục vụ sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng.
Như vậy, nhìn chung giai đoạn 2016-2018 có diễn biến tích cực, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng, lao động trực tiếp chiếm phần đa số, điều này là phù hợp với tính chất công việc may mặc, cần lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Cơ cấu lao động theo trìnhđộ
Trình độ lao động có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến thành công của công ty cũng như phản ánh năng lực của công ty. Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.5, có thể thấy cơ cấu lao động theo trình độ qua các năm tăng đều, lao động phổ thông chiếm đa số, trong khi đó lao động trình độ cao đẳng, đại học lại chiếm tỷ lệ thấp.
Đơn vị: Người
Biểu đồ2.5: Cơ cấu lao động theo trìnhđộhọc vấn của công ty giai đoạn 2016 –2018(Nguồn: Phòng hành chính nhân sựcông ty) (Nguồn: Phòng hành chính nhân sựcông ty)
25 10 30 28 11 35 31 14 38 775 780 781 0 200 400 600 800 1000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đại học và trên đại học Cao đẳng
Cụ thể từ năm 2016 đến 2017, lao động trình độ cao đẳng đại học tăng 3 người từ 35 lên đến 38, lao động phổ thông tăng 5 người từ 775 lên đến 780. Đến năm 2018, lao động trình độ cao đẳng, đại học có 44 người; lao động phổ thông tăng 1 người từ 780 lên 781 lao động.
Với tính chất ngành may mặc, cơ cấu lao động theo trình độ này có thể đáp ứng được yêu cầu công việc công ty, tùy vào năng lực của từng lao động mà bố trí sắp xếp công việc hợp lý. Tuy nhiên công ty cũng nên nâng cao tay nghề lao động bằng các biện pháp như tuyển dụng nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học nhiều hơn, đào tạo công nhân viên, nâng cao tay nghề lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2.Đánh giá và phân tích vềdựbáo nhu cầu hàng may mặc tại Công ty CổPhần Dệt May Phú Hòa An
2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
2.2.1.1. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016–2018
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2016–2018
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉtiêu Năm 2016 Tỷ trọng (%) Năm 2017 Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng (%) 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 42,41 61,8 68,82 74,1 73,11 73,1 26,4 62,2 4,3 6,2
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 0,85 1,2 1,34 1,4 9,96 9,9 0,49 58,4 8,62 643,3
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1,32 1,9 1,38 1,5 0,27 0,27 0,06 4,0 -1,11 -80,4
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 16,18 23,6 37,04 39,9 33,59 33,6 20,86 128,9 -3,45 -9,3
IV. Hàng tồn kho 23,31 33,9 28,17 30,3 26,05 26,1 4,86 20,8 -2,12 -7,5
V. Tài sản ngắn hạn khác 0,75 1,14 0,89 0,96 3,24 3,25 0,14 18,6 2,35 265,5
B. Tài sản dài hạn 26,21 38,2 24,05 25,9 26,88 26,9 -2,06 -8,3 2,81 11,7
I. Tài sản cố định 24,06 35,06 21,44 23,09 22,94 22,9 -2,62 -10,9 1,5 7,0
II. Tài sản dở dang dài hạn 1,83 2,67 2,41 2,59 3,85 3,9 0,58 31,6 1,44 59,6
III. Tài sản dài hạn khác 0,32 0,47 0.2 0,22 0,086 0,09 -0,12 -37,1 -0,11 -57,4
Qua bảng 2.4, ta thấy quy mô của công ty có sự biến động qua 3 năm. Tổng tài sản của công ty tăng dần trong 3 năm 2016-2018, cụ thể tổng tài sản công ty năm 2017 tăng so với năm 2016 là 35,3% và năm 2018 có tổng tài sản tăng so với năm 2017 là 7,7 %. Điều này cho thấy quy mô của công ty đang mở rộng dần, sự mở rộng quy mô