Về áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 65 - 66)

trị để đảm bảo

Thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 cho thấy, biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm rất ít được áp dụng. Nguyên nhân là do chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, nên nhận thức về

BPNC này giữa các cơ quan THTT còn chưa thống nhất. Để quy định này đi vào thực tiễn, cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, mức tiền hoặc giá trị tài sản để bảo đảm; quy định đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo phải do chính bị can, bị cáo thực hiện; quy định cụ thể về các loại tội danh không được cho đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo. Đối với các loại tội danh mà bị can, bị cáo có thể được đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì phải quy định cụ thể khoảng mức tiền cho từng loại hoặc nêu rõ giao cho cơ quan chức năng nào hướng dẫn về mức tiền hoặc tài sản cần phải đặt tương ứng với từng trường hợp phạm tội.

Trên đây là một số vấn đề về thực tiễn áp dụng các BPNC trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay. Qua tổng kết thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã được tiến hành thận trọng, khắc phục một bước quan trọng việc lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giam không cần thiết; tỷ lệ bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỷ lệ cao trên 96%. Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật TTHS trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, từ 01/10/2010 đến 30/4/2012, VKS thụ lý, giải quyết 156.706 vụ, 275.257 bị can, trong đó đã truy tố chuyển Tòa án 151.673 vụ, 264.246 bị can (đạt tỷ lệ 96,78%), tăng 2,78% so với năm 2006 (truy tố đạt tỷ lệ 94% so với số vụ đã xử lý) [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)