THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC Về hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động hội đồng dân tộc của quốc hội luận văn ths luật 5 05 01 (Trang 46 - 68)

Về hoạt động giám sát

Giám sát là một nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng dân tộc nhằm giúp Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao với mục đích kiểm soát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan hành pháp, tư pháp ..., đảm bảo việc thực hiện pháp luật vì lợi ích của nhân dân.

Phạm vi giám sát: Hội đồng dân tộc là cơ quan của Quốc hội, có nhiệm vụ giúp Quốc hội giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 95, Hiến pháp 1992)). Luật Tổ chức Quốc hội ngày 25/12/2001 quy định rõ ràng hơn phạm vi giám sát của Hội đồng dân tộc. Hội đồng dân tộc giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 26).

Hội đồng dân tộc thực hiện quyền giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của UBTVQH và theo quy trình dưới đây

- Hội đồng thông báo trước nội dung và kế hoạch giám sát cho các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương nơi Hội đồng tiến hành giám sát. - Hội đồng yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát cung cấp tài

liệu, báo cáo về vấn đề thuộc nội dung giám sát và thu thập các tài liệu khác có liên quan;

- Hội đồng tổ chức nghiên cứu, xem xét và kết luận vấn đề được giám sát. Trong quá trình thực hiện giám sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, Hội đồng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm chấm dứt việc vi phạm đó, đồng thời kiến nghị cơ quan có trách nhiệm giải quyết và báo cáo UBTVQH;

- Kết quả giám sát và kiến nghị của Hội đồng dân tộc được báo cáo với UBTVQH và thông báo cho các cơ quan hữu quan.

Nội dung giám sát chủ yếu tập trung trên hai lĩnh vực: (a)Giám sát thi hành luật

(b)Giám sát chính sách các chương trình kinh tế - xã hội.

Hình thức giám sát chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức:

- Giám sát trên phương diện vĩ mô bằng cách thường xuyên tổ chức nghe các Bộ, Ngành có liên quan báo cáo hoặc nghiên cứu, xem xét văn bản; cử các đoàn gọn nhẹ xuống địa phương, đặc biệt đến các vùng sâu, vùng xa, hoặc cử chuyên viên nghiên cứu điều tra để đưa ra những kiến nghị xác đáng

- Giám sát thực tiễn thông qua tổ chức giám sát chuyên đề;

- Chất vấn là hình thức giám sát được HĐDT thường xuyên áp dụng và là hình thức giám sát có hiệu quả cao. Chất vấn được thực hiện trước, trong và sau kỳ họp Quốc hội. Qua nhiều kỳ họp của Quốc hội, các ý kiến chất vấn của Hội đồng dân tộc được hoan nghênh và nhiều đại biểu ủng hộ. [3.4]

Công tác tổ chức giám sát được thực hiện có kế hoạch. Kế hoạch đối với mỗi đợt giám sát được xây dựng một cách cụ thể, xác định rõ mục tiêu giám sát và những vấn đề cần giám sát. Sau mỗi đợi giám sát, HĐDT đều tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, qua đó từng bước thực hiện đổi mới về công tác tổ chức giám sát. Đến nay, các đoàn giám sát đã được tổ chức gọn nhẹ hơn. Cơ cấu thành viên các đoàn giám được bố trí lại nhằm tăng cường tính khách quan trong giám sát. Sự phối hợp giữa HĐDT và các cơ quan có liên quan từ trung ương đến địa phương, giữa cơ quan chịu trách nhiệm về dân tộc và miền núi của Chính phủ (Uỷ ban dân tộc và miền núi) và của Quốc hội (HĐDT) được tăng cường, sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực dân tộc đã được huy động và phát huy một cách tích cực hơn, qua đó đã có những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng hoạt động giám sát.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: thu hẹp, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng (miền xuôi và miền núi) và giữa các dân tộc (dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số), Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định quan trọng (Nghị quyết 22/NQ-TU của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi), xây dựng nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng thiểu số và miền núi, ban hành nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi, đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn về đời sống ở vùng các dân tộc thiểu số. Vì vậy, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khối lượng các chương trình, các dự án thuộc thẩm quyền giám sát của Hội đồng dân tộc là rất lớn. Hiện có hơn 20 chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai ở vùng dân tộc và miền núi, mức chi khoảng 5.428 tỷ đồng, chiếm 44% tổng chi các chương trình mục tiêu của cả nước [5]. Tuy nhiên, với những nỗ lực vượt bậc của các thành viên của Hội đồng dân tộc, cùng với sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan dân cử địa phương trực tiếp là Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh và một số các tổ chức đoàn thể khác, Hội đồng dân tộc đã tiến hành giám sát trên phạm vi rộng, phát hiện và kiến nghị nhiều ý kiến bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Trong các nhiệm kỳ hoạt động của mình, Hội đồng dân tộc đã tiến hành giám sát khá toàn diện việc thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được thể chế hoá trong các luật, pháp lệnh, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng đặc biệt khó khăn. Điểm nổi bật là nhiều vấn đề nổi cộm trong đời sống tại các cộng đồng dân tộc thiểu sốđã được Hội đồng dân tộc tiến hành giám sát chặt chẽ. Dưới đây là những ví dụ chứng minh:

