4.1.1 Giới thiệu ISDN
Có rất nhiều công nghệ WAN cung cấp đường truy cập mạng từ xa. Một trong những công nghệ đó là ISDN. Những người sử dụng riêng lẻ hay những văn phòng nhỏ chỉ có đường điện thoại truyền thông băng thông thấp. ISDN là giải pháp dành cho những đối tượng này
Đường điện thoại truyền thông PSTN truyền tín hiệu tương tự trên mạch vòng nội bộ kết nối giữa thuê bao và mạng của công ty điện thoại. Mạch tín hiệu tương tự có giới hạn băng thông không được lớn hơn 3000Hz. Công nghệ ISDN cho phép truyền tín hiệu số trên mạch vòng nội bộ này tốc độ truy cập cao hơn. Các côngty điện thoại chỉ cần nâng cấp các bộ chuyển mạch để có thể xử lý được tín hiệu số. ISDN thường được các văn phòng nhỏ ở xa sử dụng để kết nối vào mạng LAN ở trung tâm
Các công ty điện thoại cũng đã phát triển các chuẩn cho ISDN. Các chuẩn ISDN định nghĩa về thiết bị phần cứng và quá trình thiết lập cuộc gọi. Những chuẩn này giúp cho mạng ISDN giao tiếp dễ dàng với các mạng khác trên toàn cầu. Trong mạng ISDN việc số hoá tín hiệu được thực hiện ngay bên phía thuê bao thay vì được thực hiện bên phía nhà cung cấp dịch vụ như trước đây
• Truyền nhiều loại lưu lượng khác nhau bao gồm dữ liệu thoại và và video • Tốc độ thiết lập cuộc gọi nhanh hơn modem
• Kênh B cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn modem • Kênh B phù hợp với kết nối PPP
ISDN là một dịch vụ linh hoạt có thể truyền dữ liệu thoại và video cho phép truyền nhiều loại lưu lượng trên nhiều kênh khác nhau trên cùng một kết nối
ISDN sử dụng một kênh riêng được gọi là kênh D để truyền tín hiệu điều khiển. Khi cần thiết lập cuộc gọi thuê bao nhấn số cần gọi . Khi tất cả các chữ số đã được nhận đầy đủ thì cuộc gọi được thực hiện. ISDN truyền các số này trên kênh D do đó thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh hơn
Mỗi kênh B có thể kết nối đến một điểm khác nhau trong mạng ISDN. PPP có thể hoạt động cả trên kết nối đồng bộ và bất đồng bộ do đó đường truyền ISDN có thể sử dụng kết hợp với đóng gói PPP