- Phạt tiền: Trong mọi trường hợp đều có thể phạt tiền đến
KẾT LUẬN CHƢƠNG
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề trong Chương 1 có thể đi đến kết luận như sau:
- Sau khi giành được độc lập, ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quy định vẫn giữ lại, áp dụng một số chế định luật pháp cũ còn chứa đựng các yếu tố tích cực và từng bước xây dựng và hoàn chỉnh các chế định luật cần thiết đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật để đáp ứng nhu cầu thực tiễn nên các văn bản về pháp luật hình sự về từng loại tội phạm mới lần lượt được ban hành bằng các Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do xác định hành vi cờ bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên trong sắc lệnh 168/SL ngày 14/4/1948 có quy định về các tội cờ bạc phải bị xử lý hình sự. Sắc lệnh đã thể hiện thái độ rất nghiêm khắc của nhà nước trong việc xử lý những người thực hiện hành vi cờ bạc.
- Nhận thấy trong mỗi giai đoạn lịch sử, các hành vi liên quan đến đánh bạc đều có thể bị xử lý hình sự, chỉ khác là ở mức độ nặng hay nhẹ. Mặc dù các văn bản được ban hành chưa hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp nhưng là các cơ sở pháp lý hướng dẫn thi hành pháp luật, đáp ứng kịp thời công cuộc đấu tranh với các loại tội phạm về cờ bạc.
- Bộ luật hình sự năm 1985 thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực hình sự, góp phần vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt trong lĩnh vực an toàn công cộng, trật tự công cộng; có quy định tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại Điều 200 của Bộ luật với các mức hình phạt tương ứng đối với từng hành vi phạm tội. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cũng bộc lộ những mặc hạn chế nhất định như quy định quá khái quát dễ dẫn đến người thực thi pháp luật hình sự áp dụng tùy nghi không đảm bảo tính thống nhất, nghiêm minh của pháp luật hình sự.
Chương 2