- Trong nhiệm kỳ khoá IX, HĐDT đã thực hiện giám sát các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại hầu hết 53 dân tộc thiểu số, kể cả các vùng xa xôi, hẻo lánh như: biên giới Việt Trung, Việt Lào, Việt-Cămphchia [3-3.4, tr.11], đã tổ chức giám sát chuyên đề về những vấn đề nổi cộm trong xã hội như: Luật đất đai và vấn đề thi hành Luật đất đai; việc thi hành các dự án phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc như: chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa....

- Trong nhiệm kỳ khoá X, Hội đồng dân tộc chủ yếu giám sát việc thi hành luật, các chính sách và thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong giám sát thi hành luật, đã thực hiện giám sát thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; giám sát thi hành Luật giáo dục, Hội đồng dân tộc đã phát hiện ra nhiều vấn đề trong việc thực hiện các Luật trên và đã có những kiến nghị xác đáng giúp các đối tượng chịu sự giám sát phải có những biện pháp kịp thời khắc phục những hậu quả xấu đã xẩy ra. Với nỗ lực vượt bậc, với sự chuẩn bị chu đáo chương trình giám sát, với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương nơi tiến hành giám sát, với hình thức giám sát phù hợp các kết quả giám sát đạt được là rất khả quan và hữu ích, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên những bước chuyển biến tích cực: kinh tế tăng trưởng khá hơn, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện và nâng lên rõ rệt, khối đại đoàn kết các dân tộc từng bước được tăng cường, củng cố và phát triển. Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp ở Tây nguyên đầu năm 2001 và vấn đề tôn giáo, dân tộc ở một số tỉnh miền núi và biên

Quốc hội, Hội đồng dan tộc đã tiến hành kiểm tra, giám sát để cùng Chính phủ và các cơ quan hữu quan tìm giải pháp góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở vùng dân tộc.

Hiệu quả, hiệu lực giám sát được đánh giá bằng tác động của các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐDT được Quốc hội và Chính phủ chấp nhận và xử lý. Là cơ quan của Quốc hội, có nhiệm vụ tham mưu cho Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước liên quan đến vấn đề dân tộc, thì chất lượng hoạt động tham mưu thể hiện ở các ý kiến, kiến nghị trong phạm vi quyền hạn của Hội đồng dân tộc được Quốc hội và Chính phủ chấp nhậnvà xử lý. Có thể nói rằng, chất lượng công tác giám sát của HĐDT (đặc biệt từ nhiệm kỳ khoá X) đã được tăng cường một cách rõ rệt so với các nhiệm kỳ trước, thể hiện cụ thể trên các kiến nghị sau giám sát của HĐDT được Quốc hội và Chính phủ chấp nhận và được đưa vào các Nghị quyết của Quốc hội và các Quyết định của Chính phủ. Dưới đây là một vài ví dụ chứng minh:

- Đối với Quốc hội:

Ví dụ 1: Giám sát Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Qua giám sát Luật bảo vệ và phát triển rừng, HĐDT đã phát hiện (i) 63 văn bản không còn phù hợp với Luật bảo vệ và phát triển rừng [3-3.8, tr. 2]; (ii) việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với cơ sở không được thường xuyên, vì vậy tình trạng vi phạm lâm luật vẫn xẩy ra nghiêm trọng; (iii) chưa tạo đIều kiện vật chất cần thiết để đồng bào thực hiện luật, nên khi túng bấn, người dân phải chặt phá rừng kiếm sống. Thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng, Chính phủ đã ban hành 48 văn bản hướng dẫn [3-3.8, tr. 2], các Bộ, ngành đã ban hành 47 văn bản hướng dẫn và các địa phương đều ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Việc phát hiển ra 63 văn bản không

còn phù hợp với Luật hiện hành là một thành công rất lớn của HĐDT. Thành công lớn qua đợt giám sát này là đánh giá được thực trạng 6 năm (1993-1998) thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng và thực trạng rừng ở nước ta sau 6 năm thực hiện Luật. Điều quan trọng là qua giám sát, HĐDT đã phát hiện việc bảo vệ rừng là phát triển rừng đã được quan tâm nhưng diện tích rừng tăng lên không đáng kể, không bù lại chất lượng và diện tích rừng đã mất. Dựa trên những kết quả giám sát rõ ràng trên, HĐDTđã kiến nghị với Quốc hội sửa Luật bảo vệ và phát triển rừng cho phù hợp với tình hình mới và Luật đất đai. Kiến nghị đã được Quốc hội chấp nhận và đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội [3-3.5, tr. 8 ].

Ví dụ 2: Giám sát thực hiện chương trình trợ cước, trợ giá.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về trợ giá, trợ cước để bán các mặt hàng chính sách xã hội; mua sản phẩm sản xuất ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thí điểm từ năm 1990, bắt đầu thực hiện từ năm 1994, theo Nghị định số 20/1998 NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ. Chính sách trợ cước, trợ giá đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân ở miền núi, hải đảo và các vùng các dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào việc lưu thông hàng hoá, ổn định thị trường ở miền núi, hải đảo và các vùng các dân tộc thiểu số.

Hội đồng dân tộc đã có sự phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban dân tộc, Ban văn hoá - xã hội của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, giám sát thực hiện chương trình nói trên. Phạm vi giám sát được xác định rõ ràng, cụ thể, đó là: các cơ quan hữu quan ở trung ương và 50 tỉnh, thành phố trong cả nước có đồng bào được hưởng thụ chính sách. Hình thức giám sát cũng được xác định rõ ràng. Trong 50 tỉnh hưởng thụ chính sách,

Hội đồng dân tộc trực tiếp giám sát 11 tỉnh, 39 tỉnh do Hội đồng nhân dân các tỉnh giám sát, sau đó gửi kết quả về Thường trực Hội đồng dân tộc.

Qua giám sát, Hội đồng dân tộc đã phát hiện những vấn đề dưới đây: [3-3.7, tr. 9]:

- Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách trợ cước, trợ giá còn chưa được thực hiện sâu rộng ở một số địa phương, nên chưa phát huy được sức mạnh giám sát của nhân dân;

- Các địa phương chưa có sự giám sát, kiểm tra thường xuyên trong quá trình triển khai thực hiện thu mua sản phẩm ở cơ sở, vì vậy, một số doanh nghiệp được trợ cước vận chuyển đã tuỳ tiện định giá mua, gây thiệt hại cho ngưòi sản xuất;

- Địa bàn và đối tượng được hưởng thụ chính sách là miền núi và hải đảo, nhưng việc phân định miền núi ở một số địa phương chưa đúng;

- Tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, ăn chặn của đối tượng hưởng chính sách ở vùng khó khăn còn xẩy ra nhiều;

Trên cơ sở các kết quả giám sát trên, HĐDT kiến nghị với Quốc hội thu hẹp địa bàn và một số mặt hàng để tập trung vào vùng khó khăn nhất, có tỷ lệ

nghèo cao nhất đã được Quốc hội chấp nhận, đưa vào Nghị quyết nhiệm

vụ năm 2001, thông qua tại kỳ họp 8, ngày 9/12/2000 [3-3.5, tr. 8]. - Đối với Chính phủ:

Ví dụ 1: Giám sát thi hành Luật Giáo dục

Vấn đề giáo dục dân tộc miền núi và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số là một trong những trọng tâm trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Nhà nước thực thi nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo đối với đồng

bào các dân tộc thiểu số. Ngoài chế độ ưu tiên trong thi tuyển, con em các đồng bào dân tộc thiểu số còn được hưởng chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (Điều 78, Luật giáo dục). Thực hiện giám sát, Hội đồng dân tộc phát hiện việc thực hiện ở một số địa phương, một số trường chưa theo đúng luật. Năm 1998-1999 sai vùng và đối tượng trên 50%, có trường trên 70%, năm học 1999-2000, vấn đề sai vùng và sai đối tượng chiếm 44%[3-3.5, tr. 5]. Số lượng học sinh cử tuyển khi ra trường chưa được sử dụng còn nhiều [3-3.5, tr. 5]. Qua nhiều đợt giám sát, Hội đồng dân tộc đã kiến nghị nhiều lần với các cơ quan có trách nhiệm, góp phần thực hiện có hiệu quả chế độ cử tuyển, việc sai đối tượng và sai vùng cử tuyển đã giảm đi rõ rệt. Chất lượng giám sát chính sách cử tuyển thể hiện qua việc,

ngày 2/7/1999, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo một số ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm hoan nghênh sự quan tâm của Hội đồng dân tộc đối với giáo dục và giao cho Bộ Giáodục và Đào tạo tiếp thu và xử lý những kiến nghị của Hội đồng dân tộc (thông báo số 115- TB/VPCP ngày 2/7/1999), đòi hỏi ngành giáo dục và các địa phương phải thực hiện nghiêm theo chế độ cử tuyển và xử lý nghiêm những người cố tình sai phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thanh tra và xử lý những trường hợp sai phạm [3-3.5, tr. 10].

Ví dụ 2: Giám sát thực hiện chương trình 135.

Để thực hiện giám sát chương trình 135, Hội đồng dân tộc, phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban có liên quan của Hội đồng nhân dân 49 tỉnh, thực hiện giám sát tại 6 tỉnh lựa chọn. Qua giám sát, HĐDT nhận thấy: Đầu tư của Nhà nước cho miền núi và vùng dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động hội đồng dân tộc của quốc hội luận văn ths luật 5 05 01 (Trang 46 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